Nhiệm Vụ Của Doan Luat Su Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành

doan luat su

Nhắc đến nghề luật, chắc chắn Quý vị sẽ nghĩ đến Luật sư, doan luat su. Luật sư để có thể hành nghề cần đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức ứng xử nghề nghiệp. Đây là nét riêng biệt của Luật sư – một nghề được coi trọng góp phần đảm bảo công bằng xã hội.

Với mong muốn giúp Quý độc giả hiểu hơn về Luật sư là gì? Tổ chức hành nghề luật sư là gì? doan luat su được tổ chức như thế nào? Chúng tôi xin dành riêng bài viết này, gửi đến Quý độc giả tham khảo.

Luật sư là gì?

Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Nguyên tắc hành nghề Luật sư

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Quy trình trở thành Luật sư tại Việt Nam

Căn cứ Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012, trở thành Luật sư tại Việt Nam bao gồm các quy trình như sau:

Tiêu chuẩn Luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Điều kiện trở thành Luật sư

Để trở thành Luật sư, bao gồm những điều kiện như sau:

Có bằng cử nhân Luật

Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, khoa Luật của trường Đại học.

Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm: Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng. Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.

Người được miễn đào tạo nghề luật sư bao gồm:

– Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.

– Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.

– Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.

– Đã là thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.

Tập sự hành nghề Luật sư

Ngoại trừ những người được miễn tập sự hành nghề Luật sư, người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề Luật sư được tập sự hành nghề tại tổ chức hành nghề Luật sư (công ty Luật, văn phòng Luật sư).

Thời gian tập sự hành nghề Luật sư là mười hai tháng, tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư, trừ những người sau đây được giảm thời gian tập sự:

– Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.

– Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình tập sự và được Đoàn luật sư cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư.

Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư

Người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là người tập sự đã hoàn thành thời gian tập sự. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư thì không phải tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư

Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy chứng nhận sức khỏe;

– Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

– Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư.

Gia nhập Đoàn Luật sư

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.

Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở.

Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có

– Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;

– Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;

– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.

doan luat su
doan luat su

Đoàn Luật sư là tổ chức như thế nào?

Tại Điều 60 Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định như sau:

– Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

– Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi có từ ba người có Chứng chỉ hành nghề luật sư trở lên thì được thành lập Đoàn luật sư. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép thành lập Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

– Đoàn luật sư có Điều lệ để điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn.

– Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư do Điều lệ Đoàn luật sư quy định.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư

Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư được quy định tại Điều 61 Luật luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012, cụ thể như sau:

– Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư trong hành nghề.

– Thực hiện rà soát, đánh giá hàng năm chất lượng đội ngũ luật sư; giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát luật sư là thành viên, luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư và chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương trong việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam; xử lý kỷ luật đối với luật sư.

– Giám sát, phối hợp với Đoàn luật sư ở địa phương khác giám sát hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý.

– Cấp Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giám sát người tập sự hành nghề luật sư; lập danh sách những người đủ điều kiện tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam.

– Nhận hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gửi Sở Tư pháp; đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

– Tổ chức đăng ký việc gia nhập Đoàn luật sư, tổ chức việc chuyển, tiếp nhận luật sư; đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư.

– Thực hiện bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư.

– Giám sát việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư.

– Hòa giải tranh chấp giữa người tập sự hành nghề luật sư, luật sư với tổ chức hành nghề luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư và luật sư.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

– Tổng kết, trao đổi kinh nghiệm và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho luật sư.

– Tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư.

– Quy định về mức phí gia nhập Đoàn luật sư, phí tập sự hành nghề luật sư trên cơ sở khung phí do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành.

– Báo cáo Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về đề án tổ chức đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.

– Thực hiện nghị quyết, quyết định, quy định của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

– Tổ chức để các luật sư tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện trợ giúp pháp lý.

– Báo cáo Liên đoàn luật sư Việt Nam về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, kết quả Đại hội; gửi Liên đoàn luật sư Việt Nam nghị quyết, quyết định, nội quy, quy định của Đoàn luật sư theo quy định của Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam hoặc khi được yêu cầu.

– Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tổ chức và hoạt động, kết quả Đại hội; báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu; gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghị quyết, quyết định, quy định của Đoàn luật sư.

– Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Các trách nhiệm khác của Đoàn Luật sư

Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng nhân sự

Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư

– Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam về Đề án tổ chức Đại hội; phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (nếu có).

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư.

Liên đoàn luật sư Việt Nam có ý kiến bằng văn bản về Đề án tổ chức Đại hội; phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật (nếu có) gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của Liên đoàn luật sư Việt Nam và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, xem xét phê duyệt hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đề án tổ chức Đại hội.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu sửa đổi, bổ sung Đề án tổ chức Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Đề án tổ chức Đại hội đã được sửa đổi, bổ sung.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày Đề án tổ chức Đại hội được phê duyệt, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải triệu tập Đại hội theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Quá thời hạn nêu trên, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư không tổ chức Đại hội mà không có lý do chính đáng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, đình chỉ hoạt động của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư và thành lập Ban tổ chức Đại hội. Ban tổ chức Đại hội có nhiệm vụ tổ chức Đại hội Đoàn luật sư theo Đề án tổ chức Đại hội đã được phê duyệt.

Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư

– Nội dung phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư bao gồm:

Kết quả bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ hoặc Đại hội bất thường để bãi nhiệm, miễn nhiệm Chủ nhiệm, thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

Nghị quyết thông qua nội quy Đoàn luật sư.

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả Đại hội kèm theo biên bản Đại hội, Nghị quyết Đại hội và các văn bản khác liên quan đến nội dung Đại hội là biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư, nội quy Đoàn luật sư.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả Đại hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc Nghị quyết Đại hội.

– Kết quả bầu cử bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:

Quy trình, thủ tục bầu cử không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;

Chức danh lãnh đạo được bầu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

– Nghị quyết Đại hội bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:

Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam hoặc vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;

Quy trình, thủ tục thông qua Nghị quyết không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

– Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về việc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức lại Đại hội theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của Công ty TNHH Luật Trần và Liên Danh về các vấn đề liên quan đến doan luat su. Nếu bạn đọc có vướng mắc hoặc bất cứ câu hỏi nào, xin hãy liên hệ ngay chúng tôi khi bạn cần, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng và tiện kiệm chi phí nhất.

 

Đánh giá

Từ khóa » đoàn Luật Sư Là Tổ Chức Gì