Nhiệm Vụ, Quyền Hạn Của Liên đoàn Luật Sư Việt Nam Mới Nhất?

Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, Luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Luật sư sửa đổi 2012
  • Quyết định số 856/QĐ-TTg

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì?

Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên Liên đoàn; thực hiện chế độ tự quản của tổ chức luật sư trong phạm vi cả nước nhằm xây dựng các giá trị chuẩn mực của luật sư Việt Nam, phát triển đội ngũ luật sư có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần bảo vệ công lý, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp thống nhất trong toàn quốc của các Đoàn Luật sư, các luật sư Việt Nam; có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản.

Tên giao dịch quốc tế của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là Vietnam Bar Federation (viết tắt là VBF). Trụ sở của Liên đoàn Luật sư Việt Nam đặt tại Hà Nội.

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản, dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất?

Quyết định số 856/QĐ-TTg nêu rõ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65 của Luật Luật sư.

2. Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.

3. Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

4. Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên.

5. Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn.

6. Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm những nội dung gì?

Các nội dung chính điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) như sau:

  • Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam;
  • Mối quan hệ giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư;
  • Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;
  • Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư;
  • Mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;
  • Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;
  • Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư; trình tự, thủ tục tiến hành đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
  • Việc ban hành nội quy của Đoàn luật sư;
  • Tài chính của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
  • Khen thưởng, kỷ luật luật sư và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
  • Nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;
  • Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam mới nhất?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, thuế môn bài của chi nhánh hạch toán phụ thuộc, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ như thế nào?

Theo Quyết định, Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc do Hội đồng Luật sư toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Hội đồng Luật sư toàn quốc không triệu tập Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ Liên đoàn có trách nhiệm báo cáo Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của ít nhất 2/3 tổng số ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc; hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, bầu bổ sung ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.

Các cơ quan và đơn vị nào trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Quyết định số 856/QĐ-TTg cũng quy định cụ thể về các cơ quan và đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam:Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.Hội đồng Luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc.Ban Thường vụ Liên đoàn là cơ quan điều hành của Liên đoàn Luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Luật sư toàn quốc.Văn phòng Liên đoàn, Cơ quan đại diện của Liên đoàn Luật sư Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và các ủy ban là cơ quan giúp việc của Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Ý nghĩa logo của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì?

Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là hình tròn nền xanh da trời, chính giữa là cán cân công lý gắn với hình tượng cuốn sách, dưới cán cân công lý là dòng chữ “VIETNAM BAR FEDERATION”, hai bên mỗi bên có ba dải màu vàng đậm, phía trên là ngôi sao vàng hình cờ Tổ quốc Việt Nam và dòng chữ Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » đoàn Luật Sư Là Tổ Chức Gì