Nhiệm Vụ, Giải Pháp Và Nội Dung Thực Hiện Truyền Thông Về Bình ...
Có thể bạn quan tâm
| Tìm kiếm tin tức | ||
Liên kết website Chính phủCác Bộ, Ngành ở TWTỉnh ủy, UBND TỉnhSở, Ban, NgànhSở Nội vụSở Thông tin Truyền thông Thống kê lượt truy cậpTổng truy cập 3.989.238Truy cập hiện tại 28.593 | |||
Hướng dẫn, chỉ đạoNhiệm vụ, giải pháp và nội dung thực hiện truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030Ngày cập nhật 29/12/2021 Ngày 18 tháng 12 năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 385/KH-UBND truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030. Theo đó, Kế hoạch đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và nội dung thực hiện truyền thông về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, cụ thể như sau: 1. Nhiệm vụ và giải pháp - Thường xuyên và định kỳ cung cấp thông tin, truyền thông, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới của quốc gia và của tỉnh cho các cấp chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai lệch về bình đẳng giới; lên tiếng để xóa bỏ về định kiến giới. Tập trung truyền thông vào các nhóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số, nữ trong độ tuổi lao động và các nhóm yếu thế khác. - Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và nhân ngày Quốc tế phụ nữ, ngày Quốc tế Trẻ em gái (ngày 11 tháng 10), Ngày Quốc tế hạnh phúc (ngày 20 tháng 3), Ngày Gia đình Việt Nam (ngày 28 tháng 6); Tháng hành động về phòng chống bạo lực gia đình (tháng 6); Tháng hành động vì bình đẳng giới (từ ngày 15 tháng 11 đến ngày 15 tháng 12). Tổ chức chiến dịch truyền thông cao điểm ở các cấp trong Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng,chống bạo lực trên cơ sở giới hàng năm. - Đầu tư trang thiết bị truyền thông, kinh phí tổ chức các hoạt động truyền thông; xây dựng Mô hình truyền thông và tài liệu tuyên truyền phù hợp cho các đối tượng cần truyền thông. - Xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, biên tập viên, người làm công tác truyền thông, cộng tác viên ở các ngành, các cấp và người có uy tín ở khu dân cư. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, đơn vị doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh trong việc nhân rộng các mô hình truyền thông, câu lạc bộ về bình đẳng giới có hiệu quả; đặc biệt là vai trò của các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người có ảnh hưởng, uy tín trong xã hội. - Mở rộng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, khu dân cư, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Xây dựng và triển khai áp dụng Bộ chỉ số về giới trong công tác truyền thông. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới. 2. Nội dung truyền thông về bình đẳng giới - Truyền thông về pháp luật, chính sách, chương trình, mục tiêu cho tất cả các đối tượng: Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (Công ước CEDAW năm 1979); Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1993; Cương lĩnh hành động Bắc Kinh được thông qua tại Hội nghị thế giới về phụ nữ tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995; Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ trong khu vực ASEAN phê chuẩn năm 2004; Kế hoạch hành động khu vực ASEAN về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em giai đoạn 2016-2025 thông qua năm 2015; các Công ước có liên quan; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 26); Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, các quy định về bình đẳng giới trong Bộ Luật lao động, Luật Trẻ em, Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ Quy định các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới, các văn bản Luật, Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) các văn bản liên quan đến bình đẳng giới; Chính sách cho lao động nữ; các chính sách an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái; Các văn bản chỉ đạo của Trung ương về bình đẳng giới: Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về việc Tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị số 08/2020/CT-TTg ngày 04/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Các chương trình, mục tiêu về bình đẳng giới đến năm 2030: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Chương trình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến năm 2030; Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030; Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững đến năm 2030 (mục tiêu 5 về bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái); Thực hiện Bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cập thiết đối với phụ nữ và trẻ em thuộc Dự án 8, Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; nội dung và chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới hằng năm; Kết quả thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực ở tỉnh Thừa Thiên Huế; những mô hình, cá nhân, tập thể tiêu biểu trong thực hiện bình đẳng giới ở các lĩnh vực; các địa chỉ, dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới và bảo vệ phụ nữ, trẻ em. - Truyền thông về bình đẳng giới trong các lĩnh vực phù hợp với nhóm đối tượng Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Tuyên truyền về vai trò, vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị; các mục tiêu, giải pháp về tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách; sự đóng góp tích cực của phụ nữ trong công tác quản lý và hoạch định chính sách; gương phụ nữ tiêu biểu của quốc tế, Việt Nam và của địa phương trong lĩnh vực chính trị. Các quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: Luật Bình đẳng giới (khoản 1, 2, 3, 4 Điều 11); Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; Điều 6 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP; chính sách trong tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm đối với cán bộ nữ. Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế: Tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế: Luật Bình đẳng giới (khoản 1, Điều 12); Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013; Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Luật đấu thầu năm 2013; Luật đất đai năm 2013; Điều 7 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP; Chính sách hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm; chính sách đào tạo nghề; chính sách nhà ở, hỗ trợ gửi trẻ trong các khu công nghiệp;…; Mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, nữ chủ doanh nghiệp tiêu biểu; mô hình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; gương phụ nữ vượt khó trong phát triển kinh tế… Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, việc làm: Tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, việc làm: Bộ luật Lao động (năm 2019); Luật việc làm năm 2013; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015; Điều 8 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP; Thông tin, chính sách về lao động, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, thị trường lao động, tuyển dụng lao động liên quan đến nữ; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Luật giáo dục năm 2019; Điều 9 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Thông tin địa chỉ, kế hoạch tuyển sinh, đào tạo, chính sách ưu đãi của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; các chính sách hỗ trợ giáo dục, định hướng nghề nghiệp đối với học sinh, sinh viên, giáo viên. Bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: Tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực y tế: Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế năm 2014; Điều 12, Điều 13 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP;Tuyên truyền về bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, mất cân bằng giới tính khi sinh trong các chương trình, kế hoạch, đề án được phê duyệt. Thông tin địa chỉ, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em, cho người đồng tính, song tính, chuyển giới; dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và nam giới. Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực gia đình: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; Luật Trẻ em năm 2016; Nghị định xử lý vi phạm trong lĩnh vực gia đình; Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình; Điều 13 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP; Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng, dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, phòng chống xâm hại trẻ em; về chia sẻ công việc, trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình; những ứng dụng, trang thông tin truyền thông; địa chỉ, dịch vụ bảo vệ phụ nữ và trẻ em: Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh. Bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và thông tin, truyền thông: Tuyên truyền các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ và thông tin, truyền thông: Luật Khoa học và Công nghệ (năm 2013); Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Lâm nghiệp năm 2017; Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Luật quảng cáo sửa đổi năm 2018; Điều 10, Điều 11 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP của Chính phủ; Tuyên truyền về những ứng dụng, trang thông tin, chuyên mục, chuyên đề dành cho phụ nữ và trẻ em; thành tựu khoa học và gương nữ điển hình trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ./. Ngọc Hiền Gửi tin qua email In ấnCác tin khácCác nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng CAND giai đoạn 2021 - 2027" (22/12/2021)Tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện phục hồi, kích cầu hoạt động du lịch trên địa bàn (15/12/2021)Chỉ thị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh (15/12/2021)Sở Tư pháp Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 (10/12/2021)Những kết quả đạt được trongthực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021” (10/12/2021)Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở giai đoạn 2021 – 2025 (10/12/2021)Các giải pháp thực hiện phòng, chống mại dâm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (10/12/2021)Các nhiệm vụ và giải pháp triển khai thực hiện Chỉ thị 04-CT/TW, ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương (10/12/2021)Kết quả thực hiện Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững tỉnhThừa Thiên Huế năm 2021 (09/12/2021)Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (09/12/2021)« Trước12345678910...17Sau »
| |||
Trang Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế (Cơ quan thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế: Sở Tư pháp tỉnh Thừa Thiên Huế, số 09 Tôn Đức Thắng, thành phố Huế) Điện thoại: 0234.3823732 Email: stp@thuathienhue.gov.vn Người chịu trách nhiệm: Nguyễn Văn Hưng – Giám đốc Sở - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Thừa Thiên Huế - Trưởng ban Biên tập Thiết kế và kỹ thuật: Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh - Giải pháp: FITC |
Từ khóa » Giải Pháp Bình đẳng Giới ở Việt Nam Hiện Nay
-
Bình đẳng Giới ở Việt Nam Và Các Giải Pháp Thúc đẩy Bình đẳng Giới
-
Đề Xuất 5 Chiến Lược Thúc đẩy Bình đẳng Giới ở Việt Nam
-
Bình đẳng Giới Thực Chất Tại Việt Nam: Từ Chính Sách Tới Thực Tiễn
-
Giải Pháp Bảo đảm Bình đẳng Giới Trong Chính Sách, Pháp Luật Hiện ...
-
Hoàn Thiện Chính Sách, Pháp Luật Về Bình đẳng Giới ở Việt Nam Hiện ...
-
Bình đẳng Giới để Hướng đến Phát Triển Bền Vững
-
CẦN CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP MẠNH MẼ HƠN TRONG THỰC HIỆN ...
-
Quyết Tâm Mạnh Mẽ Của Việt Nam Trong Thúc đẩy Bình đẳng Giới
-
Biện Pháp Thúc đẩy Bình đẳng Giới Trong Lĩnh Vực Lao động - USSH
-
Phấn đấu Vì Bình đẳng Giới, Hướng Tới Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững
-
Đẩy Mạnh Thực Hiện Công Tác Bình đẳng Giới Và Vì Sự Tiến Bộ Phụ Nữ
-
Bình đẳng Giới (CTCBN) - Bộ Nội Vụ
-
Một Số Giải Pháp Thực Hiện Bình đẳng Giới Trong Vùng đồng Bào Dân ...
-
Giải Pháp Trước Thực Trạng Bất Bình đẳng Giới Gia Tăng