Nhiên Liệu Sinh Học (Biofuel) Là Gì? Đặc điểm Và Những Hạn Chế
Có thể bạn quan tâm
Nhiên liệu sinh học
Khái niệm
Nhiên liệu sinh học trong tiếng Anh là Biofuel.
Nhiên liệu sinh học là một dạng năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ các nguyên liệu vi sinh, thực vật hoặc động vật.
Ví dụ về nhiên liệu sinh học bao gồm ethanol (thường lấy từ cây ngô Mỹ và mía Brazil), diesel sinh học (từ dầu thực vật và mỡ động vật lỏng), diesel xanh (có nguồn gốc từ tảo và các nguồn thực vật khác) và khí sinh học (metan có nguồn gốc từ phân động vật và các vật liệu hữu cơ tiêu hóa khác).
Nhiên liệu sinh học hữu ích nhất ở dạng lỏng hoặc dnajg khí vì chúng dễ vận chuyển, phân phối và khi đốt thì sạch hơn.
Đặc điểm của Nhiên liệu sinh học
Ngành năng lượng coi nhiên liệu sinh học cực kì quan trọng đối với sản xuất năng lượng trong tương lai vì các đặc tính sạch và khả năng tái tạo của nó.
Điều quan trọng là nhiều công ty dầu khí lớn của thế giới hiện đang đầu tư hàng triệu USD vào nghiên cứu nhiên liệu sinh học tiên tiến.
ExxonMobil, công ty dầu mỏ lớn nhất của Mỹ, cho biết họ đang tài trợ một danh mục lớn các chương trình nghiên cứu nhiên liệu sinh học, bao gồm các dự án về tảo cũng như các chương trình chuyển đổi các nguyên liệu sinh khối thay thế, có thành nhiên liệu sinh học xenlulo, để nâng cấp nhiên liệu sinh học.
Tuy nhiên, họ cảnh báo rằng những cải tiến công nghệ cơ bản và đột phá khoa học vẫn cần thiết trong việc tối ưu hóa sinh khối và quá trình chuyển sinh khối thành nhiên liệu khả thi.
Hạn chế của Nhiên liệu sinh học
Các cá nhân lo ngại về an ninh năng lượng và khí thải carbon dioxide xem nhiên liệu sinh học là một sự thay thế khả thi cho nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, nhiên liệu sinh học cũng có những thiếu sót.
Ví dụ, cần nhiều ethanol hơn xăng để tạo ra cùng một năng lượng và các nhà phê bình cho rằng việc sử dụng ethanol là vô cùng lãng phí vì việc sản xuất ethanol thực sự tạo ra tổn thất năng lượng ròng và đồng thời làm tăng giá lương thực.
Nhiên liệu sinh học cũng đã trở thành một điểm gây tranh cãi cho các những người muốn bảo tồn, cho rằng cây trồng sinh học sẽ được sử dụng tốt hơn để chăm bón thay vì sử dụng như nhiên liệu.
Các mối quan tâm cụ thể xoay quanh việc sử dụng một lượng lớn đất trồng trọt được yêu cầu để sản xuất cây trồng sinh học, dẫn đến các vấn đề như xói mòn đất, phá rừng, cạn kiệt phân bón và nhiễm mặn.
Sử dụng tảo như Nhiên liệu sinh học
Để giúp giảm thiểu vấn đề sử dụng đất trồng trọt lớn để sản xuất nhiên liệu sinh học, các công ty như ExxonMobil đang chuyển sang các giải pháp dựa trên nước dưới dạng sản xuất tảo.
Công ty ExxonMobil tuyên bố rằng tảo trồng trên đất không phù hợp cho các mục đích khác như trồng dưới nước.
Ngoài việc không sử dụng đất trồng trọt và không cần sử dụng nước sạch, tảo có khả năng mang lại khối lượng nhiên liệu sinh học trên mỗi mẫu đất lớn hơn so với các nguồn khác.
Ưu điểm khác của việc sử dụng tảo so với các nguồn sinh học khác là tảo có thể được sử dụng để sản xuất nhiên liệu sinh học có thành phần tương tự như nhiên liệu trong ngành vận tải.
Sử dụng tảo như nhiên liệu sinh học sẽ mất một chặng đường dài để thay thế các nhiên liệu hóa thạch thông thường như xăng và dầu diesel được sử dụng ngày nay.
(Theo Investopedia)
Từ khóa » Cây Nhiên Liệu Sinh Học Là Gì
-
Công Nghệ Nhiên Liệu Sinh Học: Phân Tích Qua Biểu đồ Sáng Chế
-
Nhiên Liệu Sinh Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhiên Liệu Sinh Học Là Gì? Đặc điểm Và Những Hạn Chế Sử Dụng
-
6 Loại Nhiên Liệu Sinh Học Tốt Nhất
-
Nhiên Liệu Sinh Học Là Gì? - Xăng Dầu Đại Hùng
-
Điều Cần Biết Về Nhiên Liệu Sinh Học – Xu Hướng Năng Lượng Tất Yếu
-
Nhiên Liệu Sinh Học Với Phát Triển Bền Vững
-
Nhiên Liệu Sinh Học Bền Vững: Hướng Phát Triển Và Thách Thức
-
Sử Dụng Các Loài Cây Nông, Lâm Nghiệp Sản Xuất Nhiên Liệu Sinh Học
-
Nhiên Liệu Sinh Học Và Hiện Trạng Sản Xuất, Sử Dụng ở Việt Nam
-
Nhiên Liệu Sinh Học Từ Mía - VNEEP
-
Tổng Quan Về Nhiên Liệu Sinh Học
-
Nhiên Liệu Sinh Học Tiên Tiến: Hướng Phát Triển Bền Vững Của Nhiên ...