Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?

nhiệt miệng

Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?

Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?

Đặt lịch

Nhiệt miệng nên ăn gì? Các chuyên gia đã chỉ ra tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với người bị nhiệt miệng là không thể tách rời. Bổ sung đầy đủ dưỡng chất, lựa chọn thực phẩm phù hợp giúp cơ thể sớm cải thiện thương tổn tại niêm mạc miệng. Vậy nên ăn gì và kiêng gì để tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng cải thiện mời bạn đọc tham khảo trong bài viết sau.

Mối liên hệ giữa nhiệt miệng và chế độ ăn uống

Nhiệt miệng là một trong những vấn đề mà nhiều người đang mắc hiện nay. Mặc dù đây không phải là bệnh lý nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng tuy nhiên các triệu chứng do nhiệt miệng gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe.

Mối liên hệ giữa nhiệt miệng và chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có liên quan mật thiết đến nhiệt miệng

Cụ thể, vết loét xuất hiện khi bị nhiệt miệng khiến cho bệnh nhân ăn không ngon, đau rát khó chịu nhất là khi ăn đồ cay nóng, đồ chua,… Ngoài ra, một số bệnh nhân còn gặp phải dấu hiệu toàn thân như sốt cao, nổi hạch,… khi nhiệt miệng kéo dài không khỏi.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng rất đa dạng, có thể liên quan đến yếu tố chấn thương, bệnh lý khác ảnh hưởng hoặc do ăn uống, sinh hoạt kém khoa học gây nên. Trong đó, chế độ ăn uống có thể nói là một trong các yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh mà nhiều người gặp phải.

Tình trạng nhiệt miệng xảy ra khi người bệnh có thói quen ăn đồ ăn cay nóng, đồ quá béo, quá ngọt, lạm dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích,… Lâu dần khiến cơ thể bị nóng trong, tăng áp lực cho gan khiến cơ quan này hoạt động yếu dần tạo điều kiện cho độc tố tích tụ.

Vết loét xuất hiện ở niêm mạc miệng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn bị thiếu dưỡng chất hoặc dư thừa các chất không tốt cho sức khỏe, đồng thời chức năng gan bị suy giảm,… và nhiều vấn đề khác.

Vậy nên, việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học là hết sức cần thiết nếu bạn muốn tình trạng nhiệt miệng kéo dài lâu ngày không khỏi phát sinh nhiều hệ lụy cho đời sống và sức khỏe.

Khi nhận thấy vết loét miệng, tổn thương niêm mạc bất thường, bạn nên chủ động kiểm tra, điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp hơn. Người bị nhiệt miệng nên ăn gì? Nội dung tiếp theo sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Người bị nhiệt miệng nên ăn gì để bệnh mau khỏi?

Như trên đã đề cập đến mối liên hệ giữa nhiệt miệng và chế độ ăn uống. Theo đó, khi bị nhiệt miệng gây lở loét đau rát, việc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày là hết sức cần thiết. Vậy nhiệt miệng nên ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm người bệnh nên bổ sung:

Nhiệt miệng nên ăn gì? Bổ sung vitamin

  • Vitamin B12

Vitamin B12 là dưỡng chất cần thiết mà khi thiếu hụt cơ thể dễ sinh ra lở loét ở khoang miệng. Theo đó, nguyên nhân cơ thể thiếu vitamin B12 cũng là yếu tố liên quan mật thiết đến tình trạng nhiệt miệng. Do đó, người bệnh cần bổ sung thực phẩm chứa vitamin này để vết loét sớm hồi phục.

Người bị nhiệt miệng nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B12 trong quá trình điều trị nhiệt miệng

Nhóm thực phẩm chứa vitamin B12 có thể kể đến như trứng, các loại ngũ cốc, ngao, thịt bò, sữa,… Bổ sung đầy đủ giúp cơ thể bạn có năng lượng, giảm nguy cơ nhiệt miệng kéo dài, giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương hiệu quả hơn.

  • Vitamin B2

Đây cũng là vitamin cần thiết cho cơ thể, giúp hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng, giúp vết thương niêm mạc nhanh chóng phục hồi. Bổ sung nhóm vitamin này thông qua một số thực phẩm quen thuộc như trứng, cá mòi, cá thu, đậu hũ, nấm,…

  • Vitamin C

Vitamin C là nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp tăng quá trình sản sinh bạch cầu, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, khi trên da hoặc niêm mạc hầu họng xuất hiện các vết thương, cơ thể nạp đủ lượng vitamin C cần thiết sẽ giúp cho vết thương phục hồi nhanh chóng hơn, trong đó có tình trạng loét miệng.

Bạn có thể bổ sung vitamin C thông qua nhiều loại rau củ quả, trái cây có vị chua. Lưu ý không ăn quá nhiều bởi những loại hoa quả chua có tính axit, chúng có thể gây kích thích tại vị trí loét khiến cơn đau rát xuất hiện khó chịu cho người bệnh. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, dung nạp với lượng vùa đủ, hợp lý là vô cùng cần thiết.

Vitamin C có trong các loại rau củ như ớt chuông, bông cải xanh, ổi, đu đủ,…

Lựa chọn thực phẩm có tính mát, giải nhiệt

Người bị nhiệt miệng có thể là do cơ thể bị nóng trong người do ăn uống thực phẩm, thức uống không lành mạnh. Lúc này, nếu bạn tiếp tục nạp các nhóm thực phẩm hoặc thức uống này có thể làm tình trạng nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó, các thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt thải độc là sự lựa chọn dành cho bạn. Theo quan niệm Đông y, tình trạng nhiệt miệng có liên quan đến yếu tố suy giảm chức năng gan, gây tích độc tố, tỳ vị hư suy dẫn đến bùng phát các vết loét, đỏ, nóng rát ở niêm mạc miệng.

Các món chè thanh nhiệt giải độc như chè hạt sen, đậu đỏ, đậu xanh hay canh bí đao, canh bầu, khổ qua, rau ngót, rau đay,… là các món người bệnh có thể ăn để giúp hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương khoang miệng.

ĐỌC NGAY: Hướng Dẫn 7 Món Ăn Chữa Nhiệt Miệng Thanh Mát Dễ Làm

Bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm

Ngoài lựa chọn các thực phẩm thanh mát, giải nhiệt, người bệnh nên bổ sung nhóm thực phẩm có tính chống viêm để đẩy nhanh quá trình điều trị nhiệt miệng. Thực phẩm chứa chất chống viêm giúp loại bỏ hại khuẩn tại vết loét, ngăn ngừa viêm nhiễm nghiêm trọng.

Người bị nhiệt miệng nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
Ăn các món chống viêm giúp giảm nguy cơ nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn

Các thực phẩm này chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nhiều chất xơ, giúp giảm sưng viêm, làm lành vết loét. Một số loại có thể kể đến như: diếp cá, mật ong, loại quả mọng nước, dầu dừa,… Bổ sung với lượng vừa đủ, cân bằng và đa dạng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Người bị nhiệt miệng nên ăn gì? Thực phẩm giàu sắt

Người đang bị nhiệt miệng nên ăn gì để bệnh mau khỏi. Người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm giàu chất sắt. Bởi, theo các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng sắt là khoáng chất có mặt tại khắp các tế bào bên trong cơ thể tuy chỉ chiếm một lượng khá thấp. Thế nhưng sắt là dưỡng chất quan trọng trong việc nuôi dưỡng và xây dựng hồng cầu.

Bên cạnh đó, chất sắt còn góp phần giúp duy trì cơ bắp khỏe mạnh, tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Trường hợp bị thiếu sắt có thể gây ra nhiều biểu hiện bất thường. Trong đó bạn có thể nhận thấy màu sắc của lưỡi thay đổi, trở nên nhạt hơn, đồng thời còn sưng đau, xuất hiện vết loét miệng.

Khi nhận thấy các biểu hiện kể trên, bạn nên lựa chọn các thực phẩm chứa chất sắt để bổ sung cho cơ thể, giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng nhiệt miệng và sửa chữa các tổn thương khác. Các loại kể đến như tôm cá, hải sản, thịt trắng, rau lá có màu xanh đậm, đu đủ, táo đỏ, gạo lứt,…

Bổ sung thực phẩm chứa kẽm khi bị nhiệt miệng

Kẽm cũng là chất cần thiết cho cơ thể. Đây là nguyên tố vi lượng quan trọng tương tự như sắt. Theo đó, kẽm có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình tổng hợp protein, DNA phân chia tế bào máu, cấu trúc tim mạch và các cơ quan quan khác như da, tế bào thần kinh, niêm mạc.

Ngoài triệu chứng viêm loét, nhiệt miệng, cơ thể bị thiếu kẽm còn gây ra các triệu chứng khác như rụng tóc, móng tay yếu, dễ dãy, xương yếu, răng xỉn màu,… Trường hợp nhiệt miệng, để cải thiện bạn nên bổ sung nhóm thực phẩm như thịt đỏ, hàu, các loại cây họ đậu, socola đen, ngũ cốc nguyên hạt,…

Ăn sữa chua khi bị nhiệt miệng

Sữa chua là món ăn thơm ngon mà nhiều người yêu thích. Với thắc mắc người bị nhiệt miệng nên ăn gì thì sữa chua là sự lựa chọn dành cho bạn. Lợi khuẩn trong sữa chua giúp nâng cao đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe và giảm tình trạng nhiệt miệng.

Bổ sung mỗi ngày 1 hũ sữa chua, có thể kết hợp thêm các loại hoa quả tươi để nạp thêm vitamin cho cơ thể. Ăn với lượng vừa đủ, cân bằng dinh dưỡng cùng nhiều nhóm dưỡng chất khác. Không chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng, ăn sữa chua còn tốt cho hệ tiêu hóa, làm đẹp da và nhiều lợi ích khác.

Các thức uống tốt cho người bị nhiệt miệng

Ngoài bổ sung thực phẩm lành mạnh vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, người bị nhiệt miệng có thể uống các loại nước mát giúp thanh nhiệt, thải độc, từ đó giúp tình trạng nhiệt miệng được cải thiện, giảm nóng trong và nhiều vấn đề khác. Gợi ý một số thức uống tốt phù hợp khi bị nhiệt miệng như:

Người bị nhiệt miệng nên ăn gì để bệnh mau khỏi?
Uống các thức uống thanh nhiệt, thải độc giúp giảm tình trạng nhiệt miệng
  • Trà hoa cúc: Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp ngủ ngon giấc, giảm đau nhức đầu, thúc đẩy tổn thương niêm mạc miệng nhanh chóng và hiệu quả.
  • Trà cam thảo: Thức uống cung cấp nhiều hoạt chất kháng viêm, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương, giảm viêm loét niêm mạc, ngăn ngừa viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.

Nhiệt miệng nên ăn gì? Trên đây là nhóm các thực phẩm, thức uống người bị nhiệt miệng có thể bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ nhóm chất thiết yếu cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó giúp bạn sớm đẩy lùi được chứng nhiệt miệng.

XEM THÊM: 10 Nước Uống Trị Nhiệt Miệng Thơm Ngon và Hiệu Quả

Kiêng ăn gì khi bị nhiệt miệng để phòng tránh rủi ro?

Bên cạnh vấn đề nhiệt miệng nên ăn gì, người bệnh còn quan tâm đến các thực phẩm, thức uống cần kiêng để sớm cải thiện nhiệt miệng, giảm rủi ro gây ảnh hưởng đời sống và sức khỏe. Dưới đây là những thực phẩm và thức uống không phù hợp, bạn đọc cần lưu ý để tổn thương sớm hồi phục:

  • Tránh ăn các món cứng, khô: Các nốt nhiệt miệng lở loét có thể ngày càng nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn phải các món cứng, có cạnh nhọn dễ làm trầy xước chúng. Do đó, trong thời gian điều trị, bạn nên ưu tiên các món mềm, dễ ăn, hạn chế các món cứng, khô làm ảnh hưởng đến vết thương.
  • Không nên ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá mặn: Món cay nóng, quá mặn có thể gây kích thích làm cơn đau rát khi bị nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì thế lời khuyên dành cho bạn là nên kiêng các món ăn này trong quá trình điều trị đến khi vết thương lành lặn, khô miệng.
  • Hạn chế đồ ăn, thức uống có tính axit: Bên cạnh món cay nóng, đồ ăn quá mặn thì các món quá chua, có tính axit cũng có khả năng kích thích vết thương. Bạn vẫn có thể bổ sung nhưng nên hạn chế, đặc biệt là những món ăn, thức uống quá chua.
  • Kiêng các món chiên rán dầu mỡ nhiều: Hạn chế những món chiên rán nhiều dầu mỡ để bảo vệ sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ nhiệt miệng trở nên nghiêm trọng. Thay vào đó bạn nên lựa chọn các món chế biến đơn giản, thực phẩm có tính mát để cơ thể thải độc tố, giảm áp lực cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề khác.
  • Không nên uống rượu bia, đồ uống chứa cồn, chất kích thích: Đây cũng là nhóm thức uống không có lợi cho sức khỏe bạn nên hạn chế lạm dụng. Không chỉ gây bất lợi cho tình trạng nhiệt miệng, đồ uống chứa cồn, chất kích thích khi được nạp số lượng lớn, thường xuyên sẽ phát sinh nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày là điều mà bạn cần thực hiện để giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng hiệu quả hơn. Bên cạnh các nhóm thực phẩm cần bổ sung, bạn nên lưu ý đến các món ăn, thức uống không lành mạnh kể trên để giúp tổn thương mau chóng cải thiện, phục hồi an toàn.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì để bệnh sớm cải thiện là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Có thể nói, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh, không riêng nhiệt miệng. Việc điều chỉnh và lựa chọn thực đơn lành mạnh cải thiện các triệu chứng khó chịu, đồng thời giúp nâng cao sức khỏe.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng khi bị nhiệt miệng
Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm phù hợp giúp tình trạng nhiệt miệng sớm cải thiện an toàn và hiệu quả

Tuy nhiên khi xây dựng lại thực đơn giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, bạn cần lưu ý một vài vấn đề như sau:

  • Lựa chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm phân thuốc độc hại. Sơ chế sạch sẽ, thận trọng, nên ngâm rửa với dung dịch hoặc nước muối loãng để loại bỏ tạp chất.
  • Ưu tiên chế biến các món đơn giản, ít dầu mỡ, hạn chế ăn nhiều mỡ động vật.
  • Bổ sung dinh dưỡng cân bằng, không nên ăn thiên về một nhóm chất để tránh gây mất cân bằng dinh dưỡng làm phát sinh các vấn đề liên quan khác.
  • Ăn uống đều độ, uống đủ nước, có thể kết hợp các loại nước ép trái cây để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Kiểm tra tình trạng vết loét, trường hợp tổn thương kéo dài không có dấu hiệu thuyên giảm nên thăm khám bác sĩ được được chữa trị kịp thời.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi nhiệt miệng nên ăn gì. Người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm có tính mát, giúp thải độc, thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời tránh các món ăn, thức uống có khả năng kích thích vết thương, tránh nguy cơ viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng. Ngoài ra bạn nên kết hợp điều trị bằng biện pháp phù hợp để nhiệt miệng sớm được kiểm soát, giảm triệu chứng đau rát ảnh hưởng đời sống và sức khỏe.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

  • 11 Cách Chữa Nhiệt Miệng Tại Nhà Hiệu Quả, Đơn Giản
  • Top 8 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Được Khuyên Dùng

Từ khóa » Nhiệt Lưỡi Kiêng ăn Gì