Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi mắc phải bệnh lý này. Vì các vết loét do nhiệt miệng gây đau và khó chịu khi ăn uống, nếu không kiêng khem có thể khiến bệnh nặng hơn. Vậy nên ăn gì và kiêng các loại thực phẩm nào khi bị nhiệt miệng? Dược liệu Ngọc Châu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
1. Nhiệt miệng nên ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi?
1.1. Ăn thực phẩm giàu vitamin B
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vết nhiệt miệng là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B2, vitamin B3, vitamin B7 và vitamin B12.
Vitamin B cần thiết cho quá trình phục hồi các mô bị tổn thương trong cơ thể bao gồm niêm mạc, da, mô liên kết, hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh.
Các vết loét nhiệt miệng là một vùng niêm mạc bị tổn thương bởi sự tấn công của các vi khuẩn gây hại. Vì vậy, bổ sung vitamin nhóm B sẽ giúp củng cố sức mạnh phòng thủ của hệ miễn dịch, thúc đẩy sự liên kết mô để vết loét nhanh se lại.
Sau đây là danh sách những thực phẩm giàu vitamin nhóm B mà bạn nên tham khảo để thêm vào thực đơn ăn uống hằng ngày:
- Thực phẩm giàu vitamin B2: cá hồi, cá thu, cá mòi, thịt bò, sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, đậu phụ, nấm…
- Thực phẩm giàu vitamin B3: gan, thịt gà, cá cơm, thịt heo, đậu phộng, bơ, nấm, gạo lứt, đậu Hà Lan, khoai tây, ngũ cốc…
- Thực phẩm giàu vitamin B7: đậu xanh, nấm, măng tây, súp lơ xanh, các loại thịt đỏ, khoai lang, hạt óc chó…
- Thực phẩm giàu vitamin B12: gan, cá mòi, cá hồi, ngao, thịt đỏ, sữa, trứng,…
1.2. Ăn thực phẩm giàu vitamin C
Bản thân Vitamin C là một chất chống oxy hóa, nên nó có khả năng kích thích sản xuất bạch cầu giúp cho các tế bào miễn dịch hoạt động bình thường, để chống lại nhiễm trùng và mầm bệnh khác trong cơ thể.
Bất cứ khi nào bạn có một tổn thương trên da hay niêm mạc, vitamin C sẽ thực hiện vai trò thúc đẩy tăng sinh collagen để rút ngắn thời gian làm lành tổn thương, ngay cả đối với các vết loét trong miệng.
Vitamin C được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ, trái cây. Tuy nhiên, một số loại trái cây giàu vitamin C nhưng đồng thời chúng cũng mang tính axit (trái cây chua, có múi) nên có thể kích thích vùng viêm loét. Do đó, tốt hơn hết là chúng ta nên tránh những loại trái cây như vậy. Bạn có thể bổ sung thực đơn của mình bằng những loại rau củ, trái cây giàu vitamin C như sau để nhanh hết nhiệt miệng:
- Vitamin C trong rau củ: Ớt chuông đỏ, xanh, cải xoăn, cải xanh, súp lơ xanh
- Vitamin C trong hoa quả: Ổi, đu đủ
1.3. Ăn thực phẩm giàu sắt
Sắt là khoáng chất thiết yếu được phân bổ rải rác ở khắp các tế bào trong cơ thể con người. Mặc dù nó chỉ chiếm khoảng 0,004% cơ thể nhưng nó đóng vai trò rất quan trọng để xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không những vậy, nguyên tố này cũng góp phần duy trì cơ bắp chắc khỏe, tăng cường chức năng nhận thức, cải thiện tâm trạng và củng cố hệ miễn dịch.
Triệu chứng phổ biến nhất khi thiếu sắt mà mọi người đều dễ dàng nhận thấy đó là sự mệt mỏi và thiếu năng lượng. Nhưng trong nhiều trường hợp, tình trạng thiếu sắt có thể biểu hiện bằng các vết nhiệt lưỡi, lở loét bên trong hoặc xung quanh miệng của bạn.
Khi thiếu sắt, lượng hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể) đồng thời cũng giảm theo. Nó có thể khiến lưỡi trở nên nhợt nhạt, bị sưng đau và tạo thành các vết nhiệt. Dấu hiệu bên ngoài miệng cần chú ý là khô miệng, vết nứt đỏ đau ở khóe miệng hoặc loét miệng .
Vì vậy, bạn cần nhanh chóng bổ sung những thực phẩm giàu sắt để các tế bào nhanh chóng sửa chữa tổn thương và làm lành nhiệt miệng.
Sau đây là danh sách những thực phẩm cung cấp sắt hàng đầu: trứng, gan và nội tạng, trai, hàu, tôm cá, thịt đỏ, thịt trắng, rau lá xanh đậm, đu đủ, táo đỏ, đỗ đen, đỗ tương, gạo lứt…
1.4. Ăn thực phẩm giàu kẽm
Giống như sắt, kẽm cũng là một nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể. Kẽm đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tổng hợp protein và DNA và cho sự phân chia tế bào ở máu, cấu trúc tim, cấu trúc xương, da và niêm mạc, thậm chí là các tế bào thần kinh võng mạc.
Biểu hiện của những người bị thiếu kẽm gồm có: tóc gãy rụng, móng tay, móng chân giòn, xương yếu, răng xỉn màu và loét miệng.
Cho nên, để ngăn ngừa cũng như sớm “chia tay” với nhiệt miệng, bạn nên tham khảo danh sách những thực phẩm có nhiều kẽm như sau: thịt đỏ, động vật có vỏ đặc biệt là con hàu, cây họ đậu, socola đen, ngũ cốc nguyên hạt, rau chân vịt, nấm…
1.5. Ăn các món ăn có tính giải nhiệt
Trong Đông y, nhiệt miệng là do gan bị tích tụ chất độc, tỳ vị suy hư dẫn tới lở loét, nóng rát. Bởi vậy, bạn nên ăn những món thanh đạm, có tính mát để giải hỏa độc, tốt cho gan như là các món chè (chè hạt sen, chè đậu xanh, chè đậu đỏ) hay canh bí đao, canh bầu, canh khổ qua canh rau ngót, mồng tơi nấu cùng tôm thịt vừa ngon miệng lại dễ ăn.
1.6. Các loại đồ uống tốt cho người bị nhiệt miệng
1.6.1. Trà hoa hòe
Hoa hòe là cây thuốc quý được trồng ở nhiều vùng của nước ta. Hoa hòe được thu hái để dùng làm nguyên liệu chữa bệnh. Trong dân gian, người ta hay pha trà hoa hòe để thanh nhiệt, giải độc. Trong thành phần của loại thảo dược này có chứa Rutin có tác dụng cầm máu, kháng viêm, chống loét,. Vì thế, nếu như đang bị nhiệt miệng, bạn nên uống trà hoa hòe, các vết nhiệt miệng sẽ nhanh dịu, giảm sưng đau.
1.6.2. Trà Cúc La Mã
Nhiều người thường sử dụng trà cúc La Mã để trị mất ngủ, an thần, giảm đau đầu. Bên cạnh đó, Cúc La Mã còn chứa thành phần Chamazulence có tác dụng giảm viêm ở vùng mô bị tổn thương, đồng thời kích thích hình thành các mô hạt, liên kết bề mặt vết loét để chúng nhanh lành lại. Chính vì thế, bạn nên uống loại trà này khi bị nhiệt miệng để giảm đau và vùng bị loét mau lành.
1.6.3. Trà cam thảo
Cam thảo cải thiện nhiệt miệng hiệu quả nhờ có thành phần glycyrrhizin với tính kháng viêm cực mạnh. Đây là một saponin thuộc nhóm olean, chúng có hàm lượng từ 10-14%, giúp giảm sưng đau xung quanh vết loét. Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn có khả năng làm giảm tình trạng tái phát, ngăn chặn nhiệt miệng “ghé thăm”. Mỗi ngày, bạn nên uống 1 – 2 tách trà cam thảo để nhanh chóng thoát khỏi sự khó chịu do nhiệt miệng gây ra.
Các loại đồ uống giải nhiệt khác: nước rau diếp cá, nước rau má, nước sắn dây, nước râu ngô…
2. Nhiệt miệng kiêng ăn gì, uống gì?
2.1. Không ăn thực phẩm chứa gluten
Bạn có biết, tình trạng nhiệt miệng tái phát dai dẳng có thể là do đường ruột không dung nạp Gluten (bệnh Celiac) – một loại protein có trong những thực phẩm như lúa mì, yến mạch và một số loại ngũ cốc khác. Hiện tượng viêm loét trong miệng hay nổi mụn nước Herpes là biểu hiện thường gặp của những người mắc chứng không dung nạp Gluten. Chính vì thế, họ cần phải loại bỏ những thực phẩm có Gluten khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Nếu như bạn không bị dị ứng với Gluten, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường với các dạng thực phẩm như vậy.
2.2. Không ăn những món khô cứng
Những đồ ăn cứng hay quá khô như là bánh mì, xương, mía, các món chiên giòn thường có bề mặt sắc, nhiều góc cạnh nên chúng có thể đâm vào vết loét khiến bạn nhăn nhó vì đau đớn, tình trạng tổn thương sẽ thêm nghiêm trọng. Bạn chỉ nên ăn những món mềm, dễ nhai trong thời gian có nhiệt miệng thôi nhé.
2.3. Không ăn đồ ăn cay nóng
Capsaicin là một chất có mặt phổ biến trong những gia vị cay, đặc biệt là ớt. Thành phần này có thể liên kết với các thụ thể trong khoang miệng. Các thụ thể này cảm nhận được sự gia tăng nhiệt độ trong miệng sau khi bạn ăn những món cay nóng. Vì thế, vết loét của bạn sẽ có cảm giác đau rát nhiều hơn, thậm chí chúng còn là nguyên nhân hình thành vết loét mới, trong một số trường hợp.
2.4. Không ăn đồ ăn mặn
Súc miệng với nước muối là biện pháp chữa trị nhiệt miệng tại nhà được nhiều người công nhận. Độ mặn vừa phải của nước muối pha loãng có tính sát khuẩn nhẹ giúp làm sạch bề mặt nhiệt miệng. Tuy nhiên, không loại đồ ăn mặn nào cũng phù hợp với vết loét. Một số chúng có thể chứa vi khuẩn, làm trầm trọng thêm vấn đề, nhất là các loại mắm tôm, mắm tép.
2.5. Không ăn đồ ăn chua
Như đã nói ở trên, những đồ chua thường có tính axit, chúng sẽ làm cho nốt nhiệt miệng lan rộng hơn, thậm chí là xuất hiện thêm những vết loét kháng trong miệng. Vì thế, bạn nên tránh những loại hoa quả chua (cam, quýt, dâu tây, kiwi, xoài, sấu, cóc…) hay dưa cà, kim chi, các món canh chua.
2.6. Đồ uống nên tránh khi bị nhiệt miệng
2.6.1. Rượu
Loại đồ uống này được cho là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giảm hấp thụ vitamin B9, chúng sẽ bị đào thải liên tục qua nước tiểu. Nếu uống quá nhiều rượu, các vết viêm loét miệng nặng có thể xuất hiện. Ngoài ra, rượu còn làm cho miệng khô hơn, đây là môi trường yêu thích của vi khuẩn gây hại. Tất cả chúng ta đều cần nước bọt để làm ẩm, giữ khoang miệng sạch cũng như hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Một sự thật ít ai biết đó là nước bọt cũng có vai trò ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách kiểm soát vi khuẩn và nấm trong miệng. Uống rượu làm mất nước của các tế bào trong cơ thể, đồng thời giảm sản xuất nước bọt, vì thế khô miệng có thể khiến cho vết loét thêm nghiêm trọng và hình thành những vết loét mới thường xuyên hơn.
2.6.2. Cà phê
Nghe có vẻ khó tin nhưng nếu uống 2 – 3 tách cà phê mỗi ngày bạn có nguy cơ bị nhiệt miệng cao hơn những người khác. Cà phê chứa một thành phần có tên là axit salicylic, nó có thể kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng của bạn và khiến những vết loét khó chịu nổi lên.
2.6.3. Các loại nước ngọt có ga
Những loại đồ uống này có nhiều axit photphoric, chúng là nguyên nhân gây ra phản ứng viêm dẫn tới nhiệt miệng. Ngoài việc gây ra vết loét ở miệng, nước ngọt có ga cũng bào mòn men răng theo thời gian, khiến chúng ta dễ bị sâu răng hơn.
3. Những loại trái cây nên và không nên ăn khi bị nhiệt miệng
3.1. Nhiệt miệng nên ăn nhiều táo hoặc lê
Táo và lê là hai loại trái cây có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và giúp thanh nhiệt hiệu quả. Do đó, giúp cải thiện hiệu quả vấn đề nhiệt miệng do nóng trong gây ra.
3.2. Tăng cường ăn đào và mơ
Nhóm quả hạch như đào và mơ được coi là “cứu cánh” cho những người bị nhiệt miệng, vì chúng giàu vitamin và có tác dụng làm mát cơ thể. Ngoài ra, đào còn rất tốt cho tim mạch.
Tuy nhiê, hai loại quả này khi còn xanh khá cứng, nên bạn hãy chọn những quả chín hoặc ép lấy nước uống nhé.
3.3. Bị nhiệt miệng ăn đu đủ rất tốt
Đu đủ thuộc tính hàn, giàu vitamin C và nhiều loại vitamin khác. Vì thế, khi bị nhiệt miệng hãy tăng cường loại trái cây này trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
3.4. Ăn dứa giúp cải thiện nhiệt miệng
Thực tế dứa nhiều vitamin C và chất xơ, giúp thanh nhiệt và thải độc hiệu quả. Vì thế câu hỏi ăn dứa bị nhiệt miệng có đúng không, thì câu trả lời là không. Khi bị nhiệt miệng, ăn dứa rất tốt nhé.
3.5. Nhiệt miệng không nên ăn các loại quả chua
Các loại quả chua có chứa nhiều axit sẽ khiến các vết loét lâu khỏi hơn. Vì thế, bạn nên tránh các loại quả chua như: cam, chanh, quất….
Trên đây là thông tin giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Bị nhiệt miệng nên ăn, uống gì?”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nhiệt miệng hay các bệnh lý khác về răng miệng hãy comment câu hỏi ngay dưới chân bài viết này hoặc liên hệ tới HOTLINE 18001791 để được các chuyên gia của Dược liệu Ngọc Châu tư vấn kịp thời.
Từ khóa » Nhiệt Lưỡi Kiêng ăn Gì
-
Nhiệt Miệng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Khỏi Nhanh, Không Còn đau Rát?
-
Bị Nhiệt Miệng ăn Gì? Kiêng ăn Gì? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Bị Nhiệt Miệng Nên ăn Gì Và Kiêng ăn Gì để Nhanh Khỏi? | Medlatec
-
Nhiệt Miệng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Khỏi? Chế độ ăn Khi Bị Lở ...
-
Nhiệt Miệng Nên ăn Uống Gì Và 7 Cách Phòng Và điều Trị
-
Khi Bị Nhiệt Miệng Nên Kiêng Ăn Gì? - Kiến Thức Nha Khoa
-
Bị Nhiệt Miệng Nên ăn Gì, Kiêng Gì để Nhanh Khỏi? - Bách Hóa XANH
-
Nhiệt Lưỡi Nên ăn Gì Tốt? | TCI Hospital Câu Hỏi Số 264909
-
Bị Nhiệt Miệng Nên ăn Gì Và Kiêng Gì Cho Mau Khỏi?
-
Bị Nhiệt Lưỡi Nên ăn Gì - Adstech
-
Nhiệt Miệng: Nên ăn Gì? Nên Tránh Những Gì? - YouMed
-
Trẻ Bị Nhiệt Miệng Nên ăn Gì Và Kiêng Gì để Mau Khỏi - MarryBaby
-
Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Nên Kiêng Gì Giúp Nhanh Khỏi Hơn?
-
NHIỆT MIỆNG ĂN GÌ CHO MÁT? Câu Trả Lời Có ở đây