Nhiều Dự án Doanh Nghiệp Nội Như “bụt Chùa Nhà Không Thiêng”
Có thể bạn quan tâm
TCDN - Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các dự án nước ngoài tại nhiều địa phương được đánh giá cao, còn doanh nghiệp nội ví như "bụt chùa nhà không thiêng" dù mang lại giá trị, công ăn việc làm.
Doanh nghiệp Việt còn thiếu và yếu
Tại Tọa đàm "Làm tổ cho đại bàng nội" do VCCI tổ chức ngày 5/3, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh, tương lai của đất nước phụ thuộc vào các doanh nghiệp tư nhân, trong đó nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước là khơi dậy cho sự phát triển của khu vực này.
Đáng chú ý, ông Lộc bày tỏ mong muốn thay đổi cách gọi doanh nghiệp nội là "đàn rồng Việt". "Không phải “dọn ổ” mà là mở cửa, hội nhập cho doanh nghiệp Việt, tham gia điệu tango giữa đàn rồng Việt và đại bàng nội, mang lại lợi ích cho cả hai bên", ông Lộc nói.
Ông Lộc dẫn chứng hiện có thực tế các dự án nước ngoài tại nhiều địa phương được đánh giá cao, còn doanh nghiệp nội ví như "bụt chùa nhà không thiêng" dù mang lại giá trị, công ăn việc làm. "Cần xây dựng, nâng niu đàn rồng Việt để các doanh nghiệp dân tộc, doanh nhân dân tộc trở thành yếu tố dẫn dắt nền kinh tế, đảm bảo sự tự chủ của kinh tế Việt Nam. Vừa thịnh vượng vừa tự chủ", ông Lộc nói.
Theo Chủ tịch VCCI, khu vực kinh tế tư nhân đã là động lực quan trọng của nền kinh tế, phải ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chúng ta có lực lượng kinh tế tư nhân đông đảo, không phải chỉ có 8 trăm nghìn doanh nghiệp, mà là trên 6 triệu, bao gồm các hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, ông Lộc phân tích, tính ra, nước ta có 24 doanh nghiệp trên 1.000 dân. Ta không thua các nước về số lượng doanh nghiệp nhưng thua về chất lượng, thiếu những doanh nghiệp lớn mạnh.
Theo thống kê, doanh nghiệp tư nhân trong nước hiện mới đóng góp khoảng dưới 10% GDP, tức là chỉ bằng 1 nửa so với khối FDI. Còn lại là khu vực kinh tế gia đình, hộ cá thể với quy mô nhỏ, vừa, và siêu nhỏ. Tình trạng "không chịu lớn" của số đông doanh nghiệp tư nhân phản ánh niềm tin kinh doanh còn thấp và bấp bênh.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: "Chúng tôi luôn lập luận rằng trong chiến tranh, người dân đã tự ra lấp hố bom, tự hành động, vì vậy cần phải phát triển kinh tế tư nhân, tạo điều kiện để phát huy tính năng động, sáng tạo của người dân".
Làm tổ cho đại bàng nội
Đề xuất về việc hỗ trợ doanh nghiệp Việt, Chủ tịch VCCI nói: "Định hướng chính sách không phải tăng số lượng, mà nâng cấp chất lượng, quy mô doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp lớn, cỡ vừa. Hỗ trợ doanh nghiệp lớn không phải theo kiểu SME, cầm tay chỉ việc hay tiền bạc, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, mà quan trọng là thể chế, môi trường kinh doanh an toàn, bình đẳng, thuận lợi. Trong đó, an toàn là yêu cầu hàng đầu”.
Để làm được điều đó, cần phải có một xã hội trọng doanh nhân. Để biết công cuộc phát triển đất nước có thành công hay không thì nhìn vào thái độ của xã hội nhà nước với doanh nhân. Cái nhìn tôn trọng chính là nền tảng cho sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp. Bối cảnh hiện nay cho thấy cần phải có môi trường công bằng, thể chế thuận lợi để doanh nhân có thể yên tâm kinh doanh.
Ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng không nên chỉ chuẩn bị tổ cho đại bàng ngoại mà cần làm tổ cho cả đại bàng nội. Nếu những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm chừng 20-22% GDP mà lại chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu là có chuyện. Trong khi đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng hầu hết lợi ích thương mại do nỗ lực hội nhập của ta mang lại.
Ông Thiên đề xuất cách tiếp cận về phát triển doanh nghiệp Việt Nam phải sửa lại, cần dựa vào năng lực nội địa, dựa vào lực lượng kinh tế trong nước, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Doanh nghiệp tư nhân phải là doanh nghiệp Việt và nếu tới đây chúng ta làm đúng tinh thần của Đảng, coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng, thì nền kinh tế còn tăng trưởng cao hơn nữa.
Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái cho rằng, sự thiếu các doanh nghiệp "đại bàng" là do nhiều đơn vị chưa thể minh bạch, chia sẻ về hoạt động kinh doanh, khó có thể đồng hành, liên kết phát triển. Doanh nghiệp không thể nghĩ "riêng lẻ khoẻ ăn", tự cạnh tranh lẫn nhau, làm suy yếu lẫn nhau. Ngoài ra hệ sinh thái phát triển còn thiếu, các doanh nghiệp hầu như tự lực, tự cường và tự cạnh tranh nội địa.
Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, Chính phủ có thể hạn định số lượng đơn vị tham gia vào một số ngành nghề để tránh lãng phí nguồn lực. Ví dụ không nên để tỉnh nào cũng làm du lịch, công nghiệp, không nên phát triển tràn lan, chồng chéo.
"Chúng ta đang chậm so với thế giới và Trung Quốc về kinh tế số, điều này gây nên nhiều trở ngại khi muốn tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thời gian tới, tôi hi vọng các hiệp hội và phòng thương mại sẽ quan tâm và thúc đẩy chuyển đổi một cách toàn diện mạnh mẽ về kinh tế số", TS Lê Đăng Doanh nói.
Từ khóa » Buộc Nhà Không Thiêng
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng Nghĩa Là Gì - Christmasloaded
-
“Bụt Nhà Không Thiêng” - GIÁO XỨ TÂN VIỆT
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng - Gõ Tiếng Việt
-
Tại Sao 'Bụt Chùa Nhà Không Thiêng ' ? - Kimle - Ohay TV
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng Nghĩa Là Gì - Chonmuacanho
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng Nghĩa Là Gì
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng Là Gì? - Từ điển Thành Ngữ Tiếng Việt
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng - Tuổi Trẻ Online
-
Việt Nam: 'Bụt Nhà Không Thiêng' Lộ Rõ Nhất ở đâu? - Vietnamnet
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng Viết Về Nick Vujicic: 'Đốt đền để Nổi Tiếng'
-
Bụt Chùa Nhà Không Thiêng? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Có Hiện Tượng “Bụt Chùa Nhà Không Thiêng!” - Hànộimới