Nhiều Khó Khăn Cản Tiến độ Thi Công Cao Tốc Bắc - Nam
Có thể bạn quan tâm
Mưa nhiều, biến động giá vật liệu xây dựng gây khó
Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT), 4 dự án yêu cầu hoàn thành năm 2022 gồm Mai Sơn – Quốc lộ (QL) 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây hiện đạt sản lượng trung bình 61,3% giá trị hợp đồng. Cụ thể, đoạn Mai Sơn - QL45 hiện đạt 65,63% sản lượng, đáp ứng yêu cầu tiến độ. Đoạn Cam Lộ - La Sơn hiện đạt sản lượng 89,04%, chậm khoảng 1,7% so với kế hoạch, chủ yếu do thời tiết mưa và biến động giá vật liệu xây dựng. Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án (QLDA) Đường Hồ Chí Minh và các nhà thầu tập trung khắc phục các khó khăn để hoàn thành dự án vào cuối tháng 9/2022. Đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết hiện đạt 42,78% sản lượng, chậm khoảng 4,65% so với kế hoạch cam kết, do khó khăn về nguồn vật liệu đất đắp nền đường, thời tiết mưa nhiều và biến động giá vật liệu xây dựng. Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban QLDA 7 (đại diện chủ đầu tư) cắt chuyển 21km của các nhà thầu chậm tiến độ, giao cho các nhà thầu khác thi công và đang thực hiện các thủ tục bổ sung nhà thầu phụ để thi công khoảng 4km (dự kiến hoàn thành đầu tháng 7/2022) và tiếp tục đánh giá theo các mốc tiến độ, với mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối tháng 12/2022. Đoạn Phan Thiết - Dầu Giây hiện đạt 48,11% sản lượng, chậm khoảng 4,95% so với kế hoạch, chủ yếu do ảnh hưởng mùa mưa đến sớm. Bộ GTVT đã yêu cầu Ban QLDA Thăng Long (đại diện chủ đầu tư) quyết liệt chỉ đạo nhà thầu tăng cường các mũi thi công và tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh các hạng mục nền đường, móng mặt đường bê tông nhựa,… để hoàn thành dự án đúng kế hoạch cuối năm 2022.
Nhiều khó khăn cản tiến độ thi công cao tốc Bắc - Nam. |
Trong tháng 6/2022, Bộ GTVT đã thành lập 2 tổ công tác kiểm tra, giám sát. Theo đó, tổ công tác số 1 thực hiện kiểm tra, rà soát các nội dung hợp đồng BOT để xem xét, xử lý trách nhiệm của nhà đầu tư. Tổ công tác số 2 thực hiện kiểm tra, rà soát việc thực hiện kế hoạch, tiến độ thi công để chấn chỉnh đôn đốc các đơn vị khẩn trương thực hiện và xem xét, xử lý trách nhiệm của các nhà thầu theo quy định.
Duy trì “sức khỏe” cho các doanh nghiệp xây dựng nòng cốt
Hiện tại, khó khăn chung của các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng nòng cốt đang thi công dự án cao tốc Bắc – Nam là giá tất cả các loại vật liệu đều tăng cao. Nếu tính theo tỷ trọng vật tư của cơ cấu giá thì việc tăng giá vật liệu đã làm giá thành các gói thầu của dự án cao tốc Bắc - Nam tăng lên từ 18 - 30%. Đơn cử đối với nhà thầu Vinaconex thi công gói thầu phần đường cao tốc Mai Sơn - QL45, ngay khi bắt đầu triển khai thi công tính toán lại tất cả cơ cấu giá ở thời điểm đó đã lỗ 46% so với giá gói thầu được chủ đầu tư ký hợp đồng.
Giá vật liệu tăng caoHiện tại, khó khăn chung của các doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng nòng cốt đang thi công dự án cao tốc Bắc - Nam là giá tất cả các loại vật liệu đều tăng cao. Nếu tính theo tỷ trọng vật tư của cơ cấu giá thì việc tăng giá vật liệu đã làm giá thành các gói thầu của dự án cao tốc Bắc - Nam tăng lên từ 18 - 30%. |
Đây cũng là khó khăn và nguy cơ lỗ hiện hữu đối với Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, đơn vị hiện đang đảm nhiệm thi công hàng loạt gói thầu lớn trên cao tốc Bắc - Nam, gồm: Gói thầu xây lắp (XL)13 cao tốc Mai Sơn - QL45; XL1 cao tốc QL45 - Nghi Sơn; XL02 cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu; XL02 cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt; XL02 cao tốc Cam Lộ - La Sơn; XL02 cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ,… Một khó khăn nữa là trước đây tiến độ bình quân làm một dự án cao tốc là từ 3 - 4 năm, nhưng hiện nay rút ngắn xuống chỉ còn 2 năm. Trong khi đó, nhiều tuyến cao tốc đi qua những nơi có điều kiện đặc thù vùng miền, địa chất phức tạp, thời tiết bất lợi khiến cho thời gian thi công không được dài nhưng đơn giá, định mức thì vẫn áp dụng cho toàn quốc. Có những dự án trong một năm chỉ thi công được 3 - 4 tháng, còn lại là trời mưa quanh năm, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để triển khai thi công. Trong khi đó, nhà thầu huy động thiết bị, nhân lực trong cả một khoảng thời gian dài nhưng không thi công được, đến khi nắng ráo thì buộc phải huy động thêm lượng thiết bị, máy móc, nhân lực rất lớn để bù tiến độ, nhưng các chi phí tăng phải tăng thì nhà thầu lại không được tính.
Để duy trì “sức khỏe” cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng giao thông nòng cốt góp phần hiện thực hóa mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên cơ sở căn cứ các quy định pháp luật cũng như trách nhiệm của các bên liên quan khi thực hiện các điều khoản trong hợp đồng xây dựng.
Từ khóa » Tiến độ Mai Sơn - Quốc Lộ 45
-
Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Chuẩn Bị Về đích
-
6 Tháng Nước Rút đưa Dự án Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Về đích
-
Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Chạy Nước Rút để Hoàn Thành Vào ...
-
Dồn Lực Hoàn Thành Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Vào Tháng 12/2022
-
Nền đất Yếu 'cản' Dự án Cao Tốc Mai Sơn - Quốc Lộ 45 Về đích Sớm
-
Toàn Cảnh Cao Tốc Bắc - Nam đoạn Mai Sơn - Quốc Lộ 45 đang ...
-
Đường Cao Tốc Mai Sơn – Quốc Lộ 45 – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ninh Bình: Nỗ Lực Giải Quyết Tình Trạng Khan Vật Liệu đắp Nền Dự án ...
-
Cao Tốc Mai Sơn - QL45 Dự Kiến Hoàn Thành Trước 3 Tháng
-
Khởi Công Gói Thầu XL-14 đoạn Mai Sơn – Quốc Lộ 45, Dự án Cao ...
-
Chậm Tiến độ 4 Dự án Cao Tốc Bắc-Nam Phải Hoàn Thành Trong Năm ...
-
Gói Thầu 14-XL Đoạn Mai Sơn – Quốc Lộ 45 - Vinaconex
-
Thúc Tiến độ, đưa Cao Tốc Bắc - Nam “cán đích” đúng Hẹn
-
Cao Tốc Mai Sơn-QL45: Nhà Thầu Tiếp Tục Tăng Ca để đáp ứng Tiến độ