Nhiều Phụ Huynh Lo Lắng Tiêm Vắc Xin Sởi Rubella Có Sốt Không?
Có thể bạn quan tâm
1. Khi mắc phải Sởi Rubella có những nguy hiểm gì?
1.1 Những nguy hiểm khi mắc bệnh Sởi
Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Sởi. Tưởng chừng đơn giản, dễ phát hiện và điều trị dứt điểm nhưng bệnh Sởi lại mang đến những biến chứng nguy hiểm.
Theo thống kê có hơn 15% bệnh nhân tử vong khi mắc bệnh Sởi. Ở người lớn, khi mắc phải có thể dẫn đến biến chứng như: viêm phổi nặng, viêm não - màng não,...
Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Có thể khiến sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, trẻ bị nhẹ cân, dị tật bẩm sinh hay nhiễm Sởi tiên phát. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, người mẹ nhiễm bệnh có tỷ lệ lây nhiễm và ảnh hưởng đến em bé cao nhất.
Đáng quan ngại hơn khi nhiều người cho rằng hết sốt và nổi ban là đã khỏi hẳn. Thực tế thì một số trường hợp đã sốt cao hơn dẫn đến co giật, viêm màng não, viêm phế quản, viêm phổi, viêm kết giác mạc dẫn đến mù lòa.
Với những nguy hiểm mà virus có thể gây ra thì các chuyên gia đã khuyến cáo nên tiêm vắc xin Sởi để phòng tránh bệnh tốt nhất.
1.2 Những nguy hiểm khi mắc bệnh Rubella
Rubella có thể mắc phải ở mọi đối tượng khi tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch mũi của người mang bệnh. Đặc biệt, nếu phụ nữ mang thai mắc phải sẽ cực kỳ nguy hiểm cho thai nhi. Nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi bắt đầu giai đoạn hình thành các bộ phận cơ thể. Virus xâm nhập làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Có thể dẫn đến thai chết lưu, sảy thai, sinh non, bị dị tật bẩm sinh nghiêm trọng như: điếc, các bệnh về tim, đục thủy tinh thể, chậm phát triển, ảnh hưởng đến trí tuệ, xương thủy tinh,vàng da, xuất huyết,... Hội chứng Rubella bẩm sinh có thể gặp ở 70 - 90% trẻ bị nhiễm từ bà mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Có thể thấy hàng loạt các bộ phận bị ảnh hưởng nếu thai nhi bị nhiễm virus Rubella. Nên trước khi có ý định mang bầu, các chị em phụ nữ nên đi tiêm vắc xin để phòng bệnh.
2. Tiêm vắc xin Sởi Rubella có sốt không?
Với những biến chứng nguy hiểm mà bệnh Sởi - Rubella có thể mang lại thì tiêm vắc xin là việc nên làm. Cần dựa vào sự tư vấn của bác sĩ để có lịch tiêm cho con em mình phù hợp nhất. Đối với phụ nữ thì khuyến cáo nên tiêm trước khi có thai 3 tháng để không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Biết rằng việc tiêm vắc xin mang lại hiệu quả tốt nhưng nhiều phụ huynh lo lắng tiêm vắc xin Sởi - Rubella có sốt không. Các chuyên gia y tế cho rằng việc cơ thể có những phản ứng như sốt nhẹ sau khi tiêm là hoàn toàn bình thường. Sốt sau khi chích ngừa là biểu hiện của cơ thể đáp ứng với vắc xin.
Tiêm vắc xin Sởi Rubella có sốt không là điều khiến nhiều phụ huynh lo lắng
Theo như nhiều nghiên cứu, số trường hợp sốt nhẹ sau tiêm vắc xin là dưới 15%, phát ban là 5%. Ngoài ra còn có các phản ứng phụ khác như sưng đỏ tại vị trí tiêm, mệt mỏi,... Hầu như các biểu hiện này đều hết sau 1 - 2 ngày mà không cần điều trị.
Để đảm bảo an toàn, những người sau tiêm nên ở lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi. Trong vòng 24 giờ, nếu có dấu hiệu phản ứng mạnh hay những bất thường khác thì nên gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
3. Những đối tượng không nên tiêm vắc xin Sởi - Rubella
Tiêm vắc xin Sởi - Rubella là việc làm quan trọng vì sức khỏe. Tuy nhiên với một số đối tượng thì lại không nên thực hiện:
Nhiều đối tượng không nên tiêm vắc xin Sởi - Rubella
+ Mẫn cảm với thành phần của vắc xin;
+ Người mắc bệnh lao tiến triển chưa được điều trị;
+ Người bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải;
+ Có tiền sử sốc hoặc phản ứng nghiêm trọng khi tiêm vắc xin trước đó như: sốt cao, co giật, tím tái, khó thở,...;
+ Suy chức năng của cơ quan như: suy thận, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy gan;
+ Mắc các bệnh về máu như bệnh bạch cầu cấp, thiếu máu, các bệnh cần truyền máu,...;
+ Người mắc các bệnh cấp tính, bệnh nhiễm trùng;
+ Phụ nữ đang mang thai hoặc chưa xác định rõ có thai hay không;
+ Mới sử dụng các sản phẩm globulin miễn dịch hoặc truyền máu, huyết tương trong vòng 3 tháng (trừ trường hợp sử dụng để điều trị viêm gan B);
+ Đang điều trị xị trị, thuốc ức chế miễn dịch.
4. Địa chỉ uy tín và tin cậy để tiêm vắc xin Sởi - Rubella
Có rất nhiều cơ sở y tế trên địa bàn thủ đô Hà Nội, thế nhưng mọi người vẫn tin cậy Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để khám chữa bệnh và sử dụng dịch vụ tiêm chủng. Bởi nơi đây có nhiều tiện ích:
Nhiều người lựa chọn MEDLATEC để tiêm vắc xin vì nơi đây có nhiều tiện ích
+ Đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, có kỹ thuật cao và giàu kinh nghiệm trong nghề;
+ Nhân viên y tế nhẹ nhàng, tận tâm và chăm sóc khách hàng chu đáo;
+ Mở cửa đón tiếp khách hàng tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ;
+ Giá dịch vụ niêm yết và công khai cho mọi người tham khảo;
+ Các mũi tiêm vắc xin đều có giá hợp lý cho mọi đối tượng;
+ Bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn lịch trình tiêm, cùng những lưu ý cần thiết sau tiêm;
+ Để biết bản thân có tiêm được vắc xin sởi rubella hay không thì khách hàng sẽ được khám và tư vấn về vấn đề đó;
+ Các bác sĩ sẽ theo dõi và xử lý kịp thời nếu có những phản ứng bất thường sau tiêm;
Mọi người có thể hoàn toàn yên tâm tin tưởng và lựa chọn MEDLATEC là địa chỉ để tiêm vắc xin Sởi - Rubella.
Từ khóa » Tiêm Vắc Xin Sởi Quai Bị Rubella Có Bị Sốt Không
-
Tiêm Phòng Vắc Xin Sởi đơn Và Sởi-quai Bị-rubella Có Bị Sốt Không
-
Các Phản ứng Có Thể Gặp Sau Tiêm Vắc - Xin Sởi - Rubella MMR II
-
Tiêm Phòng Sởi Quai Bị Rubella Có Bị Sốt Không?
-
[CHI TIẾT TỪ A-Z] Về Vắc-xin Phòng Bệnh Sởi - Quai Bị - Rubella
-
Vắc Xin Phòng Bệnh Sởi, Quai Bị, Rubella
-
Tiêm Sởi Có Sốt Không? 8 Lưu ý Trước Và Sau Khi Tiêm Phòng - Dr.Papie
-
Tiêm Sởi Có Sốt Không: Những điều Cha Mẹ Cần Biết | Hapacol
-
Hỏi đáp Về Chiến Dịch Tiêm Vắc Xin Sởi-rubella
-
[PDF] MMR No. 7 Thông Tin Về Chích Ngừa Bệnh Sởi, Quai Bị, Và Rubella ...
-
[Tổng Hợp] Các Loại Vắc-xin 3 Trong 1 Ngừa Bệnh Sởi-quai Bị-rubella ...
-
Vắc-xin Sởi, Quai Bị, Rubella Và Thủy Đậu (MMRV)
-
Vắc-xin Sởi, Quai Bị Và Rubella (MMR) - Bệnh Truyền Nhiễm
-
Vacxin MMR Phòng Sởi, Quai Bị, Rubella: Ai Nên Tiêm Và Tiêm Khi Nào?
-
Vắc-xin Sởi - Quai Bị - Rubella Tiêm Khi Nào?