Nhìn Kĩ Apple, Chiến Lược Marketing Và Bán Hàng Không Giống Ai ...

Nhìn kĩ Apple, chiến lược Marketing và bán hàng không giống ai nhưng là đó mới là chìa khóa thành công của đế chế 2.000 tỷ USD Duy Linh 16/11/20 Những điều căn bản biến Apple trở thành ‘nhà Marketing tuyệt với nhất’ của nền kinh tế đương đạiCEO đương nhiệm của Apple Tim Cook. Nguồn: UniGlobal Education

Nói đến Apple, chúng ta thường nghĩ đến gì nào? iPhone, iPad, MacBook hay đế chế công nghệ 2.000 tỷ USD. Chúng ta nghĩ đến Steve Jobs vị cố CEO với một tính cá nhân cực cao, giám đốc Jony Ive với những mẫu thiết kế tuyệt vời hay vị CEO đương nhiệm - nhà kinh doanh tài ba Tim Cook. 

Tuy nhiên, Apple không những chỉ có thế, công ty công nghệ này còn là công trình nghiên cứu của nhiều nhà phân tích kinh tế, là trường hợp đặc biệt và có lẽ duy nhất của nền kinh tế đương đại về nghệ thuật marketing trong kinh doanh. 

Hãy cùng 24h Công nghệ tìm hiểu vì đâu Apple được gọi là ‘Great Marketer’ bởi tờ báo danh tiếng Forbes suốt từ những năm đầu 2000 đến hiện tại.

Định hướng theo phân khúc mặt hàng công nghệ cao cấp, nhưng không xa xỉ

Những điều căn bản biến Apple trở thành ‘nhà Marketing tuyệt với nhất’ của nền kinh tế đương đạiTạo ra những sản phẩm giá cao nhưng dành cho mọi người đó là Apple. Nguồn: TechRadar

Ngay từ sản phẩm đầu tiên Apple Inc. (tiền thân của Apple) đã cho ra thị trường những sản phẩm nhắm vào phâm khúc cao cấp, có mức giá cao hơn hẳn các sản phẩm cùng thời. Đơn cử sản phẩm đầu tay của hãng, Apple I đã có mức giá 666.66 USD (quy đổi khoảng 3.000 USD hiện tại, gần 70 triệu đồng) thời điểm 1980. 

Nhiều năm sau đó, với mục tiêu tập trung vào phân khúc chuyên nghiệp, Apple đã gầy dựng được một nền tảng, danh tiếng khác so với nhiều công ty cùng thời. Khi hầu hết các hãng lớn kia có đa dạng tập khách hàng và dãy sản phẩm hơn Apple. 

Những sản phẩm từ Apple thời điểm đó nhấn mạnh vào tính thẩm mỹ, sự độc lạ, tính thử nghiệm, yếu tố mà thời điểm đó vẫn còn được đề cao. Có thể kể đến những sản phẩm nổi trội đi vào lịch sử nền công nghệ Macintosh Portable (1991), iMac G3 (1999), iMac G4 (2004), Mac mini (2006), iPhone (2007),... 

Khác với mặt hàng thời trang, Apple tạo ra các mặt hàng cao cấp, không phải hàng xa xỉ. Ai cũng có thể sở hữu dù giá của chúng không phải rẻ. Nhưng sản phẩm của họ luôn đạt được thành công nhất định về doanh số và tầm ảnh hưởng đại chúng, tạo tiền đề cho sức nặng của logo quả táo cắn dở.

Tạo ra bẫy trải nghiệm hệ sinh thái toàn diện

Các sản phẩm Apple luôn có sự liên kết, phục vụ cho nhau từ trước, nhưng phải đến khi iPhone được ra mắt có lẽ khái niệm hệ sinh thái toàn diện mới thực sự được Apple đem ra đại chúng. Khởi đầu từ iPhone - trung tâm của một chuỗi các sản phẩm có tính liên kết, hỗ trợ nhau và chỉ khi ở gần nhau để hoạt động trơn tru, phát huy hết công lực.

Sau đó, sự đồng bộ từ phần mềm, liên kết về mặt hệ điều hành MacOS - iOS - iPadOS - watchOS, tất cả tạo nên một thể thống nhất. Lần lượt nhu cầu phát sinh, được đáp ứng, lại phát sinh tiếp nhu cầu… Các sản phẩm mới ra lại phục vụ cho sản phẩm trước đó. 

Những điều căn bản biến Apple trở thành ‘nhà Marketing tuyệt với nhất’ của nền kinh tế đương đạiHệ sinh thái hoàn hảo mà Apple tạo ra do người dùng. Nguồn: XCV95 Blog

Từ 2007 đến 2010, Apple cho người dùng làm quen với iPhone - chiếc smartphone thông minh có cảm ứng. Sau đó, người dùng cần giải trí, tiêu thụ nội dung trên màn hình to hơn, Apple cung cấp iPad. Đến 2014, khi các chiếc smartwatch trên thị trường chả khác gì một chiếc smartphone trên cổ tay, Apple tạo ra Apple Watch.

Và cứ như thế, những phụ kiện mới sinh ra càng lúc càng nhiều, xâm chiếm đến từng ngóc ngách, đánh vào mọi nhu cầu nhỏ nhất của người dùng. Điển hình của của việc hệ sinh thái này điên cuồng đến mức thế hệ Apple Pencil 2 chỉ có thể sạc bằng iPad Pro 2018 trở lên, ngược lại chỉ có chiếc bút này mới khai thác hết tính năng trên iPad Pro.

Việc làm này không làm gì sai cả, sự lựa chọn ở người dùng mà thôi. Họ có sẵn sàng chi thêm để tận hưởng sự tiện lợi mà hệ sinh thái này tạo ra, để rồi cuối cùng không thể thoát khỏi nó. Dẫn đến việc thích thì mua, không thích cũng phải mua.

Khách hàng mới thật sự là người làm marketing cho Apple

Những điều căn bản biến Apple trở thành ‘nhà Marketing tuyệt với nhất’ của nền kinh tế đương đạiApple không cần đại sứ bởi chính người dùng là đại sứ tốt nhất của hãng. Nguồn: Straitstime

Đã bao giờ bạn thấy Apple chạy một chiến dịch marketing mà cần một vị đại sứ nào chưa? Chưa, vì thật sự chưa có ai làm đại sứ cho Apple phù hợp hơn người dùng. 

Apple tạo ra sản phẩm, đẩy nó lên phân khúc cao cấp, biến nó thành ao ước của nhiều người. Khi có được sản phẩm yêu thích, người dùng sẽ tự thân rơi vào ván cờ marketing lúc nào không hay.

Bất kể người dùng iPhone nào cũng là KOLs, là mini influencer của Apple. Việc không chọn đại sứ hình ảnh cho sản phẩm cũng là một cách khẳng định là Apple là dành cho mọi người, bạn không cần là ai đó để sở hữu, chỉ cần là chính bạn. Vô tình hay hữu ý chính các hành xử của người dùng trước các sản phẩm Apple càng làm tăng giá trị vô hình của chúng lên.

Đơn cử, vào năm 2017 lúc iPhone X ra đời, chiếc điện thoại kỉ niệm 10 năm iPhone. Chỉ với thông tin ít ỏi, rằng Apple đòi hỏi chất lượng linh kiện cực cao trên chiếc iPhone này, người dùng đã rỉ tai nhau chiếc iPhone mới sẽ được bán giới hạn. Apple mượn gió bẻ măng, họ không đính chính cũng không xác nhận, thế là người ta đổ xô đi mua siêu phẩm kỉ niệm này.

Những điều căn bản biến Apple trở thành ‘nhà Marketing tuyệt với nhất’ của nền kinh tế đương đạiiPhone X từ có màn fakenews khan hiếm hàng ngoạn mục. Nguồn: 9to5mac

Một trong các chiêu marketing mà các hãng khác có thể gọi Apple đến bằng 'cụ', đó chính là Buzz Marketing. Hình thức mà tại nước ta cũng có 1 hãng smartphone cố theo đuổi mà chưa tới trình.

Nếu theo như cách đế chế nhà Kardashian nổi tiếng nhờ một cuốn phim ồn ào, thì Apple có để cả trăm cuốn phim như thế. Những họ rất giỏi trong việc gây thị phi, sau đó ‘phủi tay’ một cách chuyên nghiệp. Đơn cử nhất chính là vụ xôn xao mang tính quốc tế: Apple bỏ đi phụ kiện, người bảo quá đáng, kẻ thì nói bình thường khiến đến người dùng không quan tâm nhất về công nghệ cũng biết việc này.

Tổng kết

Những điều căn bản biến Apple trở thành ‘nhà Marketing tuyệt với nhất’ của nền kinh tế đương đạiApple đế chế công nghệ, kinh doanh hình mẫu rất nhiều mô hình marketing. Nguồn: StaintelDaily

Dĩ nhiên, trong phạm vi bài viết này sẽ không thể nào truyền tải hết được toàn bộ những gì Apple đã, đang và sẽ làm. Nhưng mong rằng nó sẽ đưa đến cho các bạn góc nhìn chính xác hơn về Apple, về đế chế 2.000 tỷ USD này. 

Một tôn chỉ mà đã có từ thời Steve Jobs tại Apple: ‘It just works’ có thể hiểu đơn giản chính là ‘nó sẽ tự hoạt động’. Apple chỉ tung ra các thông tin và để tất cả sẽ tự hoạt động mà thôi. 

Do đó, hãy có một góc nhìn khách quan, thận trọng trước các suy đoán về Apple. Bởi những gì bạn nói về Apple đã được họ tính toán trước rồi đấy. Để lại quan điểm của bạn bên dưới cùng nhau thảo luận nhé!

Xem thêm: Sau nhiều năm, cuối cùng Samsung cũng đã vượt mặt Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất tại Mỹ

Biên tập bởi Trần Thanh Nam Không hài lòng bài viết

Từ khóa » Khách Hàng Mục Tiêu Của Iphone