Nhịp Chày Giã Gạo Còn Vang
Có thể bạn quan tâm
Khi tiếng gà gáy gọi nhà nhà thức giấc cũng là lúc ngày mới bắt đầu ở làng Kon Jơ Dreh. Không còn ủ mình trong chiếc chăn dày cộm, Y Ngân dụi mắt, đánh răng, rửa mặt, xuống cầu thang, cột gọn gàng mái tóc dài rồi bắt đầu công việc thường ngày: giã gạo.
Đổ những hạt thóc vàng ươm vào chiếc cối tròn đã mòn vẹt bởi thời gian, Ngân nhịp nhàng giã. Thụp, thùm thụp, thùm thụp… sau 4-5 nhịp đều đặn, những hạt thóc văng dần lớp vỏ vàng, hạt gạo trắng lấm tấm dần xuất hiện trong chiếc cối. Khi những hạt gạo thoát ra khỏi lớp áo bọc cũng là lúc Y Ngân vã mồ hồi. Ngưng nhịp chày, Y Ngân ôn tồn: “Từ khi còn nhỏ, lúc bố mẹ ra ruộng, lên rẫy, bọn em ở nhà phụ giúp giã gạo, dọn dẹp nhà cửa. Ở làng này, chẳng riêng em, hầu như chị em nữ, ai cũng biết giã gạo”.
Tôi mượn chiếc chày, từ Y Ngân để thử sức mình. Dù đã được hướng dẫn kỹ, nhưng sau nhiều nhịp giã, mồ hôi vã, đôi tay mỏi nhừ, hạt lúa vẫn còn nguyên vẹn. Hình dáng giã gạo của khách khiến Y Ngân và các chị cười rôm rả: “Nhìn vậy chứ không phải đơn giản đâu, phải có sức và phải đúng nhịp nữa.
Trong tiếng nói cười ngân vang khắp làng, như để giúp khách đến thăm làng hiểu thêm về việc giã gạo, chị Y Hồng – hàng xóm của Y Ngân về nhà, lấy thêm 1 chiếc chày ở góc bếp, chạy sang cùng giã. Không có chút khó khăn, trên cùng 1 chiếc cối nhỏ, hai chị em vừa giã, vừa cười rất vui vẻ. Hai chân đứng vững tay cầm chày đặt thẳng trước mặt, khi chị Hồng cúi người giã cũng là lúc Y Ngân nâng chày. Và cứ thế, nhịp nhàng, thụp, thùm thụp… tiếng giã gạo ngân lên như hòa thành một bản nhạc độc đáo.
Trong khi khách trầm trồ ngưỡng mộ, chị Y Hồng giải thích thêm: “Hai người giã phải hiểu ý nhau. Chiếc cối nhỏ, người này giã, người kia phải nâng và phải làm đều đặn, nhịp nhàng, nếu không sẽ vướng chày, không giã được đâu. Mình ở đây giã quen rồi, cứ thế là làm thôi, chứ nhiều người học mãi vẫn không vào nhịp được”.
Sau khoảng 15 phút cùng giã, tất cả gạo lẫn trấu được đổ ra một chiếc nia lớn. Trong lúc Y Ngân ngồi cẩn thận lấy từng hạt gạo văng ra ngoài đất bỏ vào trong nia, chị Y Hồng lấy một ít từ nia, bỏ vào cái sàng và sảy. Chị nắm 2 bên vành cái sàng, đưa 2 tay đều đều theo 1 vòng tròn và thỉnh thoảng nhấc 1 tay cho các hạt thóc gom lại.
Đôi bàn tay sảy nhanh khiến cả lúa và thóc như tạo thành một lớp sóng. Sau những cái lắc người, lắc tay đều đặn, chị Hồng đã nhóm vào giữa mặt sàng là trấu, những hạt lép và một bên là những hạt gạo. Chị loại bỏ những hạt lép và đổ gạo vào thúng.
Không trắng như gạo xát bằng máy, hạt gạo được giã xong vẫn đục, lớp vỏ gạo vẫn còn. Cặm cụi ngồi nhặt những hạt sạn, hạt thóc còn lẫn trong gạo, các chị bảo, chính lớp vỏ gạo này mới có chất, khi nấu cơm, ăn có vị ngòn ngọt. Bởi lẽ đó, bà con thích ăn gạo tự giã hơn gạo xay xát. Và cũng bởi gạo giã giữ được tinh chất, ngon hơn so với gạo xay xát nên những ngày trước các lễ hội, tết, người dân nơi đây thường dành thời gian để giã thật nhiều gạo, để sử dụng làm rượu cần hoặc các món ăn dân dã.
Biết giã gạo từ thuở thiếu niên, bây giờ đã qua tuổi 50, việc giã gạo như trở thành hơi thở cuộc sống của cô Y Hắt. Cứ mỗi sáng, bên bếp lửa đỏ rực tỏa hơi ấm, cô lại bắt đầu giã rồi lại giần sàng… để lấy gạo chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. “Khi có thời gian, tôi thường giã gạo để sẵn, nhưng những lúc bận rộn, cứ chiều hoặc sáng sớm tôi tranh thủ giã để kịp bữa ăn cho gia đình. Giã gạo xong nấu liền mới ngon nên mỗi ngày nhịp chày cứ thình thụp từ đầu làng đến cuối làng. Mọi người cứ bảo xay xát tiện, nhưng bà con vẫn thích tự tay giã gạo hơn. Dù giã gạo mệt và tốn thời gian nhưng đó là nhịp sống thường ngày rồi, chẳng ai muốn bỏ”- cô nói.
Nhìn các công đoạn để hạt thóc trở thành hạt gạo mới thấy mỗi công đoạn đều yêu cầu ở người làm sự khéo léo, tỉ mẩn, chuyên tâm, chăm chút. “Chính việc giã gạo dạy cho em trân quý những hạt gạo, hiểu được cách chăm sóc và chăm chút cho những người thân yêu. Giã gạo, nấu bữa cơm ngon cho bố mẹ mỗi ngày, đó cũng là cách yêu thương” – Y Ngân chia sẻ.
Bếp lửa đỏ rực, nồi cơm sôi sùng sục, nước cơm được chắt ra, hòa với ít đường cho lũ trẻ nhỏ. Đợi thêm vài phút, cơm chín, thơm ngây ngất. Tất cả hoàn tất, mâm cơm được bày ra giữa nhà sàn, cả nhà quây quần trong bữa cơm sáng. Chỉ với ít cá kho, rau luộc, muối đậu mà bữa sáng thật ngon lành. Hạt cơm ngọt dịu quyện với vị thức ăn, người nào cũng ăn trọn 2-3 bát. Cái bụng đã no, ai nấy đều sẵn sàng cho một ngày làm việc hiệu quả.
Chợt nghĩ, xã hội phát triển, mai này không ai biết nhịp chày có còn vang ở các làng nữa hay không, nhưng nhiều người thừa nhận rằng, hạt gạo trắng từ chày giã gạo nấu cơm thường thơm ngon và ý vị hơn cơm gạo từ máy xay xát.
Nhịp chày trên cao nguyênTừ khóa » Giã Gạo ở đâu
-
Cối Giã Gạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hò Giã Gạo
-
Cối Giã Gạo - Reatimes
-
Cận Cảnh Những Chiếc Cối Giã Gạo Truyền Thống Của đồng Bào Miền ...
-
Giã Gạo - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
"Hò Giã Gạo" - Nét Sinh Hoạt Văn Hoá đặc Sắc Của Xứ Huế
-
Nét đẹp Giã Gạo Của Phụ Nữ Làng Teng - Hoa Đất Việt
-
Những Giá Trị, ý Nghĩa Từ Bài Thơ “Nghe Tiếng Giã Gạo” Của Bác Hồ ...
-
Sống động Nhịp Chày Giã Gạo -.:: Đắk Nông Online ::.
-
Về Cầu Ngói Thanh Toàn Nghe Câu Hò Giã Gạo - Báo Thừa Thiên Huế
-
Đề Xuất đưa Hò Giã Gạo Vào Danh Mục Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể ...
-
Hò Giã Gạo: "Ngọc" Trong đất - NetCoDo
-
Cối Giã Gạo - Tã Bỉm Và đồ Dùng Cho Bé