Nhịp Tim Bao Nhiêu Là Bình Thường? Bao Nhiêu Là Nguy Hiểm?

Rối loạn nhịp tim
  1. Trang chủ
  2. Thông tin bệnh học
  3. Rối loạn nhịp tim
  4. Nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là nguy hiểm?
Nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là nguy hiểm?
  • BTV Lan Anh BTV Lan Anh
  • 31/12/2016

Mục lục

  • 1. Nhịp tim là gì?
  • 2. Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi
  • 3. Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà
  • 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim
  • 5. Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? 
  • 6. Nhịp tim bao nhiêu là tốt?
  • 7. Nhịp tim như thế nào cần đi gặp bác sĩ tim mạch?
Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số nhịp tim bao nhiêu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đi khám bác sĩ và điều trị? Tất cả những mối băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim hay nhịp xoang chính là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim là một trong những chỉ số sống còn của cơ thể và ban đầu cho biết tình trạng sức khỏe tim mạch của một người.

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút, được đo sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim có thể duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút, bởi tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài nên chỉ cần đập ít nhịp cũng đủ cung cấp máu đến các cơ quan.

Chỉ số nhịp tim của người bình thường có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính… và đây là “thông số” quan trọng để đo lường sức khỏe, khả năng chịu đựng, thể lực của mỗi người. Bạn có thể tham khảo bảng nhịp tim bình thường của trẻ em, của người già  ngay phía dưới đây.

Độ tuổi

Nhịp tim tiêu chuẩn (Nhịp/phút)

Trẻ sơ sinh

120 - 160

Trẻ từ 1 - 12 tháng

80 - 140

Trẻ từ 1 - 2 tuổi

80 -130

Trẻ từ 2 - 6 tuổi

75 - 120

Trẻ từ 7 - 12 tuổi

75 - 110

Người lớn từ 18 - 40 tuổi

60 - 100

Người trung niên từ 41 - 60

50 - 96

Người cao tuổi trên 60

56 - 94

Bảng chỉ số nhịp tim chuẩn theo từng độ tuổi 

Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà

Bạn có thể dễ dàng biết được nhịp tim của mình bằng cách đo nhịp tim thủ công hoặc dùng máy đo nhịp tim. Nếu đo thủ công, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải (bao gồm ngón tay trỏ, và ngón tay giữa) đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 10s rồi nhân kết quả với 6. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là bẹn, cổ (dưới hàm) hoặc ngực.

Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.

Cách đo nhịp tim đơn giản

Bạn có thể dễ dàng đo nhịp tim chính xác bằng cách đếm mạch đập ở cổ tay

Đo nhịp tim bằng máy thì đơn giản hơn, thường máy sẽ tích hợp cùng với đo huyết áp, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của máy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Nhịp tim có thể thay đổi liên tục trong ngày, nhịp tim nhanh khi bạn đang ở trong các trạng thái cảm xúc khác nhau như căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hoặc đang vận động thể chất cường độ cao. Còn lúc bạn nghỉ ngơi, trong trạng thái thư giãn thì nhịp tim sẽ giảm. Cho nên với một người khỏe mạnh thì nhịp tim trung bình chỉ khoảng 60-80 nhịp/phút.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:

Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ (độ ẩm) tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này sẽ không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.

Trạng thái cơ thể: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh khi họ đứng dậy đột ngột (khoảng 15 - 20s đầu tiên) và trở lại mức nhịp tim bình thường sau vài phút.

Thể trạng: Những người béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường (nhưng không quá 100 nhịp/phút). Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể “cồng kềnh” như vậy.

Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline (chất làm tăng nhịp tim trên 100) như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp (basedow) làm tăng nhịp tim.

- Bệnh lý: Một số bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh hở van tim… hoặc các bệnh ngoài tim như bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh cường giáp là nguyên nhân khiến nhịp tim đập bất thường.

Những người thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao bị tim đập nhanh

Những người thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao bị tim đập nhanh

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? 

Nếu sau 3 lần đo mà nhịp tim của bạn luôn ở mức trên 100 nhịp/phút kèm theo triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực thì có thể bạn đang bị chứng nhịp tim nhanh cần phải điều trị sớm để tránh nguy hiểm. Bởi tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng tim, gây một số biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim.

Nếu bạn đang có nhịp tim bất thường, hãy nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp và hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

ITK-219.png

Nhịp tim bao nhiêu là tốt?

Nhịp tim chuẩn ở người trưởng thành khỏe mạnh tốt nhất nên ở mức khoảng 60 đến 80 nhịp mỗi phút. Nhịp tim người già có thể cao hơn đôi chút, khoảng 70-85 nhịp/phút.

Ngoài chỉ số nhịp tim bình thường, bạn cũng cần quan tâm tới nhịp tim tối đa - là nhịp tim cao nhất mà cơ thể chịu đựng được khi bạn vận động cường độ cao hoặc tập thể thao. Nếu vượt qua nhịp tim tối đa thì cơ thể bạn có thể gặp nguy hiểm. Công thức tính nhịp tim tối đa là lấy 220 trừ đi tuổi của bạn.

Ví dụ bạn 30 tuổi thì nhịp tim tối đa của bạn = 220-30 = 190 nhịp/phút.

Nhịp tim như thế nào cần đi gặp bác sĩ tim mạch?

Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ngoài giới hạn bình thường, đó là khi nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút, nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, nhịp tim 110, nhịp tim 120 hoặc tim có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi gặp bác sĩ tim mạch để được kiểm tra sức khỏe, khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có.

Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm huyết áp hoặc điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim… bạn sẽ phải theo dõi liên tục nhịp tim nghỉ ngơi của mình và ghi chép lại các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như mệt mỏi, trống ngực, choáng váng… Những thông tin này là căn cứ chính xác giúp bác sỹ điều chỉnh liều thuốc phù hợp hoặc chuyển qua sử dụng một loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này.

Như vậy, nhịp tim bình thường của mỗi người có thể rất khác nhau. Nếu nhịp tim trung bình của bạn nằm ngoài khoảng giá trị bình thường từ 60 – 100 nhịp/phút, kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ giúp bạn lấy lại được nhịp tim bình thường, phòng tránh được các rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.

Xem thêm: 9 cách giảm tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

http://www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/MyHeartandStrokeNews/All-About-Heart-Rate-Pulse_UCM_438850_Article.jsp#.V5LCIoN97IV

http://www.topendsports.com/testing/heart-rate-resting-chart.htm

http://www.heart.org/HEARTORG/HealthyLiving/PhysicalActivity/FitnessBasics/Target-Heart-Rates_UCM_434341_Article.jsp#.V43uA_ag8zk

BTV Lan Anh BTV Lan Anh

BTV Lan Anh

Dược sĩ

Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay.

Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada... và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất.

Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website dongtay.net.vn

Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219

Email: btvlelananh@gmail.com 

Bài viết liên quan

Cao huyết áp làm tim đập nhanh - Làm gì để  phòng ngừa và cải thiện?

Cao huyết áp làm tim đập nhanh - Làm gì để phòng ngừa và cải thiện?

Tìm hiểu về nhịp nhanh kịch phát trên thất và cách điều trị

Tìm hiểu về nhịp nhanh kịch phát trên thất và cách điều trị

Top 6 thuốc điều trị tim đập nhanh hiệu quả

Top 6 thuốc điều trị tim đập nhanh hiệu quả

Tổng hợp các phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả

Tổng hợp các phương pháp điều trị rung nhĩ hiệu quả

Nâng cao hiểu biết - Hưởng ứng Tháng nhận thức về rung nhĩ (Tháng 9.2024)

Nâng cao hiểu biết - Hưởng ứng Tháng nhận thức về rung nhĩ (Tháng 9.2024)

Bình luận

Gửi bình luận

Bài viết nổi bật

  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang

    Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang

  • Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

    Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

  • Nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là nguy hiểm?

    Nhịp tim bao nhiêu là bình thường? Bao nhiêu là nguy hiểm?

  • 9 cách làm giảm hồi hộp tim đập nhanh tại nhà hiệu quả nhất

    9 cách làm giảm hồi hộp tim đập nhanh tại nhà hiệu quả nhất

  • Thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tim mạch

    Thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh tim mạch

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Gửi thông tin
  • Gọi ngay
  • Chat
  • Facebook
  • Zalo

Từ khóa » Chỉ Số Hr Bình Thường