Nhớ Lời Thề Người Lính Vị Xuyên - Báo Công Thương
Có thể bạn quan tâm
Vùng sơn cước Vị Xuyên đến hôm vẫn đang khắc khoải nỗi niềm nhớ về người lính Vị Xuyên năm nào. Lời thề ấy của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Viết Ninh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 khắc ghi trên báng súng đã trở thành phương châm sống, chiến đấu của thế hệ những người lính đã chiến đấu can trường trên mảnh đất Vị Xuyên để giữ lại từng tấc đất thiêng của Tổ quốc.
Theo lời kể của Đại tá Nguyễn Đình Tác – Nguyên Trưởng ban Nghiên cứu khoa học Quân sự - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Giang, tháng 7/1984, Sư đoàn 356 được Thiếu tướng Lê Duy Mật, Chỉ huy trưởng mặt trận tại Hà Giang, giao nhiệm vụ cùng các sư đoàn khác thực hiện chiến dịch phản kích, tái chiếm những cao điểm 468, 1509, 1100, 772, 685, nằm sâu trong địa phận Vị Xuyên (Hà Giang) mà quân Trung Quốc đã chiếm giữ trái phép trước đó. Chiến dịch mang bí số MB.84.
Trong cuộc chiến giành lại những cao điểm 772, 1509, 1030, 685, 468 tại Vị Xuyên những năm tháng bi hùng ấy, đã có gần 4.000 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Ngày bi thương ấy được UBND tỉnh Hà Giang đã chọn ngày 12/7 là ngày “Giỗ trận” chung cho những chiến sĩ vị quốc vong thân tại chiến trường Vị Xuyên.
Lời thề 'sống bám đá' của người lính Vị Xuyên |
Ngay tại cao điểm 468, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc có tấm biển đá khắc “Lời thề bất tử” của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Viết Ninh - người dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hoà, Yên Lập, Phú Thọ: “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”. Đây là lời thề của Trung đội trưởng Nguyễn Viết Ninh khắc trên báng súng, khi anh từ chối lui về tuyến sau chữa thương, sau 2 lần bị thương. Và anh đã hy sinh sau đó, khi cố chặn đợt tái tấn công của giặc vào cao điểm 468.
Đến đây, Đại tá Nguyễn Đình Tác tiếp mạch cảm xúc, trên bức tường của Đài tưởng niệm còn có phù điêu người lính vượt dốc cao với lá cờ Tổ quốc trên tay. Đó là câu chuyện bi tráng của liệt sĩ, y sĩ Lê Trần Mãn. Khi lá cờ của quân Trung Quốc cắm trên vị trí E5, điểm cao nhất của cao điểm 685, bị quân ta bắn đổ; y sĩ Lê Trần Mãn xung phong mang cờ Việt Nam lên cắm ở E5. Lá cờ đỏ sao vàng được cắm trên đỉnh cao điểm 685, đánh dấu chủ quyền Tổ quốc. Một đợt pháo của địch bắn trùm lên cao điểm E5, y sĩ Lê Trần Mãn hy sinh, thịt xương anh hòa vào lòng đất mẹ…
Trong cuộc chiến tranh biên giới, để bảo vệ Vị Xuyên, bảo vệ từng tấc đất nơi địa đầu Tổ quốc, 9 sư đoàn chủ lực cùng nhiều đơn vị bộ đội đã trực tiếp tham gia chiến đấu ròng rã nhiều năm tại đây, hơn 4.000 cán bộ chiến sĩ đã ngã xuống. Vì vậy, tháng 7 ở Vị Xuyên (Hà Giang) là tháng của lòng biết ơn.
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, hàng nghìn người con ưu tú của cả nước đã kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu và hy sinh để giữ vững từng tấc đất biên cương. 1.863 liệt sĩ và 1 mộ tập thể đang yên nghỉ tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang là minh chứng cho những người anh hùng của dân tộc anh hùng.
Đại tá Nguyễn Đình Tác không ngừng kể, tại cao điểm 468, thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, với sự can đảm, anh dũng phi thường, quân dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm bị thương hàng vạn quân xâm lược, buộc đối phương phải rút quân về bên kia biên giới. Chính vì vậy, “mặt trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc từ 1984 – 1989” - Đại tá Nguyễn Đình Tác nghẹn ngào.
Người dân dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên |
Dù vậy, những mất mát, hy sinh của chúng ta cũng không hề nhỏ, nhiều cán bộ, chiến sĩ hy sinh; trong đó hơn 2.000 liệt sĩ nằm rải rác khắp chiến trường Vị Xuyên, chưa quy tập được hài cốt. Hàng triệu quả đạn pháo dập xuống trong suốt 10 năm chiến tranh đã làm thay đổi địa hình, địa vật, vùi lấp nhiều tầng đất đá, khiến cho công việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ cực kỳ khó khăn. Những sườn núi đã phủ đầy cây cối xanh tươi từ cao điểm 468 nhìn xuống chính là một nghĩa trang rộng lớn của các liệt sĩ, hầu hết ở tuổi 20.
Lịch sử hôm nay nằm lại trên giấy, chiến thắng trên chiến trường Vị Xuyên khốc liệt năm ấy được viết nên từ máu và xương của những chiến sĩ đã dành cả tuổi thanh xuân hy sinh vì sự vẹn toàn lãnh thổ quốc gia. Các anh mãi mãi “bất tử” cùng non sông, đất nước, như chính lời thề khắc trên báng súng “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử” của Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh.
Vị Xuyên là chiến trường ác liệt chống quân Trung Quốc xâm lược, diễn ra trong suốt 10 năm (1979-1989). Nơi đây được ví như “lò vôi thế kỷ” nhưng các chiến sĩ Vị Xuyên ngày ấy đã bám trụ kiên cường, giữ bằng được từng tấc đất thiêng liêng. |
Từ khóa » đá Bất Tử
-
Lũy đá Bất Tử | Trương Quý Hải | Official MV | FULL 4K - YouTube
-
Sống Bám đá đánh Giặc, Chết Hóa đá Bất Tử - Báo Nhân Dân
-
Lũy đá Bất Tử - Bài Ca đi Cùng Năm Tháng
-
Bộ KH&ĐT Tri ân Những Anh Hùng - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Những Cái Chết Hóa đá Bất Tử - Báo Cần Thơ Online
-
" Sống Bám Đá Đánh Giặc | By THEO DÒNG SỬ VIỆT - Facebook
-
Lời Thề 'sống Bám đá' Của Người Lính Vị Xuyên - VnExpress
-
Về Nơi “Sống Bám đá đánh Giặc, Chết Hóa đá Bất Tử”
-
Nhạc Sĩ Trương Quý Hải Hát 'Lũy đá Bất Tử' Trước đồng đội Vị Xuyên
-
Bài 1: “Lũy đá Bất Tử”- Nơi địa đầu Tổ Quốc - Báo Đại Biểu Nhân Dân
-
Thành Viên:Đá Bất Tứ – Wikipedia Tiếng Việt
-
“Lũy đá Bất Tử” - Tri ân Các Anh Hùng Liệt Sĩ Tại Nghĩa Trang Quốc Gia ...
-
Nhạc Sỹ Trương Quý Hải Hát Về đồng đội - VOV