Nhổ Răng Còn Sót Chân Nguyên Nhân Do đâu? Cách Nhận Biết Và Xử ...
Có thể bạn quan tâm
Một ca nhổ răng thành công nhất là trong ổ răng hoàn toàn không bị sót chân răng. Tuy vậy, một số trường hợp nhổ răng còn sót chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được nhận biết sớm và xử lý đúng, chân răng còn sót có nguy cơ cao gây viêm nhiễm, đau nhức và tổn hại đến răng vĩnh viễn cùng vị trí. Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.
- 1. Nguyên nhân gây nhổ răng bị sót chân
- 1.1. Sót chân răng sau nhổ do khách quan
- 1.2. Nguyên nhân chủ quan – để sót chân răng có chủ đích
- 1.3. Nhổ răng khôn còn sót chân răng có sao không?
- 2. Cách nhận biết sót chân răng sau khi nhổ như thế nào
- 3. Biện pháp xử lý nhổ răng xong bị sốt
- 4. Nhổ răng hàm bị sót chân xử lý thế nào cho đúng
- 5. Nhổ chân răng còn sót như thế nào?
- 6. Cách phòng ngừa nhổ răng còn sót chân
- 7. Thắc mắc thường gặp khi nhổ răng còn sót chân răng
- 7.1. Quy trình kiểm tra xem có sót chân răng sau khi nhổ răng diễn ra như thế nào?
- 7.2. Nên xử lý nhổ răng còn sót chân răng bằng phương pháp nào: nhổ hay phẫu thuật?
- 7.3. Hậu quả của việc không xử lý nhổ răng còn sót chân răng
1. Nguyên nhân gây nhổ răng bị sót chân
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nhổ răng còn sót chân có thể do các nguyên nhân dưới đây:
1.1. Sót chân răng sau nhổ do khách quan
Nguyên nhân khách quan gây ra tình trạng nhổ chân răng bị sót gồm (1):
– Bác sĩ vô tình làm sót chân răng do trình độ chuyên môn kém, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên không biết nhổ răng ở các vị trí khó thực hiện
– Bác sĩ nhổ răng sau khi nhổ răng không kiểm tra và khám lại cho người bệnh dẫn đến tình trạng sót chân răng
– Hệ thống máy móc, thiết bị hỗ trợ nhổ răng không đảm bảo
– Bố mẹ nhổ răng sữa cho con không đúng kỹ thuật
1.2. Nguyên nhân chủ quan – để sót chân răng có chủ đích
Nhỏ răng khôn còn sót chân có thể do bác sĩ chủ đích để lại 1 phần chân răng bên trong.
Việc cố gắng lấy hết chân răng trong một lần nhổ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc giải phẫu dưới răng, gây các biến chứng nguy hiểm như: chảy nhiều máu, mất máu, tổn thương các mô xung quanh, đứt ống dây thần kinh, đau đớn, tê nửa hàm,…
Do vậy, bác sĩ cố tình để lại 1 phần chân răng trong ổ răng. Bên cạnh đó, một số trường hợp cần thiết phải để lại chân răng:
– Răng nhổ ở vị trí khó: răng nằm sâu trong hàm, nằm ngay sát ống dây thần kinh và các mạch máu
– Chân răng hình dáng dị dạng: chân răng bị quặp, cong, chân răng hình dùi trống,… gây khó khăn cho quá trình nhổ
– Chân răng dính vào xương hàm: lấy hết chân răng dễ làm xương hàm tổn thương, khiến người bệnh đau nhức, vết thương lâu lành hơn
– Răng mọc ngầm, bám dính vào xương hàm: răng mọc lệch lạc, khó tiếp cận khiến việc nhổ răng gặp nhiều khó khăn
– Cơ địa khó lành thương: một số người có cơ địa khó lành thương, dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng, dẫn đến tình trạng chân răng còn sót lại
– Chủ quan của người bệnh: người bệnh không tuân thủ hướng dẫn chăm sóc sau khi nhổ răng, dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng đến quá trình lành thương và có thể khiến chân răng sót lại
1.3. Nhổ răng khôn còn sót chân răng có sao không?
Sót chân răng sau khi nhổ răng cũng không quá nghiêm trọng nếu chân răng đó không gây viêm nhiễm (2).
Bởi thực tế, chân răng khôn cũng là một phần của cơ thể, nếu không bị viêm nhiễm hay hở ra ngoài môi trường thì chân răng sẽ nằm im tại chỗ và liền luôn với xương hàm. Hoặc có vài trường hợp sẽ được xương hàm đẩy trồi lên trên
Tuy nhiên, nếu chân răng số 8 còn sót lại gây viêm nhiễm, đau nhức thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ quyết định cố gắng lấy chân răng ra hay điều trị viêm nhiễm rồi để lại chân răng.
2. Cách nhận biết sót chân răng sau khi nhổ như thế nào
Việc phát hiện có sót chân răng hay không giúp tránh các biến chứng. Dưới đây là 4 dấu hiệu nhận biết sót chân răng (3):
– Đếm số chân răng:
Hãy đếm số chân răng đã nhổ so với số chân răng thực tế. Nếu thiếu chân răng thì cần báo ngay cho bác sĩ để kiểm tra lại.
– Cảm thấy đau nhức, sưng tấy:
Sau khi nhổ răng và hết thuốc tê, đau nhức là dấu hiệu hoàn toàn bình thường và trong mức chịu đựng. Nếu nhổ răng còn sót chân sẽ gây nên hiện tượng sưng tấy, đau dữ dội. Khi có dấu hiệu bất thường này, hãy đến ngay nha khoa uy tín để xử lý kịp thời.
– Chụp X quang:
Để biết chắc chân răng đã được loại bỏ hết, hãy yêu cầu bác sĩ chụp X quang răng để quan sát vùng chân răng mới nhổ, để xem chân răng còn trong khung hàm hay không.
– Quan sát răng vừa nhổ:
Đối với trường hợp nhổ răng sữa tại nhà, cách nhận biết nhổ răng còn sót chân là quan sát răng rụng ra không có chân răng. Đồng thời, lúc máu ngừng chảy, quan sát trong nướu vẫn còn mẩu răng màu trắng đục tại vị trí vừa nhổ. Đây chính là chân răng còn sót lại.
3. Biện pháp xử lý nhổ răng xong bị sốt
Bị sốt sau khi nhổ răng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc phản ứng của cơ thể với quá trình phẫu thuật. Dưới đây là các biện pháp giúp xử lý tình trạng sốt sau khi nhổ răng (4):
– Nghỉ ngơi đầy đủ: đảm bảo bạn có thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể hồi phục. Tránh các hoạt động thể chất nặng và căng thẳng
– Uống nhiều nước: duy trì lượng nước cần thiết để cơ thể không bị mất nước và hỗ trợ quá trình hồi phục
– Uống thuốc giảm đau và hạ sốt: uống các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm cơn đau và hạ sốt. Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, hãy uống đủ liều và đúng theo hướng dẫn để ngăn ngừa nhiễm trùng
– Chườm lạnh: áp túi lạnh hoặc khăn lạnh lên vùng má bên ngoài vị trí nhổ răng trong khoảng 15 – 20 phút, nghỉ 10 phút rồi lặp lại. Chườm lạnh giúp giảm sưng và giảm đau
– Chườm ấm: sau 24 – 48 giờ, có thể chuyển sang chườm ấm để tăng cường tuần hoàn máu và giúp vết thương mau lành
– Súc miệng bằng nước muối ấm: súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm sau khi ăn để làm sạch vùng miệng và giảm nguy cơ nhiễm trùng
– Tránh chạm vào vị trí nhổ răng: hạn chế dùng lưỡi hoặc ngón tay chạm vào vị trí nhổ răng để tránh làm tổn thương và nhiễm trùng
– Thức ăn mềm: ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai tây nghiền để tránh làm tổn thương vết nhổ răng
– Tránh thực phẩm nóng và cay: tránh thức ăn và đồ uống quá nóng, cay, hoặc có tính axit cao để không gây kích thích và đau rát vùng nhổ răng
– Đến khám bác sĩ: nếu tình trạng sốt kéo dài hơn 24 – 48 giờ, hoặc xuất hiện các triệu chứng như sưng tấy, đau nhức nhiều, hoặc chảy mủ, hãy liên hệ với bác sĩ ngay
4. Nhổ răng hàm bị sót chân xử lý thế nào cho đúng
Sau khi nhổ răng khôn, nếu phát hiện còn sót chân răng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn giỏi để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Tuyệt đối không đá lưỡi hoặc tự ý động chạm vào nướu để lấy chân răng ra bởi có thể gây chảy máu và tổn thương đến vết nhổ răng.
Dưới đây là các cách xử lý nhổ răng còn sót chân đúng và an toàn:
– Trường hợp vùng răng không có dấu hiệu viêm nhiễm hay quá đau nhức, tức chân răng vẫn sạch, chân răng còn sót sẽ từ từ ẩn sâu vào xương, nướu. Người bệnh không cần thực hiện lấy nốt chân răng còn sót ngay lập tức. Hãy theo dõi và đợi tới khi chân răng nhô lên khỏi nướu. Lúc này không còn nguy hiểm nữa thì bệnh nhân cần tới nha khoa để tiến hành lấy nốt chân răng còn sót
– Nếu vùng răng bị viêm nhiễm nặng, đau nhức dữ dội, chảy máu không dừng thì cần xử lý nhanh chóng. Đầu tiên, người bệnh cần uống kháng sinh kê đơn để giảm sưng và kháng viêm. Sau đó, bác sĩ thực hiện lấy chân răng còn sót trong thời gian sớm nhất
5. Nhổ chân răng còn sót như thế nào?
Nhổ chân răng còn sót sau khi nhổ răng cần được thực hiện cẩn thận để tránh các biến chứng. Dưới đây là các bước chi tiết:
Bước 1: Xác định vị trí và tình trạng chân răng còn sót
Bác sĩ sẽ kiểm tra miệng và chụp X quang để xác định chính xác vị trí và tình trạng của chân răng còn sót.
Bước 2: Chuẩn bị nhổ lại
Vệ sinh và sát khuẩn kỹ vùng miệng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh cần súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn trước khi tiến hành nhổ lại.
Bước 3: Gây tê
Gây tê cục bộ vùng cần nhổ để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng xung quanh chân răng còn sót.
Bước 4: Nhổ chân răng còn sót
Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn phần chân răng còn sót. Quá trình này cần được thực hiện cẩn thận để tránh gây tổn thương thêm cho mô mềm xung quanh.
Bước 5: Cầm máu và làm sạch
Sau khi nhổ chân răng, bác sĩ sẽ sử dụng gạc y tế để cầm máu. Vết thương sẽ được làm sạch và có thể được khâu lại nếu cần thiết.
Bước 6: Chăm sóc sau khi nhổ
Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà, bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo đơn của bác sĩ. Tránh ăn uống các thực phẩm cứng, nóng và cần giữ vệ sinh miệng sạch sẽ.
Bước 7: Theo dõi và tái khám
Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để bác sĩ kiểm tra quá trình lành vết thương và đảm bảo không còn sót lại bất kỳ phần răng nào.
6. Cách phòng ngừa nhổ răng còn sót chân
Để ngăn ngừa tình trạng sót chân răng sau khi nhổ, cần thực hiện các biện pháp sau:
– Chọn cơ sở nha khoa có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại
– Bác sĩ nên thực hiện kiểm tra kỹ lưỡng và chụp X quang trước khi nhổ để xác định cấu trúc và vị trí răng
– Bác sĩ cần thực hiện kỹ thuật nhổ răng cẩn thận, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn phần chân răng
– Tái khám để bác sĩ kiểm tra quá trình lành vết thương và phát hiện sớm nếu còn sót chân răng
– Nếu sau khi nhổ răng, bạn cảm thấy đau kéo dài, sưng tấy, hoặc chảy máu, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời
– Thực hiện đúng các hướng dẫn chăm sóc miệng sau khi nhổ răng để hỗ trợ quá trình lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng
7. Thắc mắc thường gặp khi nhổ răng còn sót chân răng
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp và giải đáp liên quan đến việc nhổ răng còn sót chân răng.
7.1. Quy trình kiểm tra xem có sót chân răng sau khi nhổ răng diễn ra như thế nào?
Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng nhổ răng và chụp X quang để xác định xem có phần chân răng nào còn sót lại không. Quy trình này giúp đảm bảo không có mảnh răng nào bị bỏ sót và ngăn ngừa các biến chứng sau này.
7.2. Nên xử lý nhổ răng còn sót chân răng bằng phương pháp nào: nhổ hay phẫu thuật?
Khi phát hiện có chân răng còn sót, việc xử lý có thể được thực hiện bằng các phương pháp sau:
– Nhổ răng: với những mảnh chân răng nhỏ và dễ tiếp cận, bác sĩ có thể tiến hành nhổ bỏ bằng các dụng cụ nha khoa thông thường
– Phẫu thuật: nếu chân răng bị sót nằm sâu trong nướu hoặc xương hàm, phẫu thuật là phương pháp cần thiết để loại bỏ. Phẫu thuật sẽ cần thời gian hồi phục lâu hơn
7.3. Hậu quả của việc không xử lý nhổ răng còn sót chân răng
Nếu không xử lý phần chân răng còn sót, có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm kéo dài, đau đớn và sưng tấy. Ngoài ra, còn có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận và gây ra các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác.
Nhổ răng còn sót chân răng là biến chứng đáng lo ngại, người bệnh cần nắm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và xử lý đúng. Tại nha khoa Paris, quy trình nhổ răng được thực hiện chuẩn xác bởi bác sĩ chuyên môn cùng sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại giúp việc nhổ răng diễn ra an toàn, đơn giản và không để lại biến chứng.
Từ khóa » Nhổ Sót Chân Răng Số 8
-
Nhổ Răng Bị Sót Chân: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử ...
-
Nhổ Răng Khôn Còn Sót Chân Răng Có Sao Không?
-
Nhổ Răng Số 8 Còn Sót Chân Răng Có Nguy Hiểm Không?
-
Nhổ Răng Khôn Bị Sót Chân Răng Có Nguy Hiểm Không? Phải Làm Sao ...
-
Nhổ Răng Còn Sót Chân Răng Có Sao Không? - NHA KHOA ĐÔNG NAM
-
Sót Chân Răng Sau Khi Nhổ Có Nguy Hiểm Không?
-
Nhổ Chân Răng Còn Sót - Cách Nhận Biết Và Xử Lý Chuẩn An Toàn
-
Nhổ Răng Số 8 Bị Sót Chân Răng Nguyên Nhân Vì đâu?
-
Nhổ Răng Bị Sót Chân Có Sao Không? – Nha Khoa Quốc Tế Á Châu
-
Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Phẫu Thuật Lấy Chân Răng Còn Sót Lại Sau Nhổ Răng Khôn
-
Nhổ Răng Sữa Còn Sót Chân Răng, Phải Làm Thế Nào? | Vinmec
-
Một Số Biên Chứng Của Việc Nhổ Răng Khôn