Nhổ Răng Số 8 Còn Sót Chân Răng Có Nguy Hiểm Không?

Trong quy trình nhổ răng khôn, một sai lầm rất nhỏ của bác sĩ cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Nhổ răng số 8 còn sót chân răng cũng là một trong những hậu quả của quy trình nhổ răng khôn không an toàn. Vậy nhổ răng số 8 còn sót chân răng có nguy hiểm không? Bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng nhất về vấn đề này.

Nội dung bài viết

Toggle
  • Nguyên nhân nhổ răng khôn còn sót chân răng
    • Do chủ quan
    • Do khách quan
  • 2. Dấu hiệu nhận biết nhổ răng khôn còn sót chân răng
  • 3. Răng khôn còn sót lại có nhất thiết phải lấy ra không?
    • Trường hợp 1: Không gây sưng đau, viêm nhiễm
    • Trường hợp 2:  Gây sưng đau, viêm nhiễm

Nguyên nhân nhổ răng khôn còn sót chân răng

Nhổ răng khôn còn sót chân răng có thể không nguy hiểm như bạn nghĩ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chúng ta có thể chia thành hai lý do chính: chủ quan và khách quan.

Do chủ quan

Nhổ răng khôn còn sót chân răng có thể do bác sĩ cố tình để lại một phần chân răng bên trong. Nếu cố gắng lấy hết chân răng trong 1 lần nhổ sẽ tác động đến cấu trúc giải phẫu dưới răng, gây ra những biến chứng nguy hiểm như: mất máu nhiều, tổn thương mô xung quanh, đứt ống thần kinh, gây đau nhức, tê nửa hàm…Do đó, bác sĩ sẽ buộc phải để sót lại một phần chân răng bên trong.

  • Răng ở vị trí quá khó: Nằm phía sâu bên trong hàm, sát ống dây thần kinh và các mạch máu.
  • Chân răng bị dị dạng: Có những trường hợp chân răng quặp, chân răng cong, chân răng dùi trống,… khiến các bác sĩ rất khó khăn trong quá trình thực hiện.
  • Chân răng dính với phần xương hàm: Nếu lấy chân răng ra rất dễ làm tổn thương đến xương khiến bạn bị đau nhức và lâu liền thương hơn.
Răng khôn có rất nhiều hình dạng và cách mọc cũng rất khác thường
Răng khôn có rất nhiều hình dạng và cách mọc cũng rất khác thường

Trường hợp các bác sĩ “cố tình” để sót lại chân răng rất ít. Với sự phát triển của y học hiện nay thì các bác sĩ có thể thực hiện nhổ răng khôn đơn giản, an toàn và không để lại chân răng cho bệnh nhân.

Do khách quan

Phần lớn những trường hợp còn sót chân răng là do bác sĩ tay nghề non kém, kỹ thuật nhổ răng thô sơ và không có sự thăm khám, chụp X-quang cẩn thận để lên phác đồ điều trị trước khi tiến hành nhổ răng. Khi đó, chân răng bị sót lại mà ngay cả chính các bác sĩ cũng không biết. Nếu xuất hiện viêm nhiễm bên trong rất khó để nhận ra khiến bệnh nhân vô cùng khổ sở.

2. Dấu hiệu nhận biết nhổ răng khôn còn sót chân răng

Để nhận biết ca nhổ răng khôn có diễn ra thành công và không còn sót chân răng hay không, bạn có thể dựa vào 3 dấu hiệu sau:

  • Sưng tấy và đau nhức: Cơn đau sau khi nhổ răng khôn là điều hoàn toàn bình thường và bạn vẫn có thể chịu đựng được. Tuy nhiên, nhổ răng khôn còn sót chân răng có thể sẽ gây ra sưng tấy và những cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh. Nếu có dấu hiệu bất thường này, bạn nên tới ngay các địa chỉ nha khoa uy tín để bác sĩ tìm cách giải quyết.
  • Số chân răng không đủ: Sau khi lấy răng khôn ra, bạn nên kiểm tra số chân răng đã nhổ, sau đó, so sánh với số chân răng thực tế của chiếc răng đó. Trong trường hợp thiếu chân răng hoặc răng không còn nguyên vẹn thì rất có thể bác sĩ đã để sót lại chân răng hoặc mảnh vụn răng trong nướu của bạn.
  • Chụp X-quang: Sau khi nhổ răng khôn, nếu có nghi ngờ thì bạn nên đi chụp phim X – quang một lần nữa. Hình ảnh trên phim X-quang sẽ cho thấy rõ răng còn sót trên cung hàm hay không.
Nhổ răng khôn còn sót chân răng không dễ để phát hiện bằng mắt thường
Nhổ răng khôn còn sót chân răng không dễ để phát hiện bằng mắt thường

Nếu bạn phát hiện nhổ răng khôn còn sót chân răng thì nên đến gặp các bác sĩ có chuyên môn giỏi để kiểm tra lại tình hình. Tuyệt đối không được tự ý nhổ, đá lưỡi hoặc động chạm vào nướu để lấy chân răng ra vì có thể sẽ gây chảy máu nhiều và tổn thương đến vết phẫu thuật.

3. Răng khôn còn sót lại có nhất thiết phải lấy ra không?

Có một số ca nhổ răng khôn còn sót chân răng không nguy hiểm như bạn nghĩ. Do vậy, không nhất thiết phải lấy bằng được chân răng còn sót lại ra. Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ tiến hành lấy chân răng còn sót lại ra hay không.

Trường hợp 1: Không gây sưng đau, viêm nhiễm

Nếu nhổ răng khôn còn sót chân răng không gây sưng đau hoặc viêm nhiễm thì bạn không cần lo lắng. Sau một thời gian, chân răng sẽ được đẩy lên từ từ khỏi vị trí nguy hiểm hoặc nếu chiếc chân răng không bị hở ra môi trường bên ngoài thì nó sẽ nằm im một chỗ và tự liền vào xương.

Đây là trường hợp các bác sĩ “cố tình” để lại chân răng vì chiếc răng này ở vị trí quá khó, chân răng dị dạng hoặc dính với xương hàm. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ theo dõi quá trình liền thương của bạn định kỳ để có hướng giải quyết kịp thời.

Trường hợp 2:  Gây sưng đau, viêm nhiễm

Nhổ răng khôn để sót chân răng khiến quá trình lành thương diễn ra lâu hơn, đồng thời cũng là nguyên nhân gia tăng các vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Nếu tay nghề của bác sĩ không cao sẽ khiến chân răng hở ra môi trường bên ngoài gây sưng đau nhức kéo dài, nhiễm trùng, xuất hiện hạch ở cổ, thậm chí là sốt cao.

Có trường hợp nhổ răng khôn còn sót chân răng gây sưng đau, viêm nhiễm kéo dài
Có trường hợp nhổ răng khôn còn sót chân răng gây sưng đau, viêm nhiễm kéo dài

Khi xuất hiện những biểu hiện nguy hiểm này, bạn càng phải nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ tránh nhiễm trùng và sâu răng bên cạnh. Sau đó, nên đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt để có phác đồ điều trị phù hợp. Nếu không may nhổ răng khôn còn sót chân răng, việc cố gắng lấy chân răng ra hay để lại chân răng trong xương hàm là một vấn đề mà các bác sĩ phải cân nhắc kỹ lưỡng. 

Nhổ răng hàm xong có hiện tượng viêm nhiễm, bác sĩ có thể sử dụng kết hợp kháng sinh trước – trong và sau khi điều trị để can thiệp cho bệnh nhân. Nhưng việc quyết định có nên lấy hết chân răng ra hay không còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân sau khi bác sĩ thăm khám.

Hy vọng bài viết Nhổ răng số 8 còn sót chân răng có nguy hiểm không đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

Từ khóa » Nhổ Sót Chân Răng Số 8