Nhớ Rừng ( Thế Lữ ) Docx - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo Dục - Đào Tạo
  4. >>
  5. Cao đẳng - Đại học
Nhớ rừng ( Thế Lữ ) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.42 KB, 17 trang )

Tiết73, 74. Nhớ rừng ( Thế Lữ ) A. Mục tiêu: 1/.Kiến thức : Thấy được “ Nhớ rừng” là bài thơ hay, tiêu biểu của Thế Lữ và của phong trào thơ mới. Bài thơ, qua tâm sự nhớ rừng của con Hổ, là niềm khao khát tự do cháy bỏng, chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, đó cũng là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước. 2/. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc, cảm thụ và phân tích thơ, cảm thụ thơ. 3/.Thái độ: -Giáo dục HS: Cảm thông với nỗi đau của người dân trong xã hội đương thời và biết yêu tự do. B. Các hoạt động dạy học: - Kiểm tra chuẩn bị bài của học sinh - Bài mới: GV HS ND - Giải thích chung, sơ lược về thơ mới và phong trào thơ mới (dựa phần lưu ý - SGK tr. 3- 4,5) Lắng nghe I.Tiếp xúc văn bản 1. Giới thiệu về "thơ mới" và tác giả Thế Lữ: - Thơ mới vàphong trào thơ mới (khoảng 1932 - 1945) Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Thế Lữ.Giáo viên chốt hoặc bổ sung 1 học sinh trình bày (dựa vào CT SGK) -Tác giả: +Thế Lữ (1907 - 1989 tên k/s Nguyễn Thế Lữ quê Bắc Ninh - là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới + Ngoài thơ, ông còn viết truyện, hoạt động sân khấu. "Nhớ rừng là bài thơ tiêu biểu của TL, là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới. Giáo viên đọc mẫu. -Chú ý giọng điệu phù hợp với nội dung cảm 1 học sinh đọc, - Nhận xét 2. Đọc - tìm hiểu chú thích. a. Đọc 2. Chú thích: lưu ý các từ HV và xúc của bài thơ. - Hướng dẫn tìm hiểu CT. GV: Đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ và chữ (hay hát nói) truyền thống. từ cổ. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Thể thơ và bố cục bài thơ. a.Thể thơ: 8 chữ Bài thơ được ngắt làm 5 đoạn. Hãy cho biết nội dung của mỗi đoạn? GV: Bài thơ có 2 cảnh tương phản. Với con hổ, cảnh trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, là dĩ vãng. Hai cảnh tượng đối lập như vậy vừa tự nhiên, vừa phù hợp với diễn 1 -2 học sinh nêu ý kiến b. Bố cục: - Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị giam cầm. - Đoạn 2 - 3: cảnh núi non hùng vĩ, nơi con hổ "tung hoành hống hách những ngày xưa". - Đoạn 5: Nỗi khát khao và nuối tiếc những ngày tháng hào hùng trong dĩ vãng. biến tâm trạng con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề - Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ tù hãm ở vườn bách thú. Cảnh ngộ ấy cụ thể như thế nào và tâm trạng của chúa sơn lâm? Thảo luận lớp 2. Phân tích nội dung: a. Cảnh con hồ ở vườn bách thú: - Cảnh ngộ: Chúa muôn loài đang tự do - bị nhốt trong cũi sắt, thành đồ chơi của con người, ngang bầy với bọn "dở hơi" "vô tư lự" - cuộc sống tù túng, tầm thường -Tâm trạng: vô cùng căm uất, ngao ngán, nhưng đành buông xuôi, bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua". - Đọc đoạn 4. ? Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như 1 học sinh đọc - Nhận xét cá nhân Đáng chán, đáng khinh, đáng ghét, mọi thứ đều đơn điệu và buồn tẻ, đều do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất tầm thường giả dối, không giống như thế giới tự nhiên to lớn, mạnh thế nào mẽ, bí hiểm. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của bài thơ này (gợi ý: từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp, giọng điệu thơ tác dụng?) Khổ 4 có giọng giễu với một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở hai câu đầu, những câu tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường, khinh miệt. GV: Cảnh vườn thú "tầm thường, giả dối" và tù túng dưới mắt con hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bằng những tâm hồn lãng mạn.Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. - cho học sinh đọc đoạn 2 - 3. ? Đọc đoạn 2 và 3 của bài thơ em cảm thấy thế nào? 1 học sinh đọc Nêu ý kiến cá nhân b. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó. - Đây là 2 đoạn hay nhất của bài thơ, miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ, chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó. - Cảnh núi rừng đại Học sinh tìm bổ + Núi rừng đại ngàn: bóng cả, ngàn, cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường. Em hãy chỉ ra những từ ngữ phong phú được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh đó? sung cây già, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội, hoang vu, bí mật là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh nước non hùng vĩ, là oai linh, ghê gớm - Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra như thế nào? + Hình ảnh con hổ: nổi bật với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt, với một tư thế "dõng dạc" "đường hoàng": "Lượn tấm thân lá gai, cỏ sắc" Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm. Có người nói đoạn 3 của bài thơ có thể coi như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Em có thể lý giải ý kiến Thảo luận nhóm, đại diện trình bày ý kiến Đoạn có 4 cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh 1: "đêm vàng bên bờ suối" hết sức diễm ảo với hình ảnh con đó? (Cho học sinh thực hiện vào phiếu học tập nhóm). GV: Nhưng đó chỉ là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ da diết đớn đau của con hổ. Những điệp ngữ lặp đi lặp lại đã diễn tả nỗi nhớ tiếc không nguôi với những cảnh không bao giờ được thấy nữa ?Em suy nghĩ và cảm nhận được gì khi đọc hổ "say mồi đứng uống ánh trăng tan" đầy lãng mạn. Cảnh 2: Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn với hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương "ta lặng lẽ ngắm sang sơn ta đổi mới". Cảnh 3: "Bình minh cây xanh nắng gội" chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm. Cảnh 4: Cảnh "chiều lênh láng máu rau rừng" thật dữ dội với con hổ đang chờ đợi mặt trời "chết" để chiếm lấy riêng phần bí mật trong vũ trụ. Cảnh nào núi rừng cũng có vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng và con hổ cũng nổi bật lên với tư thế lẫm liệt, kiêu hùng của chúa sơn lâm đầy uy lực. - Hình tượng con hổ vừa là thi sĩ, vừa là bậc đế vương rực rỡ lên trong hoàn cảnh. ở đây cần chú ý những câu thơ " những đêm vàng " " những chiều lênh láng "? GV: Đoạn 5 của bài thơ vẫn chảy tràn trong dòng hoài niệm, cái ảo xa xôi đã dần bị cái thực thay vào: Sự chật chội tù túng, bất lực, bế tắc. Trình bày ý kiến CN đến hồn thơ, hồn chữ: Đêm vốn tối trở thành đêm vàng thơ mộng; ngày mưa vốn buồn bã, đìu hiu lại tạo một niềm say mê khác, lối đảo ngữ rất đắt "ta đợi chết mảnh MT gay gắt"đã tạo được cái hình ảnh kỳ lạ, lớn lao của loài hổ: với nó, TN phải mang tâm hồn lên tương xứng hoặc nó không chỉ là nó, nó đang vươn tới cái vô tận vô cùng. - Nêu câu hỏi 2.c (SGK). III. Tổng kết - ghi nhớ (SGK tr.7) IV. Luyện tập Thảo luận Qua sự đối lập, tương phản sâu sắc giữa 2 cảnh, 2 thế giới, tác giả đã thể hiện nỗi bất hoà đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình, đó cũng là tâm trạng chung của người dân VN mất nước khi đó - bài thơ được công chúng say 1. Câu 4 (SGK) Thơ "nhớ rừng" tràn đầy cảm xúc mãnh liệt. 2. Học thuộc lòng bài thơ. Dặn dò: - Học bài - Soạn bài tiếp theo sưa đón nhận. 3. Nét đặc sắc nghệ thuật. - Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. - Hình tượng con hổ bị nhốt trong trong vườn bách thú đã trở thành biểu tượng thích hợp và đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ. - Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình - Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm. B. Các hoạt động dạy học. - Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng đoạn 2 - 3 bài "Nhớ rừng" tại sao nói khổ thơ thứ ba được coi là bức tranh tứ bình? - Bài mới: Vào bài: Em hiểu thế nào về các ông đồ và việc viết câu đối Tết ngày xưa? Giáo viên dẫn dắt vào bài dựa "Những điều cần lưu ý" trang 10- 11 Sách giáo viên. G.V H.S Nội dung cần đạt Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Vũ Đình Liên? - 1 học sinh trình bày dựa CT SGK I.Tiếp xúc văn bản: 1. Giới thiệu tác giả; - Vũ Đình Liên (1913 - 1996) quê Hải Dương nhưng chủ yếu sống ở Hà Nội. - Thơ ông thương mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. - Hướng dẫn học sinh đọc (giáo viên đọc mẫu, 1 - 2 học sinh đọc lại) 1 - 2 học sinh đọc 2. Đọc - tìm hiểu chú thích. a. Đọc: lưu ý đọc với giọng luyến tiếc, buồn da diết. b. Chú thích: - Em hãy xác định bố cục của bài thơ Thảo luận 1, 2 học sinh trình bày II. Tìm hiểu văn bản: Bố cục bài thơ: - Hai khổ đầu: hình ảnh ông đồ thời đắc ý. - Hai khổ tiếp (khổ 3 + 4): hình ảnh ông đồ thời tàn. - Khổ kết: Nỗi bâng khuâng nhớ tiếc của nhà thơ. - Cho học sinh đọc lại khổ 1 - 2. Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi: Nêu những điều em hình dung được khi đọc hai khổ thơ đầu bài thơ? Nhận xét về vai trò của ông đồ lúc này? (gợi ý: Hình ảnh ông đồ hiện lên cùng những đồ vật gì, ở đâu? thời gian không gian như thế nào? Thái độ của mọi người đối với ông đồ ra sao? ông đồ có vai trò gì trong những ngày chuẩn bị đón tết 1 học sinh đọc - Thảo luận nhóm 2 - 3 học sinh đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận 1. Hình ảnh ông đồ thời đắc ý: Nổi bật hình ảnh ông đồ: tết đến, hoa đào nở, ông đồ cùng mực tàu, giấy đỏ bên hè phố đó là hình ảnh thân quen không thể thiếu trong mỗi dịp tết. - Ông đồ rất đắt hàng, "bao nhiêu người thuê viết" câu đối. Hình ảnh ông đồ như hoà vào, góp vào cái rộn ràng tưng bừng của phố phường đang đón tết. Sự có mặt của ông đã thu hút bao người. - Người ta không chỉ đến để thuê viết mà còn thưởng thức tài viết chữ đẹp của ông, tấm tắc ngợi khen tài "ông, khen ông có hoa tay, khen chữ ông như phường múa rồng bay ấy? ) - Ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng của sự ngưỡng mộ của mọi người. - Cho học sinh đọc tiếp đoạn 3 - 4. ? Con hãy so sánh cảnh người ở hai khổ thơ này với 2 khổ thơ đầu? - Trình bày những điều con cảm nhận được khi đọc 2 khổ thơ này? ( Lý giải vì sao "giấy đỏ buồn không thấm mực đọng trong nghiên sầu?) 1 học sinh đọc Thảo luận lớp 2. Hình ảnh của ông đồ thời tàn: ở khổ 3 - 4 vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ bên hè phố nhưng tất cả đã khác xưa. Chẳng còn đâu cảnh "bao nhiêu người thuê viết" tấm tắc ngợi khen tài" mà là cảnh tượng vắng vẻ: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu?" Ông đồ ngồi đấy nhưng chẳng cầm đến bút, chạm đến giấy nên: "giấy đỏ buồn không thấm Mực đọng trong nghiên sầu" Nỗi buồn tủi lan sang cả những vật vô tri vô giác. Màu đỏ của tờ trở nên bẽ bàng, vô duyên, không thấm được. Nghiên mực không hồ được chiếc bút lông dụng vào nên mực như đọng lại bao sầu tủi và trở thành nghiên sầu. - Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh ông đồ lúc này? Em hình dung như thế nào về tâm trạng của ông đồ? Nêu cảm nghĩ cá nhân Ông đồ vẫn ngồi đấy như xưa, nhưng cuộc đời đã hoàn toàn khác xưa. Phố vẫn đông người qua, nhưng không ai biết đến sự có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời đã quên hẳn ông. Ông "ngồi đấy" bên phố đông mà vô cùng lạc lõng, lẻ loi. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là tấm bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. Trời đất cùng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông: "Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay" -Theo em, những dâu thơ "giấy đỏ buồn " " mưa bụi bay" là tả cảnh hay tả tình? Thảo luận Tả cảnh nhưng chính là nói nỗi lòng, mượn cảnh tả tình: Lá vàng rơi vốn đã gợi sự tàn tạ, buồn bã, đây lại là lá vàng rơi trên những tờ giấy dành viết câu đối của ông đồ. Vì ông đang ế khách, tờ giấy đỏ cứ phơi ra đấy hứng lá vàng rơi, ông cũng mặc. Ngoài giời mưa bụi bay - cảm giác ảm đạm, lạnh lẽo. Đấy là mưa trong lòng người chứ không còn là mưa ngoài trời. Dường như tất cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã cùng với ông đồ. Em có nhận xét gì về cách mở đầu và kết thúc bài thơ? tác dụng? 1 - 2 học sinh nhận xét 3.Tâm trạng của tác giả: -Bài thơ mở đầu: "Mỗi năm hoà đào nở Lại thấy ông đồ già" và kết thúc: "năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa" - Kiểu kết thúc đầu cuối tương ứng chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề. Khổ thơ có cái tứ "cảnh cũ người đâu" thường gặp trong thơ xưa, đầy gợi cảm. Cảm nghĩ của em khi đọc hai câu cuối? GV: Bài thơ là niềm cảm thương chân thành đối với tình cảnh những ông đồ đang tàn tạ trước sự thay đổi của cuộc đời. Đồng thời đó còn là niềm nhớ tiếc những cảnh cũ người xưa nay đã vắng bóng. ở bài thơ này việc ngậm ngùi nhớ tiếc những cái đã từng gắn bó thân thiết với những giá trị tinh thần truyền thống là niềm hoài cổ đó có một ý nghĩa nhân văn và tinh thần dân tộc đáng trân trọng. Hai câu cuối là lời tự vấn, là nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ trước việc vắng bóng "ông đồ xưa".Từ đó tác giả bâng khuâng xót xa nghĩ tới những người muôn năm cũ không bao giờ còn thấy nữa. Câu hỏi không có trả lời, gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối day dứt không nguôi. Cho học sinh nhận thấy trong quá trình 4. Đặc sắc nghệ thuật của bài hiểu nội dung bài thơ đã phân tích yếu tố nghệ thuật, song cần nắm được những nét chung về nghệ thuật thơ: + Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả nghệ thuật cao. Giọng chủ âm của bài thơ là trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp với diễn tả tâm tư cảm xúc của nhà thơ. + Kết cấu bài thơ giản dị mà chặt chẽ, có nghệ thuật (kết cấu đầu cuối tương ứng) + Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, hàm xúc. Hình ảnh thơ đầy gợi cảm, ý tại ngôn ngoại. Bài thơ có sức truyền cảm nghệ thuật và sức sống mạnh mẽ, lâu dài 1 học sinh đọc nhớ III. Tổng kết - ghi nhớ (SGK tr.10) IV. Luyện tập. Đọc diễn cảm bài thơ. Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ - Đọc lại bài ghi - Soạn bài tiếp theo.

Tài liệu liên quan

  • Bài giảng Nhớ Rừng - Thế Lữ Bài giảng Nhớ Rừng - Thế Lữ
    • 11
    • 850
    • 3
  • “Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ pdf “Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ pdf
    • 11
    • 827
    • 0
  • Luyện trí nhớ như thế nào? docx Luyện trí nhớ như thế nào? docx
    • 3
    • 381
    • 2
  • Khám phá những quốc gia nhỏ nhất thế giới docx Khám phá những quốc gia nhỏ nhất thế giới docx
    • 5
    • 245
    • 0
  • Nhớ rừng ( Thế Lữ ) docx Nhớ rừng ( Thế Lữ ) docx
    • 17
    • 2
    • 2
  • Nhớ rừng( Thế Lữ ) potx Nhớ rừng( Thế Lữ ) potx
    • 17
    • 950
    • 0
  • “Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ ppt “Nhớ rừng” và ngòi bút tạo hình lãng mạn của Thế Lữ ppt
    • 29
    • 441
    • 0
  • nho rung -The lu nho rung -The lu
    • 16
    • 262
    • 0
  • Chuyên đề Tâm sự thầm kín về tình yêu quê hương đất nước qua tác phẩm Nhớ rừng -Thế Lữ, Ông đồ - Vũ Đình Liên, Quê hương - Tế Hanh Chuyên đề Tâm sự thầm kín về tình yêu quê hương đất nước qua tác phẩm Nhớ rừng -Thế Lữ, Ông đồ - Vũ Đình Liên, Quê hương - Tế Hanh
    • 24
    • 7
    • 18
  • Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ – Bài mẫu 1 Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ – Bài mẫu 1
    • 3
    • 719
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(176.42 KB - 17 trang) - Nhớ rừng ( Thế Lữ ) docx Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nhớ Rừng Nhịp Thơ