NHOM 12 AN MON KIM LOAI - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Khoa Học Tự Nhiên
  4. >>
  5. Hóa học - Dầu khí
NHOM 12 AN MON KIM LOAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 11 trang )

NHÓM 12: CHỦ ĐỀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI1. Lý do chọn chủ đềHiện tượng kim loại bị gỉ sét, ăn mòn rất phổ biến trong tự nhiên. Hàng năm lượng kim loại bị gỉsét, ăn mòn chiếm khoảng ¼ lương kim loại được điều chế ra. Vì vậy ăn mòn kim loại là một chủ đề kiếnthức có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống.Có rất nhiều dạng ăn mòn kim loại, để hiểu rõ bản chất và cơ chế của từng dạng nhằm vận dụngcác kiến thức kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinhphải nắm vững các kiến thức cơ sở liên quan.Do đó việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức một tiết học nhằm giúp học sinhchiếm lĩnh các kiến thức trên và vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống là việc làm hết sức cần thiết.2. Nội dung chủ yếu của chủ đềChủ đề gồm các nội dung chính sau:Khái niệm về sự ăn mòn kim loại, các dạng ăn mòn kim loại: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.Điều kiện và cơ chế của từng dạng ăn mòn.Một số phương pháp chống ăn mòn kim loại.Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 01 tiết3. Mục tiêu chủ đềa. Kiến thức, kĩ năng, thái độKiến thứcNêu được:- Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá.- Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.- Cơ chế ăn mòn điện hóa học.Trình bày được các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.Kĩ năng- Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.- Giải thích cơ chế ăn mòn điện hoá học trong thực tế- Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính củachúng.Thái độ- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học về sự ăn mòn kim loại vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đờisống con người.b. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.- Năng lực thực hành hóa học.- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh1.Giáo viên (GV)Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh, điện kế,dây dẫn.Hóa chất: thanh Cu, Zn, dd H2SO4 loãng.Hình vẽ, bài trình chiếu.Các phiếu học tập.2.Học sinh (HS)Ôn lại các kiến thức đã học có liên quan: ăn mòn kim loại (lớp 9).Hoàn thành phiếu học tập số 2 theo yêu cầu của GV (GV chuẩn bị sẵn phiếu học tập số 2và phát cho HS ở cuối buổi học trước).III - Thiết kế chi tiết từng hoạt động họcA - HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI (6 PHÚT)a) Mục tiêu hoạt độngHuy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HSNội dung: Giới thiệu về sự ăn mòn kim loại.b) Phương thức tổ chức HĐ- GV cho HS xem một số hình ảnh gần gũi về ăn mòn kim loại và đặt một số câu hỏi cho HS thảo luậnnhóm nhỏ (2-3 HS) trong khoảng 3 phút.- HS hoàn thành phiếu học tập số 1 theo các câu hỏi:+ Hình ảnh trên mô tả hiện tượng gì ? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó là gì ?+ Đề xuất các biện pháp phòng chống.Hiện tượngPHIẾU HỌC TẬP SỐ 1Nguyên nhânBiện pháp phòng chống- Sau đó cho đại diện một số nhóm HS phát biểu ý kiến, các nhóm khác góp ý bổ sung. Vì đây là hoạtđộng tạo tình huống học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những vấn đề chủ yếu mà HS đãnêu ra. Các vấn đề này sẽ được giải quyết ở các hoạt động sau.c) Sản phẩm, đánh giá kết quả HĐSản phẩm: Hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1 (không cần chính xác tuyệt đối).Trong đó:+ Nêu được hình ảnh trên mô tả hiện tượng ăn mòn kim loại.+ HS đề xuất một số nguyên nhân và biện pháp phòng chống theo suy nghĩ của các em, có thể nêu khôngchính xác.Đánh giá kết quả hoạt động:+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát tất cả các nhóm.+ Thông qua báo cáo của một số nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác: GV biết được HS đã cóđược những kiến thức nào và cần điều chỉnh, bổ sung những kiến thức nào.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCHoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểu khái niệm ăn mòn kim loại, phân loại các dạng ăn mòn kim loại, điềukiện và cơ chế của từng dạng ăn mòn.a. Mục tiêu hoạt động:- Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại.- Phân loại và so sánh các dạng ăn mòn kim loại, điều kiện và cơ chế của từng dạng ăn mòn.- Rèn học sinh năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sữ dụng ngôn ngữ hóa học.b. Phương thức tổ chức hoạt động:- GV cho HS hoạt động cá nhân: Nghiên cứu SGK để tiếp tục hoàn thành phiếu học tập số 2.Phiếu học tập số 2 (Đã được giáo viên cho HS chuẩn bị trước ở nhà)Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi bên dưới:1. Một số ví dụ về các tai nạn do ăn mòn và tác hại của nó với con người và môi trường.2. Đọc SGK phần II (trang 92, 93, 94).3. HS đem mẫu vật, hình ảnh kim loại bị ăn mòn.Câu hỏi:1. Khái niệm:a. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?b. Ăn mòn hóa học là gì?c. Ăn mòn điện hóa học là gì?2. Nêu ví dụ:a. Ăn mòn hóa họcb. Ăn mòn điện hóa học3. Cơ chế:a. HS nghiên cứu thí nghiệm trang 92 hình 5.5 và trả lời các câu hỏi sau:- Hãy xác định kim loại dùng làm cực dương, cực âm chất điện li.- Hãy viết quá trình xảy ra ở cực dương, cực âm.- HS kết luận trong ăn mòn điện hóa học cực dương, cực âm xảy ra quá trình gì?b. HS nghiên cứu thí nghiệm trang 93 hình 5.6 và trả lời các câu hỏi sau:- Hãy xác định kim loại dùng làm cực dương, cực âm chất điện li.- Hãy viết quá trình xảy ra ở cực dương, cực âm.c. Hãy so sánh sự khác nhau giữa hai thí nghiệm trên.d. HS nêu điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học.-HĐ nhóm: GV cho HS HĐ nhóm để chia sẻ, bổ sung cho nhau trong kết quả HĐ cá nhân.HĐ chung cả lớp: GV mời một số nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung (lưuý mời các nhóm khác có kết quả khác nhau trình bày để khi thảo luận chung cả lớp phong phúđa dạng và HS sẽ được rút kinh nghiệm thông qua sai lầm của mình).- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Học sinh có thể gặp khókhăn về cách phân loại và so sánh các dạng ăn mòn, mô tả cơ chế xảy ra của ăn mòn điện hóa.c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.I - ĂN MÒN KIM LOẠI1. Khái niệm:Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môitrường xung quanh.2. Bản chất của sự ăn mòn kim loại:Bản chất của sự ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử trong đó kim loại bị oxi hóa thành iondương: M → Mn+ + ne.II – CÁC DẠNG ĂN MÒN KIM LOẠICó 2 dạng ăn mòn kim loại: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.1. Ăn mòn hóa họcĂn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trựctiếp đến các chất trong môi trường.Ví dụ: các chi tiết kim loại dùng trong các nhà máy hóa chất, lò đốt, nồi hơi, các chi tiết của độngcơ đốt trong bị ăn mòn do tác dụng trực tiếp với các hóa chất hoặc với hơi nước ở nhiệt độ cao.2. Ăn mòn điện hóa học (ăn mòn điện hóa)a) Khái niệmĂn mòn điện hóa học là quá trình oxi hóa - khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dungdịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm đến cực dương (dòng điện).Ví dụ: Nhúng thanh Zn và thanh Cu (không tiếp xúc với nhau) vào cốc đựng dung dịch H 2SO4loãng.- Khi chưa nối dây dẫn : thanh Zn tan chậm, có bọt khí thoát ra chỉ bên thanh Zn, xảy ra quá trìnhăn mòn hóa học do có phản ứng:Zn + H2SO4 loãngZnSO4 + H2- Khi nối dây dẫn đi qua một điện kế : kim điện kế quay, thanh kẽm bị mòn nhanh hơn, bọt khíthoát ra ở cả thanh Zn lẫn thanh Cu do xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.+ Vì Zn có tính khử mạnh hơn Cu nên : Zn đóng vai trò cực âm (anot), Cu là cực dương (catot).+ Tại cực âm (anot): Zn bị oxi hóa thành Zn2+ (Zn → Zn2+ + 2e)+ Tại cực dương (catot): ion H+ nhận e/ bị khử thành H2 (2H+ + 2e → H2)Như vậy: Zn đã bị ăn mòn điện hóa.b) Ăn mòn điện hóa học hợp kim của sắt trong không khí ẩmGang có thành phần chính là Fe-C.Vì Fe có tính khử mạnh hơn C nên Fe(anot); C (catot).+ Tại cực âm (anot) : Fe bị oxi hóa thành Fe2+ (Fe → Fe2+ + 2e)+ Tại cực dương (catot) :O2 trong nước bị khử thành ion hiđroxit (O2 + 2H2O + 4e → 4OH-)Trong dung dịch chất điện li: Fe2+ tiếp tục bị oxi hóa bởi O2 hòa tan, dưới tác dụng của OH- tạo ragỉ sắt có thành phần chủ yếu là Fe2O3.nH2O.Như vậy : Fe bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm.c) Điều kiện xảy ra sự ăn mòn điện hóa học: Các điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL,KL-PK,...), tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau qua dây dẫn và cùng tiếp xúc với một dungdịch chất điện li.-Đánh giá kết quả hoạt động:+ Thông qua quan sát: GV quan sát tất cả các hoạt động của học sinh, kịp thời phát hiện nhữngkhó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.+ Thông qua báo cáo của các nhóm và qua sự góp ý bổ sung của các nhóm khác, GV hướngdẫn HS chốt được các kiến thức trọng tâm.Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)a) Mục tiêu hoạt động- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài: các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ănmòn điện hoá, điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại, cơ chế ăn mòn điện hóa học.- Tiếp tục phát triển các năng lực: năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực pháthiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.Nội dung: Hoàn thành các câu hỏi, bài tập trong phiếu học tập số 3.b) Phương thức tổ chức HĐ- HS hoạt động cá nhân là chủ yếu, hoặc có thể hoạt động cặp đôi, nhóm nhỏ.- HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS trình bày kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhậnra chỗ sai sót và chỉnh sửa.- GV biên soạn thêm một số câu hỏi phù hợp với từng đối tượng HS khác nhau, đảm bảo đúng chuẩn kĩnăng, kiến thức.PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3Câu 1: Viết cơ chế ăn mòn điện hóa học của các cặp chất sau:a) Fe – Cu trong môi trường axit.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................b) Fe – C trong không khí ẩm.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 2: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?A. Ngâm trong dung dịch HCl.B. Ngâm trong dung dịch HgSO4.C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.D. Ngâm trong dd H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dd CuSO4.Câu 3: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắtbên trong, sẽ xảy ra quá trìnhA. Fe bị ăn mòn hoá học.B. Fe và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.C. Sn bị ăn mòn điện hoá.D. Fe bị ăn mòn điện hoá.Câu 4: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau. Nếu các vật này đều bị sây sátsâu đến lớp sắt, thì vật bị gỉ chậm nhất làA. sắt tráng thiếc.B. sắt tráng kẽm.C. sắt tráng niken.D. sắt tráng đồng.Câu 5: Cho các hợp kim: Fe-Cu, Fe-C, Zn-Fe, Mg-Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Febị ăn mòn điện hóa làA. 3.B. 1.C. 4.D. 2.Câu 6: Vì sao khi nối một sợi dây điện bằng đồng với một sợi dây điện bằng nhôm thì chỗ nối mau trởnên kém tiếp xúc ?......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................Câu 7: Một chiếc nồi nhôm có quai làm bằng sắt dễ hỏng hơn chiếc nồi có quai làm bằng nhôm. Điềunày được giải thích là do :A.Chiếc nồi nhôm quai sắt tạo thành một pin điện và xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá ở phầnlàm bằng nhômB.Chiếc nồi nhôm quai sắt tạo thành một pin điện và xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá ở phầnlàm bằng sắt.C.Chiếc nồi nhôm quai sắt tạo thành một pin điện và xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá ở cả 2phầnD.Chiếc nồi nhôm quai sắt bị ăn mòn theo kiểu hoá học.c) Sản phẩm, đánh giá kết quả HĐSản phẩm: Hoàn thành các bài tập trong phiếu học tập số 3.Đánh giá kết quả hoạt động:+ Thông qua quan sát: Trong quá trình HS hoạt động nhóm, GV theo dõi, quan sát, hỗ trợ các HS gặp khókhăn khi giải quyết bài tập.+ Thông qua báo cáo của một số nhóm và sự góp ý bổ sung của các nhóm khác: GV chuẩn hóa kiến thứccủa HS.Hoạt động 3: Vận dụng và tìm tòi mở rộng (4 phút)a. Mục tiêu hoạt động:HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vậndụng kiến thức, kỹ năng đã học trong bài để giải quyết các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn vàmở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS phải làm, tuy nhiên GV nên động viênkhuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá giỏi và chia sẻ kếtquả với lớp.b. Nội dung hoạt động: HS giải quyết các câu hỏi bài tập sau:Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết tác hại của ăn mòn kim loại trong đời sống.Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết các biện pháp phòng chống ăn mòn kim loại.c)Phương thức tổ chức HĐ:GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc họctập của lớp...).Gợi ý: Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệuvà để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệutham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường.d)Sản phẩn HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS.e)Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:GV có thể cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp,GV cần kịp thời động viên, khích lệ HS.IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lựca. Mức độ nhận biếtCâu 1: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môitrường được gọi làA. sự khử kim loại.B. sự tác dụng của kim loại với nước.C. sự ăn mòn hóa học.D. sự ăn mòn điện hóa học.Câu 2: So sánh: ăn mòn hóa học, ăn mòn điện hóa học ?Nội dung so sánhĂn mòn hóa họcĂn mòn điện hóaBản chấtĐiều kiệnĐặc điểmb. Mức độ thông hiểuCâu 3: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương phápđiện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?A. Zn.B. Sn.C. Cu.D. Na.Câu 4: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dungdịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học làA. (3) và (4).B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (2) và (3).Câu 5: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe - Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mònA. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.Câu 6: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe vàNi. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước làA. 1.B. 3.C. 2.D. 4.Câu 7: Tiến hành bốn thí nghiệm sau:Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá làA. 1.B. 4.C. 2.D. 3.Câu 8: Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa làA. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ CuSO4.B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng.C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.Câu 9: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn đượcnối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thìA. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóaB. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóaC. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóaD. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóaCâu 10: Có 4 dung dịch riêng biệt:a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất.Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá làA. 0.B. 1.C. 2.D. 3.Câu 11: Trong các trường hợp sau trường hợp nào không xảy ra ăn mòn điện hoá ?A. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ một vài giọt dung dịch H2SO4.B. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.C. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.D. Sự gỉ của gang thép trong tự nhiên.Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa làA. 3B. 2C. 1D. 4c. Mức độ vận dụngCâu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học làA. (1), (3), (4), (5).B. (2), (3), (4), (6).C. (2), (4), (6).D. (1), (3), (5).Câu 14: Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm. M có thể làA. Bạc.B. Đồng.C. Chì.D. Kẽm.Câu 15: Tiến hành 3 thí nghiệm như hình vẽ sau:Đinh sắt trong cốc nào sau đây bị ăn mòn nhanh nhất?A. Cốc 2B. Cốc 1C. Cốc 3D. Tốc độ ăn mòn như nhauCâu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau:(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.Các thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học làA. (1), (3), (5).B. (2), (3), (4), (6).C. (2), (4), (6).D. (1), (3), (4), (5).Câu 17: Có 6 dung dịch riêng biệt: Fe(NO 3)3, AgNO3, CuSO4, ZnCl2, Na2SO4, MgSO4. Nhúng vào mỗidung dịch một thanh Cu kim loại, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là:A. 3B. 1C. 4D. 2Câu 18: Quá trình xảy ra trong pin điện hóa Fe - Cu và quá trình xảy ra khi nhúng thanh hợp kim Fe - Cuvào dung dịch HCl có đặc điểm chung làA. đều có khí H2 thoát ra trên bề mặt kim loại Cu.B. kim loại Cu bị ăn mòn điện hóa học.C. kim loại Fe chỉ bị ăn mòn hóa học.D. kim loại Fe đều bị ăn mòn điện hóa học.Câu 19: Tiến hành bốn thí nghiệm sau :- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Zn vào dung dịch FeCl3 (dư);- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4;- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;- Thí nghiệm 4: Cho thanh Zn tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HClSố trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá làA. 1B. 2C. 4D. 3Câu 20: Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?1. Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.2. Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.3. Cho Na vào dung dịch CuSO4.4. Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm5. Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 2M.6. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dưA. 3B. 2C. 4D. 5d. Mức độ vận dụng caoCâu 21: Nhúng 1 thanh Al vào cốc X chứa 100 ml dung dịch HCl 1M và CuCl 2 0,1M và thanh Al khácvào cốc Y chứa 100 ml dung dịch HCl 1M và CuCl 2 1M . Hãy cho biết thanh Al ở cốc nào bị ăn mònmạnh hơn.A. cốc XB. cốc YC. bằng nhauD. không xác định.Câu 22: Cho một hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe 3O4 và 0,25 mol Fe vào 400 ml dung dịch HCl , sau khi cácphản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và còn lại 2,8 gam Fe chưa tan.a/ Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl.A. 2MB. 2,5 MC. 3 MD. 3,5Mb/ Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu được kết tủa . Lọc lấy kết tủa đem nung trong khôngkhí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi. Xác định khối lượng chất rắn sau khi nung.A. 24 gamB. 32 gamC. 40 gamD. 48 gam.---HẾT---ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH BÀI HỌC - nhóm 12Chủ đề: Sự ăn mòn kim loạiMức độTiêu chíMức 1Mức độ phùhợp củachuỗi hoạtđộng học vớimục tiêu, nộidung vàphương phápdạy họcđược sửdụngMức 2Hoạt độngtạo tìnhhuống bàihọcHoạt độnghình thànhkiến thứcmớixxHoạt độngluyện tậpHoạt độngvận dụng,tìm tòi, mởrộng.xxMức độ rõ ràng của mụctiêu, nội dung, kĩ thuật tổchức và sản phẩm cần đạtđược của mỗi nhiệm vụhọc tập.xMức độ phù hợp của thiếtbị dạy học và học liệuđược sử dụng để tổ chứccác hoạt động học của họcsinh.xMức độ hợp lí của phươngán kiểm tra, đánh giá trongquá trình tổ chức hoạt độnghọc của học sinh....Mức 3xPhân tích kết quả đánh giá(Tại sao lại đánh giá ở mức 1; 2 hoặc3)Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mởđầu gần gũi với kinh nghiệm sốngcủa HS, đặt ra được vấn đề/câu hỏichính của bài học.Kiến thức mới được thể hiện trongcác kênh; có câu hỏi/lệnh cụ thể,giải quyết được câu hỏi/nhiệm vụmở đầu.Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựachọn thành hệ thống, gắn với tìnhhuống thực tiễnNêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sảnphẩm vận dụng/mở rộng mà họcsinh phải thực hiện.Mục tiêu và sản phẩm học tập màhọc sinh phải hoàn thành trong mỗihoạt động học được mô tả rõ ràng;phương thức hoạt động học được tổchức cho học sinh được trình bày rõràng, cụ thể.Thiết bị dạy học và học liệu thểhiện được sự phù hợp với sản phẩmhọc tập mà học sinh phải hoànthành; cách thức mà học sinh hànhđộng với thiết bị dạy học và họcliệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng.Phương án kiểm tra, đánh giá quátrình hoạt động học và sản phẩmhọc tập của học sinh được mô tả rõ,trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cầnđạt của các sản phẩm học tập

Tài liệu liên quan

  • Giải pháp quản lí nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới sách giáo khoa cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện quảng xương   tỉnh thanh hoá Giải pháp quản lí nhà trường nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình đổi mới sách giáo khoa cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện quảng xương tỉnh thanh hoá
    • 115
    • 579
    • 0
  • VẬN DỤNG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo TRONG QUY TRÌNH đào tạo GIÁO VIÊN LỊCH sử ở TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội đáp ỨNG yêu cầu đổi mới GIÁO dục HIỆN NAY VẬN DỤNG tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo TRONG QUY TRÌNH đào tạo GIÁO VIÊN LỊCH sử ở TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội đáp ỨNG yêu cầu đổi mới GIÁO dục HIỆN NAY
    • 9
    • 2
    • 20
  • Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm thành phố hà nội Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các môn khoa học xã hội ở trường trung học cơ sở quận bắc từ liêm thành phố hà nội
    • 161
    • 992
    • 5
  • Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (Sinh học 12  Trung học phổ thông) (LV thạc sĩ) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (Sinh học 12 Trung học phổ thông) (LV thạc sĩ)
    • 111
    • 919
    • 1
  • Giáo án tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Môn Hóa 12 Giáo án tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Môn Hóa 12
    • 43
    • 3
    • 27
  • Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờ môn địa lí lớp 11 trung học phổ thông (tt) Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ngoài giờ môn địa lí lớp 11 trung học phổ thông (tt)
    • 13
    • 603
    • 0
  • Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12   trung học phổ thông) Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12 trung học phổ thông)
    • 179
    • 390
    • 0
  • TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo TRONG dạy học địa lý địa PHƯƠNG lớp 12 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHUYÊN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo TRONG dạy học địa lý địa PHƯƠNG lớp 12 ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CHUYÊN
    • 150
    • 699
    • 4
  • Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn lịch sử và địa lí lớp 5 ở tiểu học (tóm tắt) Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn lịch sử và địa lí lớp 5 ở tiểu học (tóm tắt)
    • 12
    • 1
    • 15
  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT  SINH HỌC 10 VÀ PHẦN SINH THÁI HỌC  SINH HỌC 12 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT SINH HỌC 10 VÀ PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12
    • 69
    • 534
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.09 MB - 11 trang) - NHOM 12 AN MON KIM LOAI Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tìm Hiểu Về ăn Mòn Kim Loại