Nhóm Khoáng Sản Phi Kim Loại - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Pyrit:Hiện nay đã phát hiện được 4 mỏ và 12 điểm quặng pyrit ở Nam Đông, trong đó có mỏ Bản Gôn (pyrit - vàng), mỏ La Vân (pyrit), mỏ Hưng Phú (pyrit), mỏ Hương Hữu (pyrit). Mỏ Bản Gôn có hàm lượng pyrit cao nhất. Trữ lượng pyrit dự báo trên 2 triệu tấn. Điều kiện khai thác vận chuyển rất phức tạp.

- Phosphorit:Gặp trong các hang động Kast đá vôi Khe De (Nam Đông). Hàm lượng P2O5 đạt 5,33 - 6,34%. Trữ lượng phosphorit ít và điều kiện khai thác không thuận lợi.

- Kao lin:Đã Phát hiện được 11 mỏ và điểm quặng kiểu phong hoá từ các đá phiến sét giàu nhôm và đá mạch áp lít. Trong đó kaolin ở Bốt Đỏ (A Lưới) có chất lượng tốt đang được khai thác và sản xuất kaolin tinh luyện. Trữ lượng kaolin ở Thừa Thiên Huế đạt khoảng 13 triệu tấn. Điều kiện khai thác khá thuận tiện.

- Cát thuỷ tinh:Phân bố ở Phong Điền và Phú Vang. Đây là cát màu xám trắng nguồn gốc biển (m) hệ tầng Phú Vang (tương ứng hệ tầng Nam Ô). Hàm Lượng SiO2 đạt 97,48 - 98,04% (ở Nam Ô, Đà Nẵng đạt 96%). Trữ lượng cát thuỷ tinh trên 50 triệu tấn. Điều kiện khai thác vận chuyển thuận lợi.

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Tự nhiên

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội - năm 2005)

Từ ngày 01/01/2025, thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 175/2024/QH15 ngày 30 tháng 11 năm 2024 của Quốc Hội.

Từ khóa » Khoáng Sản Phi Kim Loại Gồm Có