Nhóm Máu B Có Hiếm Không? - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Chia sẻ từ Iron Woman Nhóm máu B có hiếm không? Nhóm máu B có hiếm không?

Nhóm máu B có hiếm không phụ thuộc vào việc các tế bào hồng cầu có chứa kháng nguyên Rh hay không. 

Trong quá trình khám chữa bệnh, việc xác định đúng nhóm máu có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là đối với những căn bệnh cần được điều trị bằng cách truyền máu, vì truyền sai máu sẽ gây ra những phản ứng nguy hiểm, thậm chí là cả tử vong.

Thông thường, hệ thống phân loại nhóm máu sẽ sử dụng hệ thống ABO, cùng với tình trạng kháng nguyên Rh để xác định nhóm máu, hoặc các loại máu nào sẽ phù hợp để truyền hồng cầu an toàn. Trong đó, nếu nhóm máu O cho nhiều hơn nhận thì nhóm máu B được đánh giá là công bằng, vừa cho vừa nhận. Hãy cùng tìm hiểu về nhóm máu này xoay quanh các vấn đề như:

  • Nhóm máu b có hiếm không?
  • Nhóm máu b nhận được nhóm máu nào?
  • Nhóm máu b + là gì?
  • Nhóm máu b có tốt không?

Tất tần tật những câu hỏi về nhóm máu này sẽ được giải đáp thông qua bài viết bên dưới.  

I. Tổng quan về nhóm máu B

Nhóm máu B là nhóm máu mà trên bề mặt hồng cầu có chứa kháng nguyên B và huyết tương có kháng thể kháng A. Kháng thể kháng A sẽ tấn công các tế bào máu có chứa kháng nguyên A.

Một số tế bào hồng cầu có yếu tố Rh hay còn được gọi là kháng nguyên Rh. Nếu các tế bào hồng cầu chứa kháng nguyên Rh thì sẽ là nhóm máu B Rh+ (B+) hoặc ngược lại, không chứa kháng nguyên Rh thì sẽ là B Rh- (B-).

Sơ đồ truyền máu của nhóm B+ và  B-:

  • Người thuộc nhóm B+ có thể hiến máu cho người có nhóm máu B+ và AB+. Nhận máu của người thuộc nhóm máu  B+, B-, O+ và O-.
  • Người nhóm B- có thể truyền máu cho người có nhóm B+, B-, AB+ và AB-. Nhận được máu nhóm O- và B-.

II. Nguồn gốc hình thành nhóm máu B

Nhóm máu ABO được phát hiện vào thập kỷ đầu tiên của những năm 1900, qua một loạt các thí nghiệm của bác sĩ người Áo Karl Landsteiner. Các thí nghiệm đã nêu lên sự hiện diện của một loại kháng nguyên cụ thể bám lên từ bề mặt của tế bào hồng cầu.

Xem ngay: Bệnh tan máu bẩm sinh - Thalassemia là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

nhóm máu B

Nhóm máu B được phát hiện lần đầu tiên ở khu vực Ural Châu Á cùng với người Mông Cổ và bộ tộc da trắng. Nhóm máu này đã trở thành đặc trưng của người Mông Cổ và họ có vai trò quan trọng đưa nó trở nên phổ biến hơn trên thế giới.

Trong hệ thống nhóm máu ABO của con người thì nhóm máu này thể hiện sự phân bổ theo địa lý rõ ràng nhất.

  • Khu vực Hàn Quốc và phía bắc Trung Quốc có tỷ lệ người mang nhóm máu B cao nhất, thậm chí người dân ở khu vực này mang nhóm máu này nhiều hơn cả nhóm máu A.
  • Theo Hội Chữ thập đỏ, người Mỹ gốc Á có nhóm máu B Rh+ nhiều hơn so với người Mỹ Latinh và người da trắng.

III. Nhóm máu B có hiếm không? 

Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, tại Việt Nam, nhóm máu B chiếm khoảng  chiếm khoảng 30,1% là nhóm máu nhiều thứ hai chỉ sau nhóm máu O.

Tuy nhiên, dựa theo nguyên tắc truyền máu, người nhóm máu Rh- chỉ nhận được máu của người có nhóm máu Rh- ,và ở Việt Nam, nhóm máu Rh- chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng từ 0,04% – 0,07% dân số. Vậy nên, nhóm máu B Rh- sẽ rất hiếm còn nhóm máu B Rh+ thì phổ biến hơn.

Nhóm máu B Rh- là một nhóm máu hiếm nên thường hay gặp trường hợp rủi ro cần truyền máu khi mang thai như người mẹ thuộc nhóm B- khi mang thai, trong khi nhóm máu của mẹ thuộc Rh-, thai nhi thuộc Rh+. Lúc đó cơ thể con người sẽ tự động xây dựng kháng thể bảo vệ và chống lại bất cứ điều gì ở bên ngoài cơ thể. Máu của thai nhi cũng không ngoại lệ vì nó có chứa kháng nguyên từ người bố (đây là yếu tố bên ngoài cơ thể người mẹ).

Khi xảy ra bất đồng về nhóm máu giữa sản phụ và thai nhi, cơ thể người mẹ sản sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên của em bé, gây ra ngưng kết hồng cầu. Hậu quả có thể dẫn tới sinh non, sảy thai, thai chết lưu trong bụng mẹ hoặc trẻ sinh ra bị thiểu năng trí tuệ.

Nguồn tham khảo

What’s the Rarest Blood Type?

https://www.healthline.com/health/rarest-blood-type

Everything you need to know about blood types

https://www.medicalnewstoday.com/articles/218285

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

CHI TIẾT máu nhiễm khuẩn

Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

CHI TIẾT

Nhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết  

CHI TIẾT mất máu

Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?

CHI TIẾT mất máu ăn gì

Mất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?

CHI TIẾT tốc độ máu lắng

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?

CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 Page5 Close Menu

Từ khóa » Bố Máu O Mẹ Máu B Con Máu Gì