Những Trường Hợp Bạn Cần Biết Chính Xác Nhóm Máu Của Bản Thân

Xét nghiệm máu để biết nhóm máu của người bệnh trước khi truyền máu. Xác định nhóm máu của mẹ để đánh giá nguy cơ không tương thích nhóm máu giữa mẹ và con. Đây là 2 trường hợp phổ biến nhất cần xác định nhóm máu. Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân khác cần xác định nhóm máu nhé!

1. Khi nào cần xác định nhóm máu?

Những trường hợp cần xác định nhóm máu:

  • Xét nghiệm máu để biết nhóm máu của người cho và người nhận trước khi truyền máu.
  • Xét nghiệm máu để biết nhóm máu của người muốn đăng ký hiến tạng, mô, tủy xương. Xác định nhóm máu được thực hiện nhằm đánh giá độ tương thích giữa người hiến và người nhận.
  • Xét nghiệm máu để biết nhóm máu nhằm mục đích xác định huyết thống.
  • Xác định nhóm máu của phụ nữ muốn có con để đánh giá nguy cơ không tương thích các yếu tố có trong máu giữa mẹ và con.

>> Xem thêm Cách làm sạch và trẻ hóa mạch máu đơn giản và hiệu quả

cách biết nhóm máu
Xét nghiệm máu để biết nhóm máu của người cho và người nhận trước khi truyền máu

2. Vì sao cần xác định nhóm máu?

Khi truyền máu từ người này sang người khác, cần làm xét nghiệm nhóm máu để biết nhóm máu của người cho cũng như người nhận, có thể xảy ra những phản ứng, nhẹ có thể bị sốt hoặc mẫn cảm với sự tán huyết nội mạch, nặng có thể gây sốc và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

  • Điều trị chóng mặt do huyết áp cao: nên áp dụng ngay!
  • Ngạc nhiên với lợi ích của việc xoa bóp dẫn lưu bạch huyết
  • Vì sao bệnh máu khó đông nguy hiểm đối với nam giới?
  • Hiến máu có thực sự tốt cho sức khỏe của bạn hay không?
  • Cách làm “sạch” và “trẻ hóa” mạch máu đơn giản và hiệu quả

>> Xem thêm Hiến máu có thực sự tốt cho sức khỏe hay không?

3. Có những nhóm máu nào?

Xét nghiệm nhóm máu có thể tìm thấy kháng nguyên hệ ABO và hệ Rh. Đây là 2 hệ nhóm máu chính, phổ biến và quan trọng nhất.

3.1 Hệ nhóm máu ABO

Máu người được nhóm lại theo sự hiện diện có hoặc không có kháng nguyên A và B. Trong huyết thanh của một người thì thông thường không chứa kháng thể để phù hợp với các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Do đó, phân loại theo hệ nhóm máu ABO thì có các nhóm máu sau:

  • Nhóm máu A: trên màng hồng cầu có chứa kháng nguyên A, không chứa kháng thể anti-A, có chứa kháng thể anti-B.
  • Nhóm máu B: trên màng hồng cầu có chứa kháng nguyên B, không chứa kháng thể anti-B, có chứa kháng thể anti-A.
  • Nhóm máu AB: trên màng hồng cầu có cả kháng nguyên A và B, không có hai kháng thể anti-A và anti-B.
  • Nhóm máu O: trên màng hồng cầu không có cả kháng nguyên A lẫn B và có cả hai kháng thể anti-A và anti-B.
cách biết nhóm máu
Máu người được nhóm lại theo sự hiện diện có hoặc không có kháng nguyên A và B

3.2 Hệ nhóm máu Rh

Việc có hoặc không kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu sẽ quyết định phân loại nhóm máu đó là Rh dương (+) hay Rh âm (-).

Ngoài 2 hệ nhóm máu ABO và Rh thì các nhà khoa học còn tìm thấy 9 mã gen khác nhau khi phân tích các mẫu máu, tuy nhiên, đa phần các hệ này không phổ biến, ít quan trọng và không ảnh hưởng đáng kể khi kiểm tra lâm sàng.

>> Xem thêm Thiếu máu: Chẩn đoán, phân loại và cách xử trí

cách biết nhóm máu
Ngoài 2 hệ nhóm máu ABO và Rh thì các nhà khoa học còn tìm thấy 9 mã gen khác nhau

4. Xác định huyết thống dựa trên nhóm máu

Trường hợp 1: Biết được nhóm máu của Cha và Mẹ, từ đó suy ra nhóm máu của người con (bảng 1)

Bảng 1. Nhóm máu của người con khi biết được nhóm máu của cha và mẹ

Nhóm máu người cha

ABABO

Nhóm máu người mẹ

AA hoặc OA, B, AB hoặc OA, B hoặc ABA hoặc O

Dự đoán khả năng nhóm máu người con

BA, B, AB hoặc OB hoặc OA, B hoặc ABB hoặc O
ABA, B hoặc ABA, B hoặc ABA, B hoặc ABA hoặc B
OA hoặc OB hoặc OA hoặc BO

Ví dụ:

  • Bố và mẹ đều có nhóm máu O chỉ có thể sinh ra người con có nhóm máu O. Nếu người “Con” không có nhóm máu O thì đó không phải là CON của cặp bố mẹ này.
  • Nếu Bố nhóm máu A và Mẹ nhóm máu B thì nhóm máu của con có thể là: A, B, AB hoặc O. Trường hợp này thì nhóm máu hoàn toàn không có ý nghĩa trong xác định huyết thống.

Trường hợp 2: Biết được nhóm máu của Mẹ và Con, từ đó suy ra nhóm máu của người Cha (bảng 2)

Bảng 2. Nhóm máu của người Cha khi biết được nhóm máu của Mẹ và Con

Nhóm máu người con

ABABO
Nhóm máu người mẹAA, B, AB hoặc OB hoặc ABB hoặc ABA, B hoặc ODự đoán khả năng nhóm máu người cha
BA hoặc ABA, B, AB hoặc OA hoặc ABA, B hoặc O
ABA, B, AB hoặc OA, B, AB hoặc OA, B hoặc AB
OA hoặc ABB hoặc ABA, B hoặc O

Nhìn vào bảng 2 ta thấy, chỉ có thể xác định tương đối nhóm máu của người Cha phải có.

Ví dụ:

  • Nếu Mẹ là B, Con là A thì người Cha là A hoặc AB.
  • Nếu Mẹ là AB, Con là A thì người cha sinh học có khả năng mang nhóm máu bất kỳ trong 4 nhóm máu. Điều này cho thấy nếu chỉ dựa trên nhóm máu, sẽ không có người đàn ông nào bị loại trừ khả năng là cha của đứa trẻ.
  • Đặc biệt, nếu Mẹ là AB thì Con không thể là O, nếu Mẹ là O thì con không thể là AB.

Việc xác định huyết thống dựa vào nhóm máu chỉ mang tính chất tương đối, không mang tính khẳng định. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không phải là công cụ hữu dụng trong phân tích xác định mối quan hệ huyết thống cha-con.

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm máu để biết nhóm máu

Chuyên viên y tế lấy máu bằng cách:

  • Quấn một dải băng vải quanh tay để ngưng máu lưu thông;
  • Sát trùng vị trí tiêm để lấy máu bằng cồn;
  • Dùng tiêm kim vào tĩnh mạch để lấy máu, có thể tiêm nhiều hơn 1 lần nếu cần thiết;
  • Gắn một cái ống để máu có thể chảy ra;
  • Tháo dải băng vải quanh tay sau khi đã lấy đủ máu;
  • Dùng miếng gạc hoặc bông y tế thoa lên vị trí vừa tiêm lấy máu;
  • Dán băng cá nhân lên vị trí vừa tiêm lấy máu.

Bác sĩ hoặc y tá thu thập mẫu máu trong một ống nghiệm, dán nhãn trên ống máu trước khi đưa vào phòng xét nghiệm.

Tin liên quan

Cách điều trị chóng mặt do huyết áp cao

Điều trị chóng mặt do huyết áp cao: nên áp dụng ngay!

Tìm hiểu tại sao thiếu máu gây khó thở

Thiếu máu gây khó thở: Hiểu rõ các loại thiếu máu và cách xử trí phù hợp

Chỉ dẫn cách kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường

Từ khóa » Bố Máu O Mẹ Máu B Con Máu Gì