Nhu Cầu (Needs), Mong Muốn (Wants) Và Nhu Cầu Có Khả Năng ...
Có thể bạn quan tâm
Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn một chút.
Nhu cầu, Mong muốn và Nhu cầu có khả năng chi trả đóng một vai trò quan trọng trong công tác quản trị marketing. Bạn có thể giải quyết được các vấn đề lặp đi lặp lại trong marketing một cách dễ dàng hơn nếu nắm bắt được các khái niệm cơ bản này. Ý tưởng cốt lõi ở đây chính là việc chúng giúp chúng ta xây dựng những mối quan hệ bền chặt với người tiêu dùng.
Nói cách khác, thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của bạn về khái niệm này.
Khái niệm marketing: Needs, Wants, Demands
Trước hết, needs, wants và demands có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Con người chúng ta có những mong muốn và nhu cầu vô hạn. Khi chúng ta có cảm giác thiếu hụt và muốn có một thứ gì đó để thỏa mãn, đó gọi là needs (nhu cầu).
Needs (Nhu cầu)
“Needs” được hiểu theo cách đơn giản nhất là những nhu cầu cơ bản của con người như nơi ở, quần áo, thức ăn, nước uống, v.v.
Đây là những điều thiết yếu để con người có thể tồn tại.
Ngoài ra, chúng ta có thể nhắc đến những nhu cầu khác như giáo dục, y tế, bảo hiểm, chế độ lương hưu, v.v.
Về cơ bản, những thứ liên quan đến nhu cầu của chúng ta sẽ không cần quảng bá quá rầm rộ vì đây là những sản phẩm và dịch vụ mà mọi người cần mua.
Mặc dù vậy, cũng đừng coi nhẹ khi quảng bá một sản phẩm hoặc dịch vụ thuộc danh mục nhu cầu "needs".
Trong thế kỷ 21, hàng ngàn thương hiệu đang quảng bá cùng một sản phẩm và dịch vụ cho những ngành hàng thuộc nhóm nhu cầu needs. Nói cách khác, có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh đang cố gắng bán những thứ giống như bạn.
Wants (Mong muốn)
Mong muốn lại hoàn toàn khác với nhu cầu. Mong muốn (wants) không phải lúc nào cũng có và nó thay đổi thường xuyên.
Thời gian thay đổi, con người và vị trí địa lí thay đổi. Khi đó mong muốn cũng thay đổi theo.
Mong muốn không phải là điều bắt buộc cho sự tồn tại của con người, nhưng nó có liên quan đến nhu cầu.
Ví dụ, nếu chúng ta luôn cố gắng đáp ứng một mong muốn nào đó của mình, nó sẽ biến thành nhu cầu.
Dưới đây là một minh họa về nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi trả:
Những sản phẩm nào có thể được liệt kê vào mục "Mong muốn"?
Ví dụ: iPhone (muốn), đầu đĩa CD, máy sấy, Coca-Cola (muốn), TV màn hình lớn, vệ tinh, Cà phê Starbucks (muốn).
Để tóm tắt khái niệm này, mong muốn (wants) là thứ được định hình bởi xã hội và môi trường xung quanh. Là khi bạn muốn mua một sản phẩm không cần thiết cho sự sống còn của bạn. Vì vậy, mong muốn hoàn toàn trái ngược với nhu cầu, thứ cần thiết giúp con người tồn tại.
Ngày nay, hầu hết các sản phẩm được khách hàng khao khát đều có thể được phân loại là "mong muốn".
Tại sao?
Bởi vì, hầu hết mọi người đều chỉ cần chỗ ở, nước uống, thức ăn và quần áo.
Nhu cầu có khả năng chi trả
Hãy tạm dừng phần giải thích và bắt đầu với ví dụ sau đây:
Có hai lựa chọn, bạn có thể mua một sản phẩm của Samsung hoặc của Apple.
Tuy nhiên, mức giá của hai sản phẩm này thực sự khác nhau. Điện thoại của Samsung có giá $150 và iPhone là $780.
Chúng ta muốn mua sản phẩm của Apple, nhưng câu hỏi là, chúng ta có thể mua nó không?
Nếu chúng ta đủ khả năng tài chính và có thể mua một chiếc iPhone 780 đô, điều đó có nghĩa là chúng ta đã chuyển đổi mong muốn/nhu cầu của mình thành cầu/ nhu cầu có khả năng chi trả (demand).
Vậy, sự khác biệt cơ bản giữa “wants” (mong muốn) và “demand” (nhu cầu có khả năng chi trả) chính là sự khao khát, ham muốn. Do đó, đối với những người có đủ khả năng chi trả cho một sản phẩm họ mong muốn, thì mong muốn đó sẽ được chuyển thành nhu cầu có khả năng chi trả.
Nói cách khác, nếu một khách hàng sẵn sàng và có thể mua một sản phẩm đáp ứng nhu cầu hoặc mong muốn của họ, nghĩa là họ có cầu (demand) cho nhu cầu hoặc mong muốn đó.
Điểm mấu chốt
Trên thực tế, nhu cầu, mong muốn và nhu cầu có khả năng chi trả của khách hàng là một thành phần thiết yếu trong mọi chiến lược marketing. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bộ phận marketing ra các quyết định về việc một sản phẩm có thể bán tốt được hay không.
Qua bài viết trên, Saga hy vọng các bạn đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về 3 khái niệm cơ bản này trong ngành marketing. Nếu bạn có thêm những ý kiến đóng góp, hãy cùng chia sẻ với chúng tôi trong phần bình luận bên dưới nhé!
Đọc thêm: Marketing concept và chức năng
Từ khóa » Khác Nhau Want Và Need
-
Want Vs Need – Sự Khác Nhau Giữa Want Và Need | HelloChao
-
Sự Khác Nhau Giữa "need" Và "want" Trong Tiếng Anh Là Gì?
-
Phân Biệt Need, Want, Demand (nhu Cầu, Mong Muốn & Yêu Cầu)
-
Top #10 Sự Khác Nhau Giữa Need Và Want Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Sự Khác Biệt Giữa NEED, WANT, DEMAND - Thấu Hiểu Marketing
-
Cách Sử Dụng Want, Need, Wish Trong Tiếng Anh - Phân Biệt Sự Khác ...
-
Tìm Hiểu ý Nghĩa NEED, WANT, DEMAND Trong Marketing
-
Phân Biệt Nhu Cầu – Mong Muốn & Nhu Cầu Có Khả Năng Chi Trả ...
-
Sự Khác Nhau Giữa Want Và Need
-
Phân Biệt NEED - DEMAND | Học Marketing Cùng Cam #4 | MaC FTU
-
Đâu Là Sự Khác Biệt Giữa "wants" Và "needs" Và "demands ... - HiNative
-
Khách Hàng Là Ai? Need – Want And Demand?
-
Sự Khác Biệt Giữa Customer's NEEDS, WANTS Và DEMANDS
-
Cấu Trúc NEED, WANT, DEMAND - Tổng Hợp Kiến Thức - Wow English