Nhục đậu Khấu Có Tác Dụng Gì? Vị Thuốc Nhục đậu Khấu
Có thể bạn quan tâm
Nhục đậu khấu vị đắng tính ấm, làm ấm đại tràng, kích thích tiêu hóa, thường xuất hiện trong các món canh hầm giúp bồi bổ sức khỏe. Vậy nhục đậu khấu có tác dụng gì, vị thuốc nhục đậu khấu chữa bệnh gì…mời bạn đọc cùng Life Gift tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Cây nhục đậu khấu là cây gì?
Cây nhục đậu khấu tên khoa học Myristica fragrans Houtt thuộc họ nhục đậu khấu Myristicaeae, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như nhục quả, đậu khấu, muscade, già câu lắc…
Cây đậu khấu thuộc loại thân gỗ to, chiều cao khoảng từ 8 đến 10 mét, cành cây mảnh nhỏ, toàn thân nhẵn màu nâu xám.
Lá cây khá dai, mọc theo kiểu so le nhau, phiến lá mác hình elip, mép lá nguyên đỉnh ngắn, gốc lá khá rộng, có 8-10 lá đối xứng nhau tỏa ra hai bên, cuống lá dài khoảng 7-10 mm.
Cụm hoa nhục đậu khấu dài 1-3 cm, mỗi cụm hoa đực có 3-20 hoa, cụm hoa cái thì ít hơn chỉ 1-2 hoa, màu vàng trắng, mọc thành xim ở các kẽ lá, thùy hình bâu dục, đôi khi hình tam giác màu nâu.
Quả đậu khấu thuộc loại quả hạch có hình cầu hay hình quả lê, đường kính 4-8 cm, quả mọc đơn kèm cuống ngắn buông thõng xuống. Khi quả chín, bên dưới đáy quả nứt ra theo chiều dọc tạo thành 2 mảnh lộ ra phần hạt nằm bên trong.
Hạt nhục đậu khấu
Hạt nhục đậu khấu Semen Myristicae hình trứng, phần áo hạt màu đỏ nâu xen kẽ nhau. Khi loại đi phần áo hạt ta sẽ thấy nhân hạt nhục đậu khấu màu nâu được phủ bởi một lớp bột màu trắng, nhiều rãnh và nếp nhăn mờ nhạt.
Hạt nhục đậu khấu sau khi được tán thành bột mịn có màu nâu đỏ đôi khi nâu xám, mùi hơi hắc, nếm thấy vị đắng.
Khu vực phân bố
Nguồn gốc xuất xử của cây nhục đậu bắt nguồn từ quần đảo Maluku (Indonesia), phân bố chủ yếu ở các nước châu Á khí hậu nhiệt đới như Ấn Độ, Malaysia, Campuchia, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam), Việt Nam…
Tại Việt Nam, có thể tìm thấy cây nhục đậu khấu ở các tỉnh thuộc miền Nam đất nước.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận cho tác dụng dược lý và được sử dụng của cây nhục đậu là lá, áo hạt, nhân hạt, hạt chín và hạt khô.
7-8 năm sau khi trồng ta có thể thu hái cây nhục đậu mỗi năm hai lần, lần một thường vào tháng 11-12, lần hai vào khoảng tháng 4-6, tuổi thọ cây được cho là từ 60 đến 70 năm.
Sau khi thu hái, cần loại bỏ vỏ quả, lấy riêng phần áo hạt đem ngâm nước muối rồi phơi khô hoặc sấy khô để bảo quản được lâu hơn. Phần nhân hạt sau khi đã phân loại to loại nhỏ thì đem ngâm với nước vôi để tránh sâu bọ mối mọt phá hỏng.
Thành phần hóa học
Sau quá trình nghiên cứu, phân tích và kiểm nghiệm, các chuyên gia đã chỉ ra những chất hóa học có trong từng bộ phận dùng của cây nhục đậu, cụ thể như sau:
- Áo hạt: có chứa tinh dầu nhục đậu khấu, các acid béo, nhựa và pectic.
- Nhân hạt: chứa tinh bột, tinh dầu mùi nồng tính nhớt, acid béo và một ít Acid Myristic (cũng được tìm thấy trong cây cúc tần)
- Hạt chín, hạt khô: có khoảng 5-10% tinh dầu bay hơi 20-40% tinh dầu cố định, nước, pectin, carbohydrate, pentosan, sắt, furfural, protein…
- Lá: cả trong lá tươi hoặc lá đã được phơi khô đều chứa nhiều tinh dầu nhục đậu khấu.
Công dụng của nhục đấu khấu
Theo y học cổ truyền, nhục đậu khâu có vị đắng hơi cay, tính ấm, không chứa độc, quy vào 3 kênh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng:
- Âm trung tiêu hạ khí chữa các chứng đầy hới chướng bụng
- Chủ tâm xổ giun
- Ấm tỳ vị trị nôn mửa lạnh tả lâu
- Chữa tiết tả, trên thịnh dưới hư, đau đầu chóng mặt
Tác dụng dược lý – Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Theo y học hiện đại, các thành phần hóa học được tìm thấy trong nhục đậu khấu cho các tác dụng dược lý như:
Tăng cường chức năng não bộ: hợp chất Myristicin giúp cải thiện trí nhớ hỗ trợ điều trị bệnh đãng trí ở người lớn tuổi Alzheimer.
Chống căng thẳng, dễ ngủ: Myristicin và Elemicin tăng hoạt động chất dẫn truyền thần kinh dopamin và serotonin ở não giúp giảm stress, an thần dễ ngủ và chống trầm cảm.
Tăng cường miễn dịch: nhờ vào lượng vitamin và khoáng chất dồi dào mà nhục đậu khấu giúp cơ thể chúng ta khỏe khoắn hơn và giúp tăng cường sức đề kháng.
Ngừa bệnh sâu răng: kháng khuẩn là đặc tính nổi bật của dược liệu có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn gây ra một số bệnh răng miệng, đồng thời lượng tinh dầu khá lớn còn giúp giảm tình trạng ê buốt.
Trợ tiêu hóa: tăng cường bài tiết acid dịch vị giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng, thúc đẩy bài tiết ngăn ngừa bệnh táo bón.
Ngăn ngừa viêm khớp, đau khớp: thành phần chính của nhục đậu khấu là tinh dầu cho tác dụng chống viêm giúp ngăn ngừa viêm khớp cấp và mạn tính, làm dịu cơn đau cơ, đau khớp.
Gây mê: Methyl Eugenol và Elastin được cho là có khả năng gây mê do bản thân chúng có tính bay hơi, khi ngửi một lượng lớn sẽ cho tác dụng ngủ mê.
Hỗ trợ detox: magie và các hợp chất chống oxy hóa trong dược liệu giúp hạn chế sự hình thành và phát triển gốc tự do, hoạt hóa các enzym giúp đào thải độc tố.
Vị thuốc nhục đậu khấu – Bài thuốc dân gian từ nhục đậu khấu
Chữa đau bụng tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu – Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Bài thuốc số 1: nhậu đậu khấu 0,5g, đinh hương 0,3g tán thành bột mịn, trộn lại cho đều, chia làm 3 phần bằng nhau để uống trong ngày. Mỗi lần dùng 1 phần hòa với 0,3g đường sữa uống trước bữa ăn, thực hiện 1-2 ngày.
Bài thuốc số 2: nhục đậu khấu 80g, sa nhân 30g, quế 90g, đinh hương 40g tán tất cả dược liệu thành bột mịn, trộn đều cùng 200g canxi carbonat và 500g đường trắng. Mỗi lần dùng 0,5-3g, ngày dùng 1 lần cho đến khi khỏi bệnh, thường là 2-3 ngày.
Trị chứng thấp chướng, chán ăn – Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Chuẩn bị các dược liệu như nhục đậu khấu, binh lang, khinh phấn mỗi vị 50g, hắc sửu 100g rồi đem nghiền thành bột mịn chế thành viên hoàn to cỡ hạt đậu xanh, Mỗi lần dùng 10-20 viên ngày 3 lần sau khi ăn.
Chữa thận dương hư, viêm đại tràng – Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Bài thuốc số 1: nhục đậu khấu 5g, đẳng sâm 15g, bổ cốt chí 10g, ngũ vị tử 5-10g, ngô thù du 8g sắc với 400ml nước lọc đến còn 200ml là đạt, uống khi thuốc còn nóng.
Bài thuốc số 2: nhục đậu khấu 5g, ngũ vị tử 5g, đại táo 3g, ngô thù du 4g, bổ cốt chí 10g và 3 lát gừng tươi sắc với 300ml nước lọc đến còn 150ml là đạt, uống trước khi đi ngủ.
Chữa chứng nôn mửa – Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Dùng 1 lạng nhục đậu khấu đã bỏ vỏ và 0,5 lạng nhân sâm, 0,6 lạng hậu phác tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 2g hỗn hợp bột vừa tán mịn sắc với nửa phân sinh khương cùng 1 nắm gạo tẻ thêm 500ml nước lọc sắc trong 10-15 phút là đạt, uống hết trong ngày.
Trị rong kinh, đau bụng, đau lưng – Nhục đậu khấu có tác dụng gì?
Đem các dược liệu như nhục đậu khấu, đinh hương, gai mèo, bạch hoa xà, long não mỗi vị 10g tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 1-1,5g trộn với mật ong, ngày dùng 1-2 lần.
Những lưu ý khi dùng dược liệu nhậu đậu khấu
- Cần dùng đúng liều lượng vì tinh dầu trong nhục đậu khấu khi bay hơi có thể gây ngộ độc, triệu chứng là chóng mặt, giãn đồng tử kèm co giật.
- Không nên dùng quá 0,75g bột dược liệu mỗi ngày vì có thể gây mất tiếng, thần trí không rõ ràng, nguy cơ tử vong.
- Người bệnh lỵ và tiêu chảy cấp không nên dùng dược liệu nhục đậu khấu.
- Phụ nữ đang mang thai không được dùng nhục đậu khấu.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn trước khi thực hiện các bài thuốc có dược liệu nhục đậu khấu.
Nhục đậu khấu có tác dụng gì, vị thuốc và những lưu ý khi dùng đã được nêu rõ, tin rằng quý đọc giả đã có cái nhìn chi tiết hơn cũng như sử dụng thận trọng để vừa đảm bảo an toàn vừa cho kết quả tốt nhất.
4.5 / 5 ( 2 bình chọn )Từ khóa » đậu Khấu Có Tác Dụng Gì
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nhục đậu Khấu - Vinmec
-
9 Tác Dụng Của Hạt Nhục đậu Khấu Có Thể Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
Nhục đậu Khấu: Công Dụng Thần Kì điều Trị Rối Loạn Tiêu Hoá
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Nhục đậu Khấu - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nhục đậu Khấu Và 9 Tác Dụng Mà Bạn Nên Biết
-
Nhục Đậu Khấu Là Gì? Những Điều Chưa Biết Về Nhục Đậu Khấu
-
Nhục Đậu Khấu - Công Dụng, Cách Dùng Và Kiêng Kỵ
-
11 Công Dụng Bất Ngờ Của Nhục đậu Khấu Không Phải Ai Cũng Biết.
-
Nhục đậu Khấu Là Gì? Tác Dụng Của Nhục đậu Khấu Mà Bạn Chưa Biết
-
NHỤC ĐẬU KHẤU - “GIA VỊ TÌNH YÊU” CỦA PHÁI ĐẸP
-
Vị Thuốc Nhục đậu Khấu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Nhục đậu Khấu: Tác Dụng Trị Bệnh, Công Dụng & Cách Dùng
-
8+ Tác Dụng Của Bạch đậu Khấu, đối Tượng Nào Không Nên Dùng?
-
Nhục đậu Khấu Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Bạch đậu Khấu Là Gì? Công Dụng Của Chiết Xuất ... - Sakura Beauty
-
Bạn Có Biết Công Dụng Của Bạch đậu Khấu Là Gì Không?
-
NHỤC ĐẬU KHẤU