Những Ảnh Hưởng Của Ánh Nắng Mặt Trời Tác Động Đến Làn Da

Ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng và sự tác động của nó đến làn da bạn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.Ánh nắng mặt trời có ảnh hưởng và sự tác động của nó đến làn da bạn như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vấn đề này ngay sau đây.

1. Ánh nắng mặt trời là gì?

Ánh nắng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên và nó mang lại rất nhiều lợi ích, từ việc kéo dài quá trình quang hợp, cho đến việc sản sinh vitamin D cho con người. Tuy nhiên, tất cả các quá trình sinh học đều cần có một sự cân bằng. Phơi nắng mặt trời chỉ tốt trong mức độ nhất định, phơi nắng quá nhiều sẽ rất hại, đặc biệt là cho làn da.

Ánh nắng mặt trời.
Ánh nắng mặt trời.

Ánh nắng mặt trời bao gồm các tia quang phổ (ánh sáng đơn sắc) và các tia khác có bước sóng dài ngắn khác nhau, cụ thể:

  • Tia hồng ngoại có bước sóng khoảng 700nm – 1mm
  • Tia tử ngoại hay còn gọi là tia UV (280 – 400nm)
  • Ánh sáng đơn sắc (400 – 700 nm),  có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Các dạng sóng năng lượng khác với bước sóng ngắn

Trong đó, Tia hồng ngoại, tia tử ngoại và các dạng sóng năng lượng có bước sóng ngắn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

2. Tia UV là gì

Tia UV, còn gọi là tia tử ngoại, có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X, và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Phân loại tia UV

Các tia UV thường có 3 dạng, tia cực tím A (tia UVA), tia cực tím B (tia UVB) và tia cực tím C (tia UVC)

Tác động tia UV lên da của chúng ta.
Tác động tia UV lên da của chúng ta.
  • Tia UVB cung cấp năng lượng cho da tạo nên vitamin D, tuy nhiên nó cũng làm da bị sạm và làm tổn thương trực tiếp DNA.
  • Tia UVA góp phần làm hại cho da, đặc biệt là làm cho da bị lão hóa sớm
  • Tia UVC bị chặn lại ở tầng khí quyển của trái đất do đó không ảnh hưởng đến da

Tính chất của tia UV

Bảng sau đây sẽ đưa ra chi tiết các tính chất và ảnh hưởng của 2 loại tia UV lên da của chúng ta.

Tính chất của tia UVA Tính chất của tia UVB
Tia UVA luôn hiện diện suốt cả ngày.

Chúng kích hoạt sắc tố đã có sẵn ở các tế bào da phía trên, tạo ra màu da rám nắng tạm thời.

Tia UVA hầu như có thể xuyên qua các lớp mây và sương mà không bị cản trở.

Tia UVA thậm chí có thể xuyên qua gương và cửa sổ.

Vì tia UVA xâm nhập vào sâu các lớp da phía dưới (hạ bì), do đó nó là nguyên nhân chính gây hại cho da dài hạn, hơn là các tổn thương cấp tính.

  • Chứng lão hóa da sớm
  • Dị ứng với mặt trời PLE, không dung nạp ánh nắng
  • Làm giảm miễn dịch
  • Tổn thương mắt và võng mạc
  • Ảnh hưởng gián tiếp đến DNA thông qua sự hình thành các gốc tự do
  • Sự thay đổi tính di truyền (khối u ác tính)

Sự nhạy cảm ánh sáng do thuốc.

Tia UVB biến động lên xuống suốt cả ngày, và mạnh nhất vào buổi trưa.

Chúng kích thích sự sản sinh sắc tố mới, và gây ra tình trạng rám nắng kéo dài, và kích thích các tế bào sản sinh ra lớp biểu bì dày hơn.

Có thể làm sạm và tổn thương da đặc biệt là mùa hè và ở những vùng cao.

Tia UVB thâm nhập không sâu vào da nhưng lại tạo ra các gốc tự do ở  tất cả các lớp trong lớp biểu bì.

Tác động đến DNA nhiều hơn tia UVA và là nguyên nhân chính của việc DNA  bị tổn thương.

Tia UVB có thể chạm đến các tế bào sâu nhất của lớp biểu bì và là nguyên nhân chính làm tổn thương da cấp tính.

  • Sạm nắng.
  • Làm tổn thương trực tiếp DNA và ung thư da (ung thư da lành tính)
  • Tổn thương mắt và võng mạc.

Sự nhạy cảm ánh nắng do thuốc.

Tác động của tia UV

Lượng tia UV tác động đến cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là thời gian trong ngày, theo mùa, vị trí địa lý và độ cao. Trong suốt thời gian tia UV có cường độ mạnh nhất trong ngày, ví dụ như giữa trưa trong một ngày hè nắng nóng, chúng ta cần phải mặc quần áo bảo vệ và dùng kem chống nắng khi ra ngoài.

Tác động của tia UV.
Tác động của tia UV.

Ánh nắng mặt trời, đặc biệt là tia UVA và UVB có thể gây ra cháy nắng, lão hóa da sớm, tổn thương mắt, suy giảm hệ miễn dịch, dị ứng và thậm chí là ung thư da. Các tổ chức Y Tế ngày càng cảnh báo về sự tương quan giữa  tần suất ung thư da và mức độ tổn thương DNA, với con số thống kê hơn 90% trường hợp ung thư da là kết quả của việc phơi nắng.

2. Ánh nắng mặt trời tác động đến làn da như thế nào?

Mức độ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời

Như đã nói ở trên, Ánh sáng mặt trời với các bước sóng dài ngắn khác nhau sẽ tác động lên da ở các mức độ khác nhau.

Mức độ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.
Mức độ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời.

– Các ánh sáng có bước sóng dài, ánh sáng có thể nhìn thấy và  tia hồng ngoại đều có thể xâm nhập sâu vào da, tuy nhiên chúng ít gây hại cho da.

– Tia UV thì ngược lại, chúng có bước sóng ngắn hơn sẽ tương tác với các tế bào tạo ra các gốc tự do có hoạt tính cao. Các gốc tự do quá mức này (phân tử oxy) sẽ gây tổn thương đến các tế bào. Chúng càng gây hại thì cơ hội xuất hiện nếp nhăn, các bệnh về da mãn tính và các căn bệnh khác bao gồm ung thư càng cao.

Sự oxy hóa được gây ra bởi sự mất cân bằng giữa sự sản sinh các gốc tự do và khả năng của cơ thể trung hòa chúng với các chất chống oxy hóa. Chẳng hạn tia UV là những ánh sáng có bước sóng ngắn, nên chúng chỉ có thể xâm nhập vào biểu bì và hạ bì (các lớp da phía trên), không đến lớp mô dưới da (lớp ở phía dưới) tuy nhiên vẫn gây nên sự xáo trộn trong các mô.

Các tác động tích cực của ánh nắng mặt trời

Giúp tâm trạng phấn chấn (ngăn chặn sự rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)

Ánh nắng mặt trời có thể làm tâm trạng phấn chấn, mặc dù tác hại tiềm ẩn thì chính xác vẫn chưa được tìm hiểu hết. Nghiên cứu chỉ ra thực tế rằng thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khiến vitamin D suy giảm và gây ra rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD).

Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sản sinh chất serotonin ở não bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng ánh sáng mặt trời mà cơ thể tiếp xúc hôm đó. Nồng độ serotonin cao hơn trong những ngày nắng so với các ngày u ám hay nhiều mây. Serotonin là chất hóa học mạnh tiết ra ở não, kiểm soát cảm xúc và gắn liền với cảm giác hạnh phúc.

Các tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời lên da

Tương tự, những người hạn chế tiếp xúc với ánh nắng, thường là trong các tháng mùa đông ở Bắc Bán Cầu, thì có các triệu chứng trầm cảm, khó tập trung, năng lượng thấp hay suy nhược, và ngủ quá nhiều, các triệu chứng đó cùng gọi là SAD. Nguyên nhân chính gây nên SAD thì chưa được biết, nhưng nó được gây ra bởi thiếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nói một cách lý thuyết đó là do thiếu hụt lượng vitamin D, nhưng chưa được chứng minh.

Tăng cường Vitamin D

Vitamin D rất cần thiết cho nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể của chúng ta, giúp xương khỏe mạnh và làm giảm các nguy cơ trầm cảm. Nếu bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 7 giờ 30 phút buổi sáng sẽ giúp cơ thể được bổ sung vitamin D tự nhiên. Điều này đặc biệt tốt cho trẻ nhỏ.

Các tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời lên da

Có rất nhiều biến chứng có hại gây ra bởi do tiếp xúc ánh nắng quá nhiều. Sau đây là một số mô tả ngắn gọn các biến chứng phổ biến – từ cháy nắng cho đến ung thư da.

Cháy nắng

Cháy nắng là tình trạng phổ biến của da bị tổn thương bị gây ra bởi tia UVB. Biểu hiện được miêu tả là da  bị đỏ, đau và bị giộp. Các triệu chứng này có thể không xuất hiện ngay lập tức mà phải mất khoảng 5 giờ sau đó. Cháy nắng có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày và hạn chế phơi nắng khi các tia UV có cường độ mạnh nhất (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều). Phương pháp điều trị cho cháy nắng là làm mát để giảm đau và kháng viêm, bao gồm dùng vải lanh lạnh đắp lên vùng da tổn thương và sử dụng các sản phẩm làm mát và làm dịu da.

Dị ứng với ánh nắng mặt trời

Phát ban ánh sáng đa dạng (PLE) là hình thức phổ biến của việc da bị dị ứng với ánh nắng mặt trời và được chẩn đoán xảy ra ở 90% các bệnh nhân bị dị ứng. Phổ biến ở Tây Âu và ở Mỹ thì khoảng 20%. Dị ứng với ánh nắng mặt trời được kích thích bởi sự oxy hóa của tia UVA, cho đến việc sản sinh các gốc tự do do tia UVB.

Các triệu chứng của PLE định kì và thường xuất hiện trong 1 hay 2 ngày, sau khi tiếp xúc với tia UV.
Các triệu chứng của PLE định kì và thường xuất hiện trong 1 hay 2 ngày, sau khi tiếp xúc với tia UV.

Mụn aestivalis (mụn Mallorca) được gây nên khi tia UV kết hợp với các thành phần trong mỹ phẩm hay kem chống nắng ví dụ như là chất chuyển thể sữa, gây nên tình trạng các nang bã nhờn bị kích thích và viêm. Mụn aestivalis ảnh hưởng 1 -2 % dân số, phụ nữ trẻ đến trung niên (25 – 40 tuổi) thì bị ảnh hưởng nhiều nhất. Triệu chứng của nó thì tương tư như PLE và rất khó để phân biệt chúng.

Sự nhạy cảm với ánh nắng mặt trời gây ra bởi thuốc

Dị ứng quang học (phản ứng của da với ánh sáng) điều này có thể xảy ra khi chúng ta dùng một số dược phẩm hay mỹ phẩm. Vấn đề này xảy khi khi bình thường thì da không có phản ứng gì nhưng khi tiếp xúc với ánh nắng, thuốc sẽ bị tương tác với tia UV và gây ra một số vấn đề cho da..

Có một số loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau hay thuốc lợi tiểu, thuốc kháng nấm… sẽ tương tác với ánh sáng khiến da bị dị ứng. Bạn cũng cần lưu ý khi uống thuốc, dùng sản phẩm kem bôi, kem dưỡng da hay kem chống nắng sao cho phù hợp với làn da của mình.

Lão hóa da sớm

Đa số thì chứng lão hóa sớm xảy ra do làn da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá nhiều mà không được bảo vệ đúng cách. Những dấu hiệu chứng tỏ làn da bị lão hóa sớm đó là tàn nhang, đồi mồi, sạm da, nám, mặt sần sùi, xuất hiện nếp nhăn và da chảy xệ.

Ung thư da

Ung thư da có thể xuất hiện trên da nếu tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, do đó da mặt luôn có nguy cơ mắc bệnh. Như chứng dầy sừng quang hóa là một thương tổn tiền ung thư, và vùng da này có khả năng phát triển thành ung thư.

Dày sừng quang hóa

Là các mảng da khô có vảy được gây ra bởi thương tổn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong nhiều năm liền. Chúng có thể hồng, đỏ hay nâu và rộng từ 0.5 đến 3cm và thường được thấy trên mặt (đặc biệt là trên môi, mũi và trán), cổ, cẳng tay và trên vành tai và da đầu (ở đàn ông), vùng da dưới đầu gối (ở phụ nữ).

Ung thư tế bào đáy trông

Là giống như những đốm nhỏ, phát triển chậm, bóng, có mài đỏ hay hồng. Nếu để tự nhiên, nó có  xu hướng trở nên cứng, chảy máu và phát triển thành u nhọt. Chúng thường xuất hiện ở mặt, da đầu, tai, tay, vai hay lưng. Ung thư da tế bào vảy thường là các mảng màu hồng, chúng thường cứng và làm da đóng vảy trên bề mặt và thường thấy ở mặt, cổ, môi, tai, tay, vai, tay và chân. Chúng cũng dễ bị chảy máu và phát triển thành u nhọt.

Khối u ác tính là một dạng nguy hiểm của ung thư. Dấu hiệu đầu tiên thường thấy là sự xuất hiện của nốt rồi mới hay sự thay đổi diện mạo của nốt ruồi đang có. Khối u ác tính có thể có hình thức không đều, có thể có nhiều màu và rộng hơn 6mm. Chúng hiện diện ở mọi nơi trên cơ thể nhưng lưng, chân, tay và mặt là những chỗ phổ biến nhất.

Tham khảo ngay các bước chăm sóc da ngay từ bây giờ.

3. Bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và tia UV

Các biện pháp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời tối ưu được lựa chọn dựa trên độ nhạy cảm của làn da mỗi người với ánh nắng mặt trời (tăng sắc tố da) và cường độ của tia bức xạ.

Bảo vệ da khỏi tia UV

Cả tia UVA và UVB đều tác động nghiêm trọng lên da nhưng cường độ của tia UVA thì không thay đổi trong suốt cả ngày trong khi cường độ của tia UVB thì biến động. Hệ thống xếp hạng nhân tố bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời (chỉ số SPF) dành cho kem chống nắng dựa trên mức độ bảo vệ da khỏi  tia UVB của sản phẩm. Tuy nhiên, các sản phẩm có các ký hiệu chống tia UVA chỉ cung cấp một lượng nhỏ chất bảo vệ da khỏi tia UVA với tỷ lệ thường là 1:3 tương ứng cho chất bảo vệ da khỏi UVA:UVB.

Do đó cần phải tìm hiểu cường độ tia UVA ở khu vực của bạn mỗi này và sử dụng các biện pháp bảo vệ chống tia UV phù hợp. Hiệp hội thương mại Mỹ phẩm châu Âu (trước đây là Colipa) đã đặt ra tiêu chuẩn chất chống UV trong kem chống nắng. Tiêu chuẩn quốc tế ISO 24444 – 2010 là phương pháp đáng tin cậy để kiểm tra tính hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UV của các sản phẩm kem chống nắng, và cũng được kiểm chứng bởi Hiệp hội Châu Âu.

Cách bảo vệ da tránh khỏi tác động có hại của ánh nắng mặt trời

Dùng kem chống nắng

Kem chống nắng được xem như một cách bảo vệ da hữu hiệu tránh khỏi tác động xấu của ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, một số kem chống nắng Y khoa còn có tác dụng dưỡng ẩm, chống lão hóa da, giúp da khỏe đẹp tự nhiên.

Bạn cần lưu ý

  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30+ và nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút
  • Sử dụng kem chống nắng cho mặt và toàn thân là những loại kem khác nhau. Nên dùng kem chống nắng không bị trôi trong nước nếu như bạn đi bơi hoặc đi biển
  • Làn da của trẻ em thì mỏng hơn và rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Kem chống nắng với chỉ số bảo vệ SPF cao là rất quan trọng để ngăn chặn tia UV làm hại đến da
  • Sử dụng kem chống nắng phù hợp với tuýp da và tình trạng da. Đặc biệt, đối với da nhờn đang bị mụn, nên chọn các loại kem chống nắng dành cho da dầu có thêm thành phần chống viêm.

Che chắn khi đi ra ngoài nắng

Khẩu trang, kính mắt, mũ nón, áo khoác… chính là những vật dụng quen thuộc và tiện ích chống lại ảnh hưởng xấu của các tia UV. Khói bụi, ánh nắng mặt trời chính là một phần gây ra mụn trứng cá và sự lão hóa da. Vì vậy, trước khi ra đường bạn nên che chắn kỹ.

Kiểm tra da với Bác sĩ da liễu.
Kiểm tra da với Bác sĩ da liễu.

Nếu bạn không chắc loại kem chống nắng nào phù hợp với loại da và tình trạng da của mình, hãy thử một cuộc kiểm tra da hoặc hỏi Bác sĩ da liễu. Khi da có bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bạn nên đến gặp Bác sĩ Da liễu để thăm khám và đến phòng khám trị mụn uy tín xác định vấn đề của da một cách sớm nhất.

(*) Hiệu quả điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, nếu bạn có cơ địa tốt hiệu quả điều trị sẽ đạt cao hơn.

Từ khóa » Tia Uv ánh Nắng