Những ảo ảnh Thị Giác
Có thể bạn quan tâm
LÝ THUYẾT TÂM LÝ HỌC NHẬN THỨC (THEORIES COGNITIVE PSYCHOLOGY)
Những ảo ảnh thị giác – Cách thức hoạt động của chúng và những điều chúng tiết lộ về não bộ.
Bởi Kendra Cherry
Ảo ảnh thị giác là gì? Ảo ảnh thị giác, được biết đến một cách chính xác hơn là ảo ảnh trực quan, liên quan đến sự đánh lừa thị giác. Nhờ vào sự sắp xếp của hình ảnh, hiệu ứng của màu sắc, tác động của nguồn sáng hay các biến số khác, một loạt các hiệu ứng hình ảnh gây nhầm lẫn có thể được nhìn thấy.
Nếu bạn đã từng vật lộn để xem hình ảnh ẩn trong một single-image stereogram, bạn có thể đã phát hiện ra rằng không phải ai cũng có ảo ảnh trực quan theo cùng một cách. Trong một số ảo ảnh, một vài người chỉ đơn giản là không thể nhìn thấy hiệu ứng.
Bên cạnh sự vui nhộn và thú vị, ảo ảnh thị giác cũng tiết lộ một lượng lớn thông tin về cách thức làm việc của não bộ. Hãy tìm hiểu nhiều hơn về một số ảo ảnh thị giác nổi tiếng nhất và khám phá chính xác cách thức và lý do những ảo ảnh trực quan này xảy ra.
Ảo ảnh lưới HermannTrong ảo ảnh lưới Hermann, những chấm trắng ở trung tâm của mỗi hình vuông dường như có sự chuyển đổi từ trắng sang xám.
Bạn nhìn thấy những gì?
Ảo ảnh lưới Hermann lần đầu tiên được phát hiện bởi một nhà Sinh lý học có tên là Ludimar Hermann vào năm 1870. Khi người xem nhìn vào tấm lưới, những chấm trắng và trung tâm của mỗi “hành lang” dường như được chuyển đổi giữa trắng và xám. Khi người xem tập trung chú ý vào một chấm cụ thể, rõ ràng là nó có màu trắng. Nhưng ngay khi sự chú ý bị chuyển dời, dấu chấm lại chuyển thành màu xám.
Ảo ảnh lưới Hermann hoạt động như thế nào?
Vậy tại sao mọi người lại thấy màu xám ở nơi đáng lẽ ra nên là màu trắng? Tại sao chúng ta lại thấy có điều gì đó quá khác biệt so với thực tế?
Những nhà nghiên cứu từng sử dụng những gì được biết đến như ức chế bên (lateral inhibition) để giải thích tại sao mọi người lại thấy các khu vực màu xám này. Hiện tượng này chứng minh một nguyên tắc rất quan trọng của tri giác: chúng ta không phải lúc nào cũng thấy những gì thực sự ở đó. Nhận thức của chúng ta phụ thuộc vào cách hệ thống thị giác phản ứng với các kích thích từ môi trường và cách não bộ chúng ta diễn giải thông tin sau đó.
Tuy nhiên, có bằng chứng cho rằng cách giải thích này có thể không chính xác. Việc ảo ảnh không phụ thuộc vào kích cỡ, có thể được nhìn thấy với sự đảo ngược tương phản và có thể bị phủ nhận bằng cách hơi bóp méo các tuyến đường (lines) đã được đưa ra như là một lý do tại sao lý thuyết cổ điển lại sai lầm. Một cách giải thích khả dĩ khác đã được đưa ra được biết đến như là lý thuyết tế bào đơn giản S1 (S1 simple-cell theory).
Ảo ảnh Vũ công xoay tròn.Nobuyuki Kayahara
Ảo ảnh Vũ công xoay tròn cho thấy một hình bóng không rõ ràng dường như thay đổi phương hướng một cách đột ngột. Hãy tìm hiểu thêm về cách mà ảo ảnh này hoạt động.
Bạn nhìn thấy những gì?
Trong hình ảnh này, bạn thấy hình bóng của một người phụ nữ đang xoay tròn. Cô ấy đang xoay theo hướng nào? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng có thể thấy cô ấy quay theo cả chiều kim đồng hồ lẫn chiều ngược lại. Như thế nào? Mặc dù có thể rất khó khăn, bạn có thể khiến cô ấy chuyển hướng ngay lập tức. Hãy thử nhìn vào cô gái và sau đó nháy mắt, cô ấy có thể thay đổi hướng ngay lập tức sau khi bạn nháy mắt. Một cách khác là tập trung vào một phần cụ thể của hình ảnh đó.
Ảo ảnh Vũ công xoay tròn hoạt động như thế nào?
Ban đầu, ngay sau khi được tạo ra bởi Nobuyuki Kayahara, ảo ảnh đã bị nhầm lẫn khi bị xem như là một bài kiểm tra nhân cách khoa học về sự ưu thế của não phải/ não trái bởi nhiều trang web và blog. Trong thực tế, ảo ảnh Vũ công xoay tròn có liên quan đến tri giác song ổn (bistable perception) mà trong đó có một hình ảnh hai chiều mơ hồ có thể được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Bởi vì không có chiểu thứ ba, não của chúng ta cố gắng xây dựng không gian xung quanh sự vật. Những ảo ảnh tương tự bao gồm ảo ảnh Necker Cube và Reversible Face/Vase.
Trong một cột báo của tờ báo New York Times, Thomas C. Toppino, chủ tịch của Khoa Tâm lý ở đại học Villanova đề nghị “Những gì đang xảy ra ở đây để gây nên sự đảo hướng là những gì xảy ra toàn bộ trong hệ thống thị giác. Nếu chúng ta có thể hiểu tại sao những hình ảnh này lại đảo ngược thì chúng ta có thể hiểu được điều gì đó khá cơ bản trong cách hệ thống thị giác đóng góp vào những kinh nghiệm có ý thức.
Ảo ảnh ZöllnerTrong ảo ảnh Zöllner, những đường thẳng dường như di chuyển mặc dù chúng không thay đổi.
Bạn nhìn thấy những gì?
Ảo ảnh Zöllner là một ảo ảnh thị giác phổ biến đã được giải thích. Được phát hiện đầu tiên vào năm 1860 bởi một nhà vật lý học thiên thể người Đức tên là Johann Karl Friedrich Zöllner, ảo ảnh này trình bày một loạt các đường xiên chéo với các đường kẻ ngắn chồng lên nhau. Các đường xiên trông như thể chúng bị vặn xoắn và phân kỳ ra. Nhưng trong thực tế, tất cả các đường xiên song song với nhau.
Nó hoạt động như thế nào?
Giống như ảo ảnh Muller-Lyer và Herring, ảo ảnh thị giác này giải thích cách mà nền của một hình ảnh có thể bóp méo hình dạng của các đường thẳng. Một vài cách giải thích khác nhau của ảo ảnh Zöllner đã được đưa ra. Đầu tiên, góc của những đường ngắn so với những đường dài hơn tạo nên một ấn tượng về chiều sâu. Một trong những đường thẳng dường như gần với chúng ta hơn, những cái còn lại thì xa hơn. Một cách giải thích khác có thể là não bộ cố gắng tăng các góc giữa những đường thẳng dài và ngắn. Điều này tạo ra sự biến dạng vì não bộ cố gắng bẻ cong làm các đường thẳng rời xa và hướng về nhau.
Điều thú vị là, nếu màu sắc của các đường thẳng chuyển sang xanh lá và nền của chúng chuyển đỏ, hiệu ứng sẽ hoàn toàn biến mất miễn là độ sáng của hai màu cân bằng với nhau.
Ảo ảnh căn phòng Ames.Trong ảo ảnh căn phòng Ames, hai người đứng trong một căn phòng dường như có kích thước khác nhau đáng kể, mặc dù họ có cùng kích cỡ.
Bạn nhìn thấy những gì?
Hình ảnh trên được chụp lại bởi một người khách viếng thăm “Căn phòng Ames” ở bảo tàng khoa học Vilette tại Paris, Pháp và đăng lên Flickr, một trang web chia sẻ hình ảnh. Trong phòng, người bên trái có vẻ rất cao to, trong khi người bên phải lại trông rất nhỏ bé. Trong thực tế, cả hai người có cùng chiều cao và kích thước.
Ảo ảnh căn phòng Ames hoạt động như thế nào?
Hiệu ứng sử dụng một căn phòng bị bóp méo để tạo nên ảo ảnh với sự khác biệt đáng kể về kích thước. Trong khi căn phòng dường như có dạng hình vuông từ góc nhìn của người xem, nó thực sự có dạng hình thang. Người phụ nữ phía bên phải của hình ảnh trên thực tế đang đứng trong một góc xa hơn rất nhiều so với người phụ nữ bên trái.
Ảo ảnh khiến người xem tin rằng hai người đang đứng trong cùng một khoảng sâu, trong khi thực tế một đối tượng đang đứng gần hơn. Người phụ nữ bên trái trong hình ảnh trên xuất hiện ở một góc nhìn lớn hơn nhiều, nhưng thực tế là cô ấy dường như ở cùng khoảng sâu vì hình bên phải làm cho cá nhân gần hơn trông lớn hơn nhiều.
Hiệu ứng này có thể được quan sát trong một số bộ phim, bao gồm cả ba phần phim Chúa tể những chiếc nhẫn. Lưu ý những cảnh đầu tiên trong The Fellowship of the Ring, nơi mà hiệu ứng đã được sử dụng nổi bật để làm cho Gandalf như thể lớn hơn so với Hobbits.
Bạn có thể xem nhiều ví dụ hơn về ảo ảnh Căn phòng Ames tại YouTube videos này.
Ảo ảnh PonzoTrong ảo ảnh Ponzo, hai đường thẳng có kích cỡ hoàn toàn giống nhau dường như có sự khác biệt về kích thước khi được đặt trên các đường thẳng song song mà dường như hội tụ khi chúng đi xa dần.
Chúng ta nhìn thấy những gì?
Hình ảnh trên minh họa cho ảo ảnh Ponzo, hai đường màu vàng có kích thước giống nhau hoàn toàn. Bởi vì chúng được đặt trên những đường thẳng song song mà dường như hội tụ ở vô cực, đường màu vàng ở phía trên thực sự trông như dài hơn cái ở dưới.
Ảo ảnh Ponzo hoạt động như thế nào?
Ảo ảnh Ponzo lần đầu tiên được chứng minh bởi một nhà tâm lý học người Ý tên là Mario Ponzo vào năm 1913. Lý do đường ngang trên cùng trông dài hơn là vì chúng ta diễn giải cảnh bằng phối cảnh tuyến tính (linear perspective). Vì những đường song song dường như trở nên gần hơn khi chúng di chuyển ra xa hơn, chúng ta giải thích đường trên cùng đang ở rất xa. Một đối tượng ở xa hơn sẽ cần phải dài hơn để nó trông cùng kích thước với một vật ở gần, vì vậy đường trên cùng ở “xa” được xem là dài hơn đường ở “gần” phía dưới, mặc dù chúng giống nhau kích thước.
Ảo ảnh Tam giác KanizsaTam giác Kanizsa là một ảo ảnh thị giác trong đó một hình tam giác được tri giác thấy mặc dù nó không thực sự ở đó.
Ảo ảnh tam giác Kanizsa lần đầu tiên được mô tả vào năm 1955 bởi một nhà tâm lý học người Ý tên là Gaetano Kanizsa. Trong ảo ảnh này, một tam giác đều màu trắng có thể được nhìn thấy trong hình ảnh mặc dù ở đó thực sự không có một hình tam giác thực sự nào cả. Hiệu ứng này được gây ra bởi các đường viền ảo ảnh (illusory contours).
Các nhà tâm lý học Gestalt (Gestalt psychologists) sử dụng ảo ảnh này để mô tả quy luật đóng kín (the law of closure), một trong những luật Gestalt về tổ chức tri giác. Theo nguyên tắc này, các vật thể được nhóm lại cùng với nhau có khuynh hướng được xem như một phần của tổng thể. Chúng ta có xu hướng lờ đi các khoảng trống và cảm nhận các đường viền để tạo nên những hình ảnh xuất hiện như một tổng thể cố kết.
Nguồn: Cherry, K. (n.d.). Optical Illusions. Retrieved from https://www.verywellmind.com/optical-illusions-4020333
Người dịch: Lê Thị Thùy Dung
Biên tập: Nguyễn Ngọc Thu Trang, Lục Chấn Kiệt, Bùi Minh Đức
Design: Nguyễn Khắc Anh Tú
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » Hình ảo ảnh Là Gì
-
Ảnh ảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ảnh ảo Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa ảnh ảo Và ảnh Thật - Monkey
-
Từ điển Tiếng Việt "ảo ảnh" - Là Gì?
-
Nó Là Gì, Các Loại ảo ảnh
-
Phân Biệt Giữa ảo Giác ảo ảnh Và Hoang Tưởng - Blog
-
ảo Giác Và ảo ảnh Quang Học, Các Hiện Tượng Vật Lí Chưa Giải Thích
-
Ảnh ảo Và ảnh Thật Khác Nhau Như Thế Nào?
-
ĐịNh Nghĩa ảo ảnh - Tax-definition
-
Sự Khác Biệt Giữa Hình ảnh Thật Và Hình ảnh ảo
-
11 Kiểu ảo ảnh Thị Giác Trong Thiết Kế Trực Quan - IDesign
-
Sự Khác Biệt Giữa ảo Tưởng Và ảo ảnh (Ngôn Ngữ) - Sawakinome
-
Sự Khác Biệt Giữa ảo ảnh Và ảo Giác (Giáo Dục) - Sawakinome