Những Bác Sĩ Giỏi Của Việt Nam, Giúp Y Học Nước Nhà Nâng Tầm Ra ...

Bác sĩ giỏi của Việt Nam không thiếu, nhưng những danh tài có thể giúp nền y học nước nhà nâng tầm trong “bản đồ” y khoa thế giới thì không phải ai cũng làm được. Người đời vẫn thường nghĩ, bác sĩ là một nghề vừa có “tiếng” (địa vị xã hội), lại còn được cả ‘miếng” (tiền bạc), vì chẳng gì thì cũng có câu “nhất Y nhì Dược”. Thế nhưng, đâu phải ai cũng hiểu cho rằng, nghề Y cực gấp trăm lần nghề khác! ‘Sáng mở mắt ra là thấy bệnh viện, chiều nhắm mắt lại là thấy bệnh nhân’. Và trong quá trình cống hiến, các bác sĩ đã phải đối mặt với biết bao cực khổ, áp lực, hy sinh, thậm chí đánh đổi cả tuổi trẻ và thời gian. Những bác sĩ giỏi của Việt Nam, giúp y học nước nhà nâng tầm ra Quốc Tế. Ảnh minh họa Họ thường xuyên không có được giấc ngủ ngon, khó có được bữa cơm đầm ấm bên gia đình, dễ gặp nhiều sự rủi ro trong nghề nghiệp, và lại đối mặt với chất thải y tế mà người bệnh mang lại. Nhiều bác sĩ không chỉ bị ám ảnh vì trong những ca mổ mà còn bởi sự soi mói của người nhà bệnh nhân, dư luận xã hội, từ những đồng nghiệp lẫn nhau. Thế nhưng, vượt qua những áp lực của nghề, vươn lên bằng ý chí, khẳng định sức mạnh bằng tài năng, các bác sĩ giỏi ở Việt Nam ngày càng vang danh và thành công, không chỉ ở trong nước mà toàn thế giới. 1. TS Trần Ngọc Lương – Phẫu thuật “Dr Lương” chinh phục thế giới. BS Trần Ngọc Lương được xem là bậc thầy trong lĩnh vực mổ nội soi tuyến giáp. Từ năm 2003 đến nay, người thầy thuốc có “bàn tay vàng” này đã cùng đồng nghiệp mổ cho hơn 3.500 bệnh nhân mắc các bệnh tuyến giáp, đạt số ca phẫu thuật lớn nhất trên thế giới. Trong khi các chuyên gia khác chọn đường mổ ở cổ để phẫu thuật nội soi tuyến giáp, nên để lại một vết sẹo lớn, khó che thì BS Lương thực hiện đường mổ riêng từ nách và ngực đi lên với đường rạch da nhỏ, tối đa chỉ dài 1cm, không gây nguy hiểm cho các dây thần kinh và các tuyến lân cận của tuyến giáp; đồng thời để lại vết sẹo nhỏ nhất và có thể che được khi mặc áo. TS Trần Ngọc Lương – Phẫu thuật “Dr Lương” chinh phục thế giới. Kỹ thuật mổ này do bác sĩ Lương ‘sáng tạo’, đã được bạn bè y khoa trên thế giới đặt tên là “Đốc – tờ Lương”, vì qua bàn tay và khối óc của ông, phẫu thuật nội soi tuyến giáp trở nên đơn giản, nhanh, an toàn, hiệu quả với chi phí thấp hơn rất nhiều. Và nhờ phương pháp mổ nội soi tuyến giáp được các chuyên gia trên thế giới đánh giá là hoàn hảo nhất hiện nay, BS Trần Ngọc Lương đã được tôn vinh là Nhân tài đất Việt năm 2014. 2. TS Nguyễn Viết Tiến - Người gieo mầm hạnh phúc. GS.TS Nguyễn Viết Tiến là một trong những bác sĩ giỏi nhất Việt Nam, hiện đang là Thứ trưởng Bộ Y tế, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, được bệnh nhân phong tặng người bác sĩ có “bàn tay vàng” vì rất “mát tay” trong chữa hiếm muộn. Trong suốt quá trình làm nghề của mình, GS.TS Nguyễn Viết Tiến đã không ngừng làm việc, học tập, tham gia nghiên cứu khoa học và phục vụ bệnh nhân không biết mệt mỏi. Ông luôn là học trò của những tiến bộ y học mới trong lĩnh vực sản khoa, đồng thời, cũng luôn là người thầy tận tâm, tận tụy với sinh viên, đồng nghiệp. Những thành công chung của lĩnh vực sản khoa đều mang dấu ấn cá nhân ông rất rõ. Riêng tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm có từ 2.000 - 3.000 ca thụ tinh trong ống nghiệm, trong đó, tỷ lệ thành công đạt 50%. TS Nguyễn Viết Tiến - Người gieo mầm hạnh phúc. Như vậy, mỗi năm có từ 1.000 - 2.000 đứa trẻ chào đời, đồng thời, mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho những người làm cha, làm mẹ, làm ông, làm bà. Đó cũng là niềm vui vô bờ bến của người bác sỹ mà mỗi lúc gặp gỡ, trò chuyện, ông lại tự hào: “Tôi có rất nhiều con”… 3. TS Nguyễn Thanh Liêm – người mở đường ở những khúc gập ghềnh của y khoa. Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngoại nhi của Việt Nam và thế giới. Ông đã tiến hành phẫu thuật thành công 5 cặp song sinh có chung nhau nhiều bộ phận của cơ thể, là người tiến hành các ca ghép gan, ghép thận trẻ em đầu tiên ở các bệnh viện Nhi của Việt Nam. Năm 1997, GS Liêm đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên trong khu vực tiến hành phẫu thuật nội soi ở trẻ. Phương pháp chữa thoát vị cơ hoành vào năm 2000 đã thành công mổ nội soi ở trẻ lớn và bắt đầu thực hiện dần ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh sau 2 - 3 ngày sinh, thay vì mổ ngang đường bụng, cắt cơ với sang chấn, nguy cơ tử vong cao. Đây là một ca phẫu yêu cầu kĩ thuật rất cao và vô cùng phức tạp. Thế giới phải rất kinh ngạc trước con số gần 70% trường hợp nội soi chữa bệnh này là trẻ sơ sinh, tỉ lệ thành công lên đến 90% của Việt Nam. TS Nguyễn Thanh Liêm – người mở đường ở những khúc gập ghềnh của y khoa. GS Liêm đã góp phần đưa tiếng tăm của nội soi Việt Nam ra toàn cầu. Đây cũng là một trong số rất nhiều những vị bác sỹ đã góp phần công sức lớn cho nền y học thế giới cũng như Việt Nam.

Từ khóa » Nữ Bác Sĩ Giỏi Nhất Việt Nam