Những Bài Thuốc Từ Hoàng Bá Chữa Bách Bệnh Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Hoàng bá
Hoàng bá
Đặt lịch
Hoàng bá còn được gọi là Hoàng nghiệt, Quan hoàng bá. Trong Y học cổ truyền, hoàng bá có vị đắng, tính hàn, quy vào kinh Thận, Bàng quang, dùng để điều trị các bệnh cho người lớn và trẻ em như: phong hàn, tiểu rát, đi ngoài có máu, viêm âm đạo, di tinh, mộng tinh,… Đây cũng chính là một trong 50 dược liệu quý trong Đông y.
1. Tên gọi – Chủng loại
- Tên gọi khác: Hoàng nghiệt, Quan hoàng bá, Nghiệt bì, Nghiệt Mộc, Sơn đồ
- Tên khoa học: Phellodendron amurense
- Họ: Thuộc họ Cửu lý hương (Rutaceae)
2. Đặc điểm sinh thái
+ Mô tả:
Cây hoàng bá là loại cây thân gỗ, sống lâu năm, khi trưởng thành cây cao khoảng 10 – 30 mét. Lá kép mọc đối, có hình trứng hoặc hình bầu dục, gồm có 7 – 13 lá chét dày, gốc tròn rồi thuôn nhọn dần phần đầu. Mặt trên của lá có mày sẫm hơn mặt dưới, có nhiều long ở gân. Hoa mọc thành chùm nhưng lỏng lẻo, dọc trên cuống. Quả có hình cầu, khi chín có màu đem thẫm.
+ Phân bố:
Cây hoàng bá được tìm thấy hoặc trồng ở các dãy núi, thung lũng, dọc bên sông. Dược liệu này được trông khá nhiều ở các nước Châu Á như: Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Triều Tiên, các tỉnh thuộc Trung Quốc (Liêu Ninh, Hà Bắc, An Huy, Hắc Long Giang, Nội Mông, Sơn Đông, Sơn Tây,…). Hiện nay, hoàng bá cũng được trông khá nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta như: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Lai Châu,…
3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
+ Bộ phận dùng:
Vỏ thân cây được bào chế để làm thuốc, là những vỏ dày 0.3 – 0.5 cm, có màu vàng tươi.
+ Thu hái:
Thu hoạch vỏ cây đối với những cây đã trên 10 năm, tốt nhất nên thu hoạch vào khí trời chuyển sang thu.
+ Chế biến:
Những vỏ cây thu hoạch về cần cạo đi lớp đần bên ngoài, rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, tạp chất còn bám vào. Sau đó thái thành từng miếng nhỏ, đem đi phơi hoặc sấy khô rồi đem chế biến theo nhiêu cách khác nhau, như:
- Phiến: Đem hoàng bá ủ mềm rồi thái thành từng lát nhỏ.
- Thán: Cho hoàng bá vào chảo nóng, sao đều tay đến khi cháy đen. Khi nguội dầm, phun một ít nước vào chảo hoàng bá để trừ độc.
- Sao vàng: Cho hoàng bá vào chảo nóng, hạ lửa nhỏ, sao đều tay đến khi chuyển sang màu vàng đậm, đừng để dược liệu này cháy khét.
- Tẩm rượu: Trộn hoàng bá cùng với rượu, ủ hỗn hợp trên khoảng 30 phút rồi đem sao trên ngọn lửa nhỏ. Ngoài ra có thể sử dụng hoàng bá phiến trộn ít rượu rồi sao khô.
- Tẩm muối: Ngâm một lượng hoàng bá vào một thau nước muối pha loãng. Vớt hoàng bá để ráo rồi sao đều tay với ngọn lửa nhỏ. Hoặc có thể sử dụng hoàng bá phiến vẩy một ít muối rồi sao khô.
+ Bảo quản:
Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm móc, mỗi lần sử dụng cần đậy kín bao bì.
4. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học có trong hoàng bá chủ yếu là các chất sau:
- Berberin
- Palmatin
- Jatrorrhizin
- Phellodendrin
- Magnoflorin
- Candicin
- Obacunon
- Obaculacton
- Limonin
- Hợp chất Phenolic: Glucosid, N.methylhigenamin, Lionresinol syringin,…
5. Tính vị
- Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh, Trung dược đại từ điển, Đông dược học thiết yếu)
- Vị đắng, cay (Trân Châu Nang)
- Không độc (Biệt Lục)
6. Quy kinh
Hoàng bá được quy vào các kinh sau:
- Kinh Thận và Bàng quang (Trung dược đại từ điển, Đông dược học thiết yếu)
- Kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản thảo kinh giải)
- Kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào (Y học nhập môn)
7. Tác dụng dược lý
+ Trong nghiên cứu dược lý hiện đại:
Trong nền y dược hiện đại, hoàng bá được nghiên cứu để bào chế thành dược phẩm điều trị các bệnh như:
- Viêm phổi, lao phổi
- Viêm âm đạo do trùng roi
- Viêm màng não
- Ly trực trùng
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang mãn tính
+ Trong Y học cổ truyền:
Đông y sử dụng khá nhiều hoàng bá vào các bài thuốc, bởi dược liệu này có công dụng điều trị các bệnh lý sau:
- Kháng khuẩn gram dương và gram âm, trực khuẩn lao
- Viêm túi mật, gan
- Tiêu chảy
- Di tinh mộng tinh ở nam giới
- Viêm âm đạo ở nữ giới
- Tiêu rát, tiêu ra máu, đục
- Phân sẫm màu, có máu
- Trĩ
- Lở loét miệng lưỡi
- Viêm loét cổ tử cung
- Có tác dụng lợi tiểu, gây co thắt cơ trơn
8. Liều lượng – Cách dùng
Sử dụng mỗi ngày 6 – 12 gram, dùng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột mịn rồi hòa làm viên. Có thể áp dụng các bài thuốc cho người lớn và cả trẻ em. Ngoài ra, có một số bệnh lý dùng để đắp ngoài da hoặc xức lên vị trí bị tổn thương.
9. Bài thuốc
Hoàng bá sử dụng vỏ thân cây để bào chế sử dụng làm thuốc, dày 0.3 – 0.5 cm. Hoàng bá có màu vàng nâu bên trong và lớp vỏ ngoài có mày nâu đất cùng với những vết sần sùi. Trong Đông y, có khá nhiều bài thuốc sử dụng dược liệu này để điều trị một số bệnh như: lỵ, thương hàn, sốt, viêm âm đạo, di tinh, tiêu rát, đi ngoài ra máu, vàng da,… Dưới đây là một số bài thuốc, bạn đọc có thể tham khảo các bài viết dưới đây:
Bài thuốc cho trẻ em
+ Bài thuốc chữa lưỡi sưng:
Dùng Hoàng bá đã chế biến đem giã nát rồi trộn với Khổ trúc lịch với liều lượng bằng nhau rồi dùng chấm lên vị trí sưng ở lưỡi.
+ Bài thuốc chữa tiêu chảy cho nóng:
Dùng bột Hoàng bá trộn với ít nước cơm loãng rồi hoàn làm viên có kích thước bằng hạt gạo. Sử dụng cho trẻ uống mỗi lần 10 viên cùng với nước cơm.
+ Bài thuốc chữa rốn lở loét:
Dùng Hoàng bá tán nhuyễn đem rắc vào vị trí loét
+ Bài thuốc chữa lở loét nửa người không khô:
Dùng một ít Hoàng bá đem tán nhuyễn cùng với Khô phàn, đem xoa lên vùng bị lở loét.
+ Bài thuốc chữa tiêu chảy do nhiệt, tiêu tóe ra nước, tiểu đỏ, phân lẫn máu, khát nước:
Dùng vỏ Hoàng bá tán nhỏ để dùng cùng với nước cơm. Sử dụng 2 – 3 gram, uống mỗi ngày 4 – 5 lần.
+ Bài thuốc chữa tiêu ra máu:
Dùng 20 gram Hoàng bá cùng với 16 gram Xích thược tán thành bột rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt mè. Sử dụng 10 – 12 viên cho mỗi lần uống.
+ Bài thuốc chữa bạch lỵ, bụng đầy hơi, bụng đau âm ỉ:
Dùng Hoàng bá, Đương quy mỗi vị 10 gram, đem tán thành bột rồi trộn cùng với củ tỏi nướng, giã nát rồi hoàn thành viên. Sử dụng 5 – 7 viên để uống cùng với nước, uống mỗi ngày 3 lần.
+ Bài thuốc chữa tiêu chảy:
Dùng 125 gram Hoàng bá, 42.5 gram Ngũ vị tử, 37.5 gram Ngũ bội tử cùng với 25 gram Bạch phàn. Đem tất cả các nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Sử dụng 5 gram/ lần/ ngày.
Bài thuốc cho người lớn
+ Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính, sốt, bụng trướng, táo báo:
Dùng 16 gram Hoàng bá cùng với Chi tử, Chỉ xác, Chút chít, Đại hoàng, Mộc thông và Nọc sợi mỗi vị 10 gram. Đem sắc các vị thuốc trên lấy nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa vàng da do viêm đường mật, hỗ trợ tiêu hóa:
Dùng Hoàng bá và Chi tử 14 gram cùng với 6 gram Cam thảo, đem các vị thuốc trên sắc cùng với 3 phần nước, sắc cạn còn 1 phần nước, chia làm 3 phần uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa sưng họng, ăn uống không trôi:
Dùng một ít Hoàng bá đem tán thành bột mịn, thêm một ít giấm rồi trộn đều rồi thoa lên vùng bị sưng.
+ Bài thuốc giải độc cho ăn thịt súc vật chết:
Dùng 12 gram bột Hoàng bá, nếu không thuyên giảm, tiếp tục uống cho đến khi lành bệnh.
+ Bài thuốc chữa lở loét ở miệng và lưỡi:
Dùng một ít Hoàng bá, cắt thành từng miếng nhỏ rồi bỏ vào miệng ngậm.
+ Bài thuốc chữa sốt, đau mắt, đau đầu, đau răng, chảy máu ca, ù tai, suy nhược cơ thể,…:
Dùng Hoàng bá, Tri mẫu mỗi loại 40 gram; Phục linh, Đơn bì, Trạch tả mỗi loại 120 gram; Sơn thù, Sơn dược mỗi loại 160 gram cùng với 320 gram thục địa.
+ Bài thuốc chữa vết nhọt trong mũi, phế ủng tắc:
Dùng Hoàng bá và Binh lang với liều lượng bằng nhau, đem tán thành bột rồi trộn với mỡ heo, sau đó đem bôi lên vùng bị tổn thương.
+ Bài thuốc chữa lở, viêm da đầu, lông và tóc quăn lại, gây đau:
Dùng 40 gram Hoàng bá và 10 gram Nhũ hương tán thành bột trộn với nước sẵc Hòe hoa, đem hỗn hợp trên đắp lên vùng vị lở loét.
+ Bài thuốc chữa tỵ cam:
Dùng 80 gram Hoàng Bá đem ngâm cùng với nước lạnh qua đêm. Sau dó vắt lấy nước uống, bỏ phần bã.
+ Bài thuốc chữa vàng da (hoàng đản), nổi mụn nhọt trên sống lưng:̀
Dùng Hoàng bá đem tán nhuyễn rồi trộn với Kê tử bạch một lượng bằng nhau. Đem hỗn hợp trên đắp lên cùng bị thương đến khô dần rồi rửa lại bằng nước sạch.
+ Bài thuốc chữa thương hàn, phù nề tay chân, sưng vùng âm đạo:
Dùng 80 gram Hoàng bá sắc thành từng lát nhỏ rồi đem nấu cùng với 3 chén nước. Sắc cho đến cao đặc lại rồi dùng để rửa lên vùng bị thương.
+ Bài thuốc chữa nhiệt do thương hàn làm lở loét miệng:
Dùng một ít Hoàng bá ngâm cùng với mọt ít mật ong nguyên chất qua đêm. Mỗi ngày dùng một ít nước cốt để ngậm.
+ Bài thuốc chữa cam miệng lở loét, hôi miệng:
Dùng 20 gram Hoàng bá cùng với 8 gram Đồng lục, đem hai vị thuốc trên tán thành bội mịn rồi đêm thoa lên vùng bị lở, không được nuốt thuốc.
+ Bài thuốc chữa nôn ra máu:
Ngâm Hoàng bá cùng với một ít mật rồi đem sao khô và giã nát. Dùng 8 gram/ lầm củng với nước Mạch đông.
+ Bài thuốc chữa ung thư, sưng tuyến vú:
Dùng bột Hoàng bá trộn cùng với lòng trắng trứng gà, khuấy tan đều rồi bôi lên vị trí bị thương. Sau khi khô cần rửa lại bằng nước sạch.
+ Bài thuốc chữa ung thư, mụn nhọt độc:
Dùng Hoàng bá và Xuyên ô đầu với liều lượng bằng nhau, đem sao sơ qua rồi tán nhuyễn thành bột. Sử dụng hỗn hợp trên đắp lên vùng bị thương.
+ Bài thuốc chữa nóng trong người gây nôn ra máu:
Dùng 80 gram Hoàng bá đem sao cùng với một ít mật rồi tán thành bột mịn. Sử dụng 8 gram cho mỗi lần uống cùng với nước gạo nếp.
+ Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu ở phụ nữ mang thai:
Dùng vỏ cây Hoàng bá đem sao cùng với một ít mật rồi tán thành bột. Dùng một củ tỏi lớn đem nấu cùng với một ít nước, lột bỏ vỏ rồi đem giã, trộn với bột Hoàng bá để hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô. Dùng 30 viên/ lần cùng với nước cơm, uống mỗi ngày 3 lần trước bữa ăn.
+ Bài thuốc chữa lỵ ở phụ nữ mang thai:
Dùng một lượng Hoàng bá tẩm một ít mật, đem sao cháy rồi tán thành bột. Dùng một củ tỏi lớn đem nướng chín, bóc bỏ vỏ rồi giã nát, trộn cùng với bột Hoàng bá, sau đó hoàn thành viên. Sử dụng 30 – 40 viên/ lần uống, uống mỗi ngày 3 lần.
+ Bài thuốc chữa ứ huyết hư ở phụ nữ, mộng tinh và di tinh ở nam giới:
Dùng Hoàng bá (sao) cùng với Chân cáp phấn mỗi vị 80 gram, đem tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên. Sử dụng 100 viên/ lần cùng với rượu nóng. Sử dụng thuốc khi bụng đói hoặc trước khi ăn.
+ Bài thuốc chữa viêm ngứa âm đạo, trùng roi âm đạo:
Dùng Hoàng bá, Bạch quả mỗi vị 12 gram cùng với 16 gram Sơn dược sắc lấy nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa di tinh, mộng tinh do tích nhiệt, hồi hợp:
Dùng 40 gram bột Hoàng bá, 4 gram Phiến não và cùng với một ít mật hoàn thành viên. Dùng 15 viên/ lần cùng với nước sắc Mạch môn.
+ Bài thuốc chữa di tính, đái đục:
Dùng Hoàng bá (sao) cùng với Mẫu lệ (nấu) mỗi vị 640 gram đem tán nhỏ, thêm một ít nước rồi hoàn thành viên. Sử dụng 8 gram/ lần, uống mỗi ngày 2 lần.
+ Bài thuốc chữa phong:
Dùng Hoàng bá đem sao rượu trộn đều cùng với Bồ kết (nướng cháy). Uống hỗn hợp thuốc trên cùng với rượu. Nếu bôi ngoài da, dùng hỗn hợp thuốc trên cùng với dầu Đại phong tử và rượu.
+ Bài thuốc chữa phong thấp, phù thũng và yếu:
Dùng Hoàng bá, Ý dĩ và Thương truật với liều lượng bằng nhau, đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy:
Dùng Hoàng bá, Hoàng liên và Bạch đầu ông sắc lấy nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa khí hư:
Dùng Hoàng bá cùng với Cương tằm (sao) sắc hai vị thuốc trên để lấy nước uống.
+ Bài thuốc chữa đi tiểu không thông, tiểu rát, đau:
Sắc những liều thuốc sau để lấy nước dùng mỗi ngày: Hoàng bá, Tri mẫu và Nhục quế.
+ Bài thuốc chữa cao huyết áp, ứ trệ máu, tê các chi, đổ nhiều mồ hôi, làn da xanh tím:
Dùng Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng liên, Sinh địa, Long đởm, Thạch cao, Đương quy, Mạch môn mỗi loại 31 gram; Lô hội, Hà thủ ô đỏ, Đại hoàng mỗi loại 15 gram; 25 gram Ngưu tất, 10 gram Tri mẫu, 6 gram Vân mộc hương cùng với 1.5 gram Xạ hương. Đem tất cả các vị thuốc trên tán thành bột mịn rồi hoàn thành viên, mỗi viên 1.5 gram. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng 4 viên.
+ Bài thuốc chữa sốt xuất huyết:
Dùng Hoàng bá, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá, Ngưu tất, Tri mẫu, Đan sâm, Xích thược, Đơn bì, Huyết dụ và Hạt muồng mỗi vị 10 gram. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống mỗi ngày.
+ Bài thuốc chữa các cơn sốt về chiều, toát mồ hôi trộm, khát nước, ù tai, như đầu, tiểu đục, viêm âm đạo, di tinh, mộng tinh, viêm họng, miệng lở:
Dùng 12 gram Hoàng bá, 12 gram Quyết minh cùng với Huyền sâm, Sinh địa, Ngưu tất, Mạch môn, Trạch tả, Mộc thông mỗi vị 10 gram. Đem các vị thuốc trên sắc lấy nước uống, chia thành các phần nhỏ cho dễ uống.
+ Bài thuốc chữa suy nhược tinh thần, mệt mỏi, giảm trí nhớ, mất ngủ:
Dùng 10 gram Hoàng bá; 25 gram Toan táo nhân; Cúc hoa, Đương quy, Sinh địa, Phục linh, Câu kỷ tử mỗi loại 20 gram; Mạch môn, Bạch truật, Tục tùy tử, Viễn chí mỗi loại 15 gram cùng với Nhân sâm và Xuyên khung mỗi vị 10 gram. Đem các vị thuốc trên sắc cùng với nước, sắc cô đặc thuốc, chia làm hai phần thuốc để sử dụng mỗi ngày.
10. Lưu ý
Khi sử dụng các bài thuốc có sử dụng hoàng bá, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau đây để không gây hại đến sức khỏe:
- Cần bào chế sạch vỏ thân cây hoàng bá để loại bỏ tạp chất hoặc các vi khuẩn có nguy cơ gây hại.
- Không sử dụng dược liệu này cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc.
- Không sử dụng các bài thuốc cho các đối tượng bị tiêu chảy do tỳ hư, vị yếu, hệ thống tiêu hóa bị rối loạn.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về hoàng bá cũng như công dụng và các bài thuốc để điều trị bệnh. Tuy nhiên, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chưa xác thực về mức độ chính xác công dụng của dược liệu này. Dược liệu không thay thế cho thuốc đặc hiệu. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hoặc lương y.
XEM THÊM
- Cây phù bình và những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
- Nấm Ngọc Cẩu: Vị Thần Dược Với Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh Hay
Từ khóa » Hoàng Bá Bắc Dược Liệu
-
Hoàng Bá - Mediplantex
-
Hoàng Bá - Hello Bacsi
-
Hoàng Bá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc
-
Hoàng Bá, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Hoàng Bá
-
Hoàng Bá (Vỏ Thân) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác ...
-
Hoàng Bá | Từ Điển Dược Liệu & Cây Thuốc - Wikiduoclieu
-
Hoàng Bá Những điều Thú Vị Xoay Quanh Vị Thuốc Vương Giả - YouMed
-
Cao Hoàng Bá | Cao Dược Liệu Thiên Nguyên
-
Công Dụng, Cách Dùng Hoàng Bá - Tra Cứu Dược Liệu
-
Hoàng Bá Thanh Nhiệt, Trị Nhiều Bệnh
-
Nam Hoàng Bá Chống Viêm, Tiêu độc
-
Hoàng Bá (vỏ Thân) - Dược Điển Việt Nam
-
Cây Hoàng Bá - Vị Thuốc Chữa Nhiều Bệnh Nổi Tiếng Trong Dân Gian