Những Cách Chữa Nấc Cụt Nhanh Chóng, Hiệu Quả Không Phải Ai ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Những cách chữa nấc cụt nhanh chóng, hiệu quả không phải ai cũng biết
- 25/06/2020 | Bệnh viêm amidan mạn có nguy hiểm không?
- 20/06/2020 | Gợi ý một số loại thuốc trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
- 01/07/2020 | Viêm xoang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- 28/06/2020 | Góc tư vấn: Viêm họng hạt có chữa dứt điểm được không?
1. Thế nào là nấc cụt?
nấc cụt là biểu hiện khá phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ em cho đến người lớn. Nấc cụt xảy ra là do cơ hoành nằm giữa lưng và bụng bị co thắt ngoài ý muốn. Khi cơ hoành bị co thắt khiến cho dây thanh âm bị đóng lại, lúc này sẽ tạo ra âm thanh đặc trưng mà chúng ta vẫn thường nghe thấy khi nấc.
Thông thường nấc chỉ diễn ra trong khoảng vài phút ngắn ngủi, tuy nhiên cũng có một vài trường hợp đặc biệt xảy ra trong nhiều giờ.
Một số điều thú vị về nấc cụt có thể bạn chưa biết như:
-
Biểu hiện này thường xuất hiện vào buổi tối.
-
Đối với phụ nữ nó sẽ thường xảy ra trước khi hành kinh.
-
Khi nấc chỉ ảnh hưởng tới một nửa cơ hoành và thường là ở bên trái.
Nhìn chung biểu hiện này không gây hại đến sức khỏe nhưng nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Đặc biệt khi đang nói chuyện hoặc ăn uống mà bị nấc sẽ khiến bạn dễ bực mình.
2. Những cách chữa nấc cụt hiệu quả tại nhà
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái vì thường xuyên gặp phải những cơn nấc “vô duyên” đến bất chợt thì hãy tham khảo ngay những cách chữa nấc chúng tôi chia sẻ dưới đây:
Sử dụng đường
Nuốt 1 thìa đường để chữa nấc là mẹo dân gian được nhiều bà mẹ thực hiện cho con em mình mỗi khi bị nấc. Bởi vì trong đường có vị ngọt, khi nuốt vào miệng sẽ kích thích vào niêm mạc họng thực quản, từ đó khiến cơ thể sinh ra phản xạ. Cơ hoành sẽ không còn co thắt, không tạo ra âm thành nữa và cơn nấc cũng hết.
Sử dụng đường là cách chữa nấc hiệu quả tại nhà
Sử dụng túi giấy
Sử dụng túi giấy chữa nấc giúp làm tăng lượng khí CO2 trong máu. Khi đó cơ hoành bị tạo áp lực bắt buộc phải co bóp mạnh và kéo dài hơn để lấy oxy cho phổi.
Bạn lấy một chiếc túi giấy sạch và túm chặt đầu túi quanh miệng, sau đó hít thở thật sâu và chậm rãi. Lưu ý là nếu cảm thấy chóng mặt và khó thở hãy dừng lại ngay nhé.
Uống nước
Uống nước cũng là cách chữa nấc cụt hiệu quả mà không phải ai cũng biết. Cách làm này cũng rất đơn giản, bạn hãy ngậm một ngụm nước trong miệng, cúi người xuống rồi nuốt ngụm nước vào cổ họng theo chiều từ dưới lên. Hãy thực hiện liên tục nhiều lần như vậy để ngăn chặn cơn nấc. Bên cạnh đó súc miệng với nước nhiều lần cũng đem lại hiệu quả chữa nấc.
Uống nước chữa nấc là cách không phải ai cũng biết
Hít thở sâu
Đây là cách làm đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể thực hiện. Bạn chỉ cần hít một hơi thật sâu rồi giữ càng lâu càng tốt. Thực hiện hít thở sâu giúp cơ hoành căng ra. Khi tình trạng cơ hoành hết bị co, trở lại ổn định thì cơn nấc cũng sẽ tự biến mất.
Để thực hiện cách này bạn hãy hít vào một hơi thật sâu và giữ hơi trong khoảng 10 giây. Lần thứ 2 tiếp tục hít vào và giữ nó trong vòng 5 giây, không thở hơi cũ ra. Lần thứ 3 cũng tiếp tục hít vào và giữ 5 giây rồi thở ra từ từ.
Uống mật ong
Khi bị nấc bạn hãy uống một ly nước mật ong. Mật ong có tác dụng kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày. Theo nghiên cứu chứng minh, làm cách này khoảng vài lần sẽ đem lại hiệu quả.
Để thực hiện bạn lấy một muỗng cà phê mật ong pha với nước ấm rồi khuấy đều lên và uống từ từ. Ngoài chữa nấc mật ong còn có tác dụng chống nhiễm trùng và làm dịu cơn ho.
Mật ong pha với nước ấm giúp kích thích các dây thần kinh phế vị truyền thẳng từ não xuống tới dạ dày
Lè lưỡi hết cỡ
Khi lè lưỡi hết cỡ sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị, khiến các dây thần kinh âm thanh giãn nở và làm giảm các cơn co thắt ở cơ hoành gây ra nấc cụt.
Để thực hiện cách này bạn hãy chú ý làm khi không có ai nhìn hoặc đi đến một vị trí không người. Bạn có thể lè lưỡi hết cỡ và giữ trong khoảng 5 giây, sau đó tiếp tục lặp đi lặp lại khoảng 5 đến 6 lần để cho cơn nấc biến mất.
Bịt cả hai tai
Bạn có thể áp dụng cách bịt cả hai tai của mình lại để chữa nấc cụt. Lấy hai ngón tay bịt vào hai bên tai, lưu ý làm nhẹ nhàng, khi đó các nhánh của dây thần kinh phế vị được mở rộng. Lúc này ngón tay khiến chúng được kích thích và làm ngừng cơn nấc nhanh chóng.
Để thực hiện bạn lấy hai ngón tay bịt hai tai và giữ yên trong khoảng thời gian là 5 phút. Sau đó lấy ngón tay đẩy thật nhẹ nhàng vào trong tai, tránh đẩy quá sâu vào bên trong làm tổn hại đến tai của bạn.
Sử dụng đá
Đá cũng có thể sử dụng để chữa nấc hiệu quả. Bạn có thể đưa cục đá vào trong miệng để ngậm hoặc chà viên đá một cách nhẹ nhàng lên mặt. Nếu quá lạnh không thể cầm được hãy lấy miếng vải mỏng để bỏ đá vào rồi chà nhẹ lên mặt. Bạn có thể tự làm hoặc nhờ người khác chà đá lên mặt đều được.
Đá lạnh có khả năng làm dịu các dây thần kinh đang bị kích thích, vì vậy giúp cho cơn nấc cụt kết thúc nhanh hơn so với bình thường.
Chà nhẹ nhàng đá lạnh lên mặt giúp làm dịu các dây thần kinh bị kích thích
Tự làm mình cảm thấy sợ hãi
Cách chữa nấc cụt này nghe có vẻ hơi buồn cười và khó tin nhưng thực tế lại rất hiệu quả. Bởi vì phản ứng sợ hãi sẽ khiến các dây thần kinh gây nấc được kích thích. Nhiều người đã thực hiện cách này và khỏi nấc, vì thế nếu những cách trên không có tác dụng bạn có thể thử cách này.
Vậy làm thế nào để cảm thấy sợ hãi? Bạn có thể xem một bộ phim kinh dị và xem cho đến khi hết cơn nấc, lúc đó cảm giác của bạn là sợ hãi chứ không còn cơn nấc nữa.
Với những chia sẻ cách chữa nấc cụt trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với MEDLATEC theo số điện thoại hotline 1900 56 56 56 để nhận sự tư vấn.
Từ khoá: nấc cụt bị nấc cụt bị nấc cách chữa nấc cụtBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024Mũi lõm: Lý giải nguyên nhân gây nên và giải pháp làm đẹp...
Mũi là một phần làm nên vẻ đẹp của tổng thể khuôn mặt và ngoại hình. Vì thế, khi bị mũi lõm, nhiều người sẽ có tâm lý thiếu tự tin, muốn tìm cách khắc phục tình trạng này. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng mũi lõm và có thể khắc phục như thế nào để mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho khuôn mặt, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết này. Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2024Góc giải đáp thắc mắc: Trẻ bị nghẹt mũi có nên nằm máy lạ...
Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong những ngày thời tiết thay đổi. Nhiều cha mẹ đặt ra thắc mắc liệu trẻ bị nghẹt mũi có nên nằm máy lạnh hay không? Lời giải đáp sẽ được cung cấp ngay sau đây giúp cha mẹ có hướng chăm sóc trẻ phù hợp. Thứ Ba, 17 tháng 12, 2024Bỏ túi cách chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng đơn giản tại nhà
Chữa viêm mũi dị ứng bằng gừng là phương pháp khá phổ biến. Vậy công dụng của bài thuốc này là gì, cách thực hiện ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng. Mời bạn đọc tham khảo những thông tin quan trọng này trong bài viết dưới đây để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong quá trình áp dụng phương pháp này nhé! Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024Xịt mũi nebial: Công dụng ra sao và phù hợp với đối tượng...
Dung dịch xịt mũi Nebial 3% là sản phẩm kết hợp Natri Hyaluronate với muối ưu trương 3%, đặc biệt không chứa kháng sinh và Corticoid đến hiệu quả tối ưu trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên mà không gây kích ứng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại xịt mũi này trong bài viết sau. Thứ Tư, 4 tháng 12, 2024Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không và cách để có dáng...
Nâng mũi bằng sụn sườn là phương pháp làm đẹp dáng mũi không còn xa lạ gì với những ai có nhu cầu làm đẹp ngoại hình. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định đối với phương pháp này, không ít người vẫn băn khoăn nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không. Thực tế, khả năng teo sụn sau nâng mũi sụn sườn như thế nào, khắc phục ra sao, bài viết này sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » Cách Chữa Nấc Cụt Cho Thai Nhi
-
Cách Phân Biệt Thai Nhi Nấc Cụt Và Thai Máy - Bé Nấc Nhiều Có Sao ...
-
Vì Sao Em Bé Nấc Cụt Trong Bụng Mẹ? | Vinmec
-
Mẹ Bầu Cần Làm Gì Khi Thai Nhi Nấc Cụt? | TCI Hospital
-
Thai Nhi Bị Nấc Cụt Có Nguy Hiểm Không? - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Mẹ Làm Gì để Thai Nhi Hết Nấc Cụt? Khi Nào Thì Cần Nên đến Bệnh Viện?
-
Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cho Bé | Huggies
-
Mẹ Bầu Nên Làm Gì Khi Thai Nhi Bị Nấc Cụt Nhiều?
-
Thai Nhi Nấc Cụt : Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Mẹ Bầu Bị Nấc Cụt Phải Làm Sao ?
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trẻ Sơ Sinh Bị Nấc Cụt
-
Tìm Hiểu Một Số Cách Chữa Nấc Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất
-
Mẹo Chữa Nấc Cụt ở Trẻ Sơ Sinh - VnExpress Sức Khỏe
-
Hiện Tượng Nấc Cụt ở Thai Nhi Có ảnh Hưởng Gì? - FaGoMom
-
Trẻ Bị Nấc Cụt: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nấc Cho Trẻ