Thai Nhi Nấc Cụt : Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sản - Phụ khoa
Thai nhi nấc cụt: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Đào Thị Huyền

16-07-2024

goole news Thay đổi font chữ 16

Trong thai kỳ, người mẹ có thể cảm nhận được rất nhiều cử động của thai nhi, bao gồm cả nấc cụt. Đây là hiện tượng xuất hiện phổ biến cho thấy sự phát triển của trẻ hoặc cảnh báo tình trạng dây rốn bị chèn ép. Vậy thai nhi nấc cụt nguyên nhân do đâu và cách nhận biết ra sao? Hãy theo dõi kỹ nội dung trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

  • Trẻ sơ sinh nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?

Nội dung chính
  • Dấu hiệu nhận biết thai nhi nấc cụt
  • Nguyên nhân dẫn đến thai nhi nấc cụt
  • Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?
  • Cách phân biệt thai nhi nấc cụt và chuyển động đạp
  • Thai nhi bị nấc cụt phải làm sao?

Dấu hiệu nhận biết thai nhi nấc cụt

Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai nhi nấc cụt thông qua những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Nhịp điệu: Khi thai nhi bị nấc cụt, mẹ sẽ cảm thấy những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Lúc này bạn hãy đặt tay lên bụng cảm nhận biết những rung động như tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều. Khác với nấc cụt, thai máy hay cử động thai sẽ không có nhịp điệu đều mà có lúc nhanh, lúc mạnh, lúc yếu. Bên cạnh đó hai hiện tượng này cũng xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau phụ thuộc vào vị trí chân tay của thai nhi.
  • Thời gian: Thời gian trung bình của mỗi cơn nấc cụt của thai nhi là khoảng từ 3 đến 15 phút. Một ngày bé có thể có từ một đến vài cơn nấc xuất hiện.
  • Thời điểm: Thai nhi có thể bị nấc cụt bất kỳ lúc nào, không kể ngày đêm. Bà bầu hoàn toàn có thể nhìn thấy hình ảnh con nấc qua phương pháp siêu âm.
  • Mức độ nấc: Ở ba tháng giữa thai kỳ, mức độ thai máy nấc cụt của thai nhi đều nhẹ nhàng như nhau. Tuy nhiên, khi đến 3 tháng cuối thì hai hiện tượng trên lại có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, bé bị nấc biểu hiện vẫn nhẹ nhàng, ngược lại thai máy lại rất mạnh, đôi khi có thể nhìn thấy cả dấu bàn tay, bàn chân xuất hiện trên thành bụng của người mẹ.

Thai nhi nấc cục có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dây rốn bị chèn épThai nhi nấc cục có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dây rốn bị chèn ép

Thai nhi nấc cụt nhiều có nguy hiểm không?

Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Mặc dù rất khó xác định chính xác rằng tại sao em bé của bạn lại nấc cụt, nhưng ở hầu hết trường hợp, đây chính là phản xạ bình thường đồng thời là một phần tự nhiên của thai kỳ.

Sau 32 tuần, bạn sẽ rất hiếm khi thai nhi nấc cụt mỗi ngày. Nếu trong thời gian này, bé vẫn nấc thường xuyên nhưng cũng không hoàn toàn là một vấn đề bất thường. Tuy nhiên, cũng không thể loại bỏ trường hợp thai nhi đang chèn ép hoặc sa dây rốn dẫn đến nấc cụt nhiều. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cũng như bằng chứng đáng tin cậy trên người về vấn đề nhưng khi có vấn đề về dây rốn, em bé có thể gặp phải các biến chứng sau:

  • Thay đổi bất thường về huyết áp và nhịp tim thai.
  • Nồng độ CO2 tăng mạnh trong máu thai
  • Thai bị tổn thương não.
  • Thai chết lưu.

Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm nếu thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngàyMẹ bầu nên đi khám bác sĩ sớm nếu thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày

Hiện nay, với gói thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông mẹ có thể đăng ký ngay từ khi bắt đầu mang thai với đầy đủ các lần khám, siêu âm 3D, 4D định kỳ và các xét nghiệm cần thiết giúp đảm bảo mẹ khỏe mạnh thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi tận tình của đội ngũ chuyên gia sản phụ khoa, giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn giúp các mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con. Để biết thông tin chi tiết cũng như bảng giá, danh mục khám vui lòng gọi 1900 1806.

Hy vọng qua những chia sẻ trên hy vọng mẹ bầu đã hiểu được nguyên nhân cũng như dấu hiệu nhận biết khi thai nhi nấc cụt. Để bớt lo lắng, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ kỹ hơn về những cử động lạ có thể gặp để an tâm hơn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà NộiTổng đài tư vấn: 19001806Website: https://benhvienphuongdong.vn

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

19,878

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Đăng ký ngay

BÀI VIẾT MỚI

Bí quyết lợi sữa, hồi phục sức khỏe sau sinh với bài thuốc y học cổ truyền

Bí quyết lợi sữa, hồi phục sức khỏe sau sinh với bài thuốc y học cổ truyền

11-12-2024

Với lịch sử hàng trăm năm, bài thuốc Sinh hóa thang và Thông nhũ đan đã được chứng minh hiệu quả trong cải thiện sức khỏe, lợi sữa

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm đường tiết niệu khi mang thai: Triệu chứng và nguyên nhân

16-11-2024 Phẫu thuật nâng ngực thực hiện như thế nào? Chi phí ra sao? Có an toàn không?

Phẫu thuật nâng ngực thực hiện như thế nào? Chi phí ra sao? Có an toàn không?

14-11-2024 Làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao? 7 cách giảm huyết áp hiệu quả

Làm gì khi bà bầu bị huyết áp cao? 7 cách giảm huyết áp hiệu quả

02-11-2024 Nuôi phôi ngày 5 có tốt không? Có ưu điểm là gì?

Nuôi phôi ngày 5 có tốt không? Có ưu điểm là gì?

30-10-2024 19001806 Đặt lịch khám 19001806 Đặt lịch khám

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ !

ĐĂNG KÝ

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Từ khóa » Cách Chữa Nấc Cụt Cho Thai Nhi