Những Cách Trả Lời Thông Minh Cho Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Khó

Hãy chuẩn bị thật kỹ với một chút giúp đỡ từ bài viết “Những cách trả lời thông minh cho các câu hỏi khó” của Bà Shelley Tilson, Trưởng phòng (phòng Thương Mại) thuộc tập đoàn Robert Walters.

Câu hỏi: Tại sao bạn muốn công việc này?

Hãy thành thật với bản thân: Tại sao bạn muốn công việc này? Bạn có thật sự quan tâm đến vị trí công việc này hay không? Bạn bị ấn tượng bởi những hoạt động xã hội của công ty? Hoặc bạn thực sự mong muốn được tăng lương khi gia nhập công ty này? Hy vọng rằng đó không phải là điều cuối cùng!

Vì sao bạn muốn công việc này? Bạn có hiểu chính xác điều gì đang trông chờ bạn hay không? Bạn đã nghiên cứu kỹ mô tả công việc? Bạn có tìm hiểu về website công ty? Bạn có biết người nào đang làm việc tại công ty này mà có thể giới thiệu bạn với nhà tuyển dụng?

Hãy chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng! Tránh bị động và phòng thủ với các kiểu trả lời bắt đầu bằng “Bởi vì” như sau: “Bởi vì tôi nghĩ tôi sẽ làm tốt công việc này,” “bởi vì công việc này dường như là cơ hội tốt cho tôi” hoặc “bởi vì công việc này trả lương cao.”

Thay vì đó, bạn nên trả lời: “Tôi đã đọc qua mô tả công việc và cũng xem qua website công ty, vị trí công việc thực sự thu hút tôi, khiến tôi nhận thấy các kỹ năng của bản thân quả thực phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, tôi rất hào hứng với những nhiệm vụ và trách nhiệm mới trong công việc này.”

Hãy điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với vị trí công việc đăng tuyển. Bạn sẽ có thêm quyền hạn và trách nhiệm? Bạn sẽ được trợ lý cho giám đốc cấp cao thay vì một nhóm 50 người? Bạn sẽ làm việc trách nhiệm công việc khác nhau với cơ hội được tham gia vào các dự án và sự kiện của công ty?

Những cách trả lời thông minh cho các câu hỏi phỏng vấn khó

Câu hỏi: Vì sao tôi nên tuyển dụng bạn?

Đây là câu hỏi giúp bạn thể hiện và tiếp thị bản thân. Vì sao ai đó phải tuyển dụng bạn? Bạn có phải là nhân tài khiến các công ty thèm khát? Bạn có thành tạo Microsoft Office, Powerpoint và Excel? Bạn sáng tạo và bạn nghĩ bạn có thể mang lại giá trị cho công ty?

Bằng việc tìm hiểu bản mô tả công việc, hãy cố liệt kê ra những điểm mạnh của bản thân bằng những ví dụ trong công việc bạn đã hoàn thành trước đây mà có liên quan đến yêu cầu của vị rí này.

Bạn có thể nói rằng: “Tôi tin rằng tôi phù hợp với yêu cầu công việc được nêu trong bản mô tả việc làm và tôi cảm thấy rằng tôi thực sự làm tốt trong vai trò này như những gì tôi đã làm tại … (lĩnh vực/vai trò/cấp bậc mà bạn mong muốn). Tại vị trí trước đây của tôi, tôi chịu trách nhiệm … (sử dụng ví dụ cụ thể để làm nổi bật giá trị của bạn).

Một lần nữa, hãy cố gắng điều chỉnh câu trả lời của mình sao cho phù hợp với vị trí công việc mà bạn ứng tuyển! Hãy thể hiện nhiệt huyết trong câu trả lời, cũng như thái độ tích cực và tự tinh. Nếu bạn không thể thuyết phục bản thân rằng bạn phù hợp với vị trí này – làm sao bạn có thể thuyết phục người khác!

Câu hỏi: Đâu là điểm yếu lớn nhất của bạn?

Đây được xem là một câu hỏi tiêu cực, và nhà tuyển dụng thường sử dụng câu hỏi này để kiểm tra khả năng giữ bình tĩnh của bạn. Chúng ta tất thảy đều có điểm yếu, hãy đối mặt với điều đó, bởi chúng ta không bao giờ là hoàn hảo cả! Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ có được công việc mà bạn mong muốn khi trả lời thành thật câu hỏi trên. Hãy nghĩ cách để biến điểm yếu của bạn trở thành điều gì đó tích cực hơn.

Hãy nhìn vào bản mô tả công việc một lần nữa và chọn ra một yêu cầu mà bạn nghĩ bạn cần phải cải thiện hơn. Bạn có ngại thuyết trình trước đám đông không? Bạn có gặp vấn đề về quản lý thời gian không? Bạn có cảm thấy rằng mình được hưởng lợi từ những buổi đào tạo về Microsoft Office?

Một câu trả lời khả dĩ (tuỳ thuộc vào điểm yếu mà ạn chọn” nên là” “Tôi hiểu rằng kỹ năng tin học của tôi, Microsoft Excel và Powerpoint thực sự chưa lên đến trình độ nâng cao nhưng hiện tại tôi đang học thêm những kỹ năng này khi có thời gian rảnh.” Hoặc, “Tôi nghĩ kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng tôi cần cải thiện hơn nữa. Tôi đã nghiên cứu và lên kế hoạch kỹ càng hơn để biết cách ưu tiên các nhiệm vụ khác nhau. Đồng thời, việc viết ra một danh sách những việc cần làm cũng giúp tôi trong việc quản lý thời gian.”

Tránh thể hiện rằng mình là một “người hoàn hảo” bằng cách nói “Tôi không có điểm yếu nào hết.” Điều này chỉ khiến bạn bị nhìn nhận là quá kiêu ngạo và quá tự tin.

Câu hỏi: Vì sao bạn rời bỏcông ty cũ

Bất kể bạn định nói gì – hãy giữ thái độ tích cực! Đây không phải là cơ hội để bạn phàn nàn về những bất công về lương thưởng vào năm ngoái hoặc sếp cũ của bạn vô lý như thế nào. Cho dù là lý do gì chăng nữa, hãy chắc rằng câu trả lời của bạn là câu trả lời tích cực.

Nếu bạn cảm thấy bị đánh giá thấp trong vai trò của mình hoặc có mâu thuẫn cá nhân với sếp hoặc đồng nghiệp, hãy nghĩ cách trả lời sao cho nhà tuyển tiềm năng cảm thấy câu trả lời của bạn là phù hợp. Hãy chuẩn bị kỹ câu trả lời này trước khi bạn tham gia buổi phỏng vấn.

Đơn giản nói rằng bạn mong muốn có được “một thử thách mới” hoặc “sự thay đổi về môi trường” sẽ có thể khiến nhà tuyển dụng cảnh giác với bạn. Do đó, nếu bạn có câu trả lời “Tôi muốn tìm kiếm thử thách mới” hãy chuẩn bị cho những câu hỏi sâu hơn từ nhà tuyển dụng.

Vì sao bạn lại muốn thử thách mới? Bạn có thể nói rõ hơn thử thách mới đối với bạn hiện tại là gì không? Vì sao bạn không thẳng thắn trao đổi với công ty cũ rằng bạn mong muốn những thách thức mới trong công việc?

Hãy tập trung hơn nữa về lý do vì sao vị trí này lại phù hợp với bạn và loại bớt những lý do vì sao vị trí cũ lại không phù hợp với bạn nữa.

Câu hỏi: Hãy giới thiệu về bản thân bạn?

Hãy cần thận. Đây không phải là lúc bạn kể cho nhà tuyển dụng nghe về câu chuyện cuộc đời bạn.

“Tôi đến từ một gia đình 6 người và sống với người anh cả gần Công viên East Coast, và tôi vừa mới về thăm nhà vào dịp lễ” thực sự KHÔNG phải câu trả lời nhà tuyển dụng muốn nghe. Khi người phỏng vấn hỏi câu hỏi này, họ muốn biết bạn đang làm gì, bạn mong muốn điều gì trong công việc và con người bạn liệu có phù hợp với văn hoá công ty hay không. Điều họ thực sự muốn biết là những gì bạn quan tâm, kỹ năng của bạn là gì, điểm mạnh của bạn ở đâu, giá trị mà bạn có thể đóng góp cho công ty.

Hãy chuẩn bị kỹ câu trả lời cho vị trí mà bạn ứng tuyển! Đừng thể hiện rằng bạn mong muốn trở thành một phần của một nhóm ồn ào náo nhiệt trong văn phòng khi con người bạn thực sự lại không thích đám đông.

Một câu trả lời tốt cho câu hỏi dạng này thường như sau: “Tôi là một nhân viên rất tận tuỵ; tôi thích trở thành một phần của nhóm, làm việc trong một môi trường đầy thách thức và năng đoojng, và tôi cũng có thể làm việc độc lập khá tốt. Tôi hích gặp gỡ mọi người và đặc biệt thích làm những việc hành chính cho các dự án và sự kiện.

Câu hỏi: Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Đây là câu hỏi ưa thích của rất nhiều nhà tuyển dụng! Hãy trung thực – có ai biết họ sẽ ở đâu trong 5 năm tới đâu?

Câu trả lời nên là: “Tôi nghĩ tôi sẽ làm việc cho một công ty lớn như công ty này nhưng tại vị trí cao hơn.”

Bạn có thể điều chỉnh câu trả lời sao cho phù hợp với từng vị trí công việc cụ thể mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn được phỏng vấn cho vị trí Trợ lý hành chính, sự thành công của vị trí này có thể là việc trở thành Quản lý Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính. Nếu bạn hiểu rõ được cấu trúc công ty và biết được các nhân viên hành chính thường được đề bạt thành Điều hành kinh doanh, hãy đề cập đến điều này!

Quan trọng hơn là cách bạn trả lời câu hỏi này chứ không phải điều bạn nói. Hãy thể hiện thái độ tích cực và tự tin hơn là phòng thủ và không chắc chắn. Đừng đưa ra những câu trả lời kiểu như bạn đang cố “tìm kiếm ản thân” và bạn có thể khám phá ra được điều gì đó sau 2 tháng gia nhập công ty.

Hãy luôn ghi nhớ rằng buổi phỏng vấn là một quy trình 2 chiều, do đó hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để đưa ra đối với người phỏng vấn vào cuối buổi!

Những câu hỏi đó có thể là:

Đâu là những kỹ năng chính mà anh/chị đang tìm kiếm ở một ứng viên phù hợp? Anh/chị làm ở công ty này được bao lâu? Điều khi khiến anh/chị muốn làm cho công ty này? Mọi người làm việc nhóm ở công ty như thế nào? Anh/chị thích làm những công việc gì? Anh/chị đã từng có một trợ lý nào trước đây mà rất phù hợp với anh chị không? Những kỹ năng nào anh/chị mong muốn được nhìn thấy ở người nhân viên kế tiếp của anh/chị? Anh/chị có bất kỳ câu hỏi nào về kinh nghiệm và kỹ năng của tôi không?

 

Từ khóa » Cách Trả Lời Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Khó