Những Câu Ca Dao Về Nền Văn Minh Lúa Nước - Sách Hay 24H
Có thể bạn quan tâm
Văn minh lúa nước là một nền văn minh cổ đại xuất hiện từ cách đây khoảng 13.000 năm tại vùng đồng bằng sông Dương Tử (Trung Quốc), sau đó lan sang Đông Nam Á và Ấn Độ. Nền văn minh này đã đạt đến trình độ đủ cao về các kỹ thuật canh tác lúa nước, thuỷ lợi, phát triển các công cụ và vật nuôi chuyên dụng; đảm bảo sự thặng dư thực phẩm phục vụ cho một xã hội dân cư đông đúc và thúc đẩy các yếu tố khác của một nền văn minh ra đời. Chính nền văn minh lúa nước là chiếc nôi để hình thành cộng đồng cư dân có lối sống định cư định canh và các giá trị văn hoá phi vật thể kèm theo. Ra đời gắn bó với sự xuất hiện của cây lúa, đồng thời ăn sâu với nếp sống văn hóa của người Việt. Vì vậy, ta có thể thấy trong các câu ca dao, xuất hiện rất nhiều hình ảnh của hạt gạo, cây lúa, con trâu cái cày... thể hiện cho một nền văn minh lúa nước đã xuất hiện từ lâu đời.
- Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ nói về tình đoàn kết
- Những câu Ca dao - Tục ngữ hay nhất về tình yêu quê hương đất nước
- Chùm ca dao hay nhất về lời ru ngọt ngào và tha thiết
1.
Ai làm nên nỗi chồng chê
Làm gạo quên sảy, quên giê, quên sàng
Bởi anh lấp ló ngoài đàng,
Nên em quên sảy, quên sàng, quên giê.
2.
Đôi bên bác mẹ cùng già
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông
Mùa hè cho chí mùa đông
Mùa nào thức ấy cho chồng ra đi
Hết gạo thiếp lại gánh đi
Hỏi thăm chàng học ở thì nơi nao?
Hỏi thăm đến ngõ thì vào
Tay đặt gánh xuống, miệng chào: Thưa anh!
3.
Lúa khô nước cạn ai ơi
Rủ nhau tát nước, chờ trời còn lâu
4.
Thân em như lúa nếp tơ,
Xanh cây tốt rễ, phởn phơ phơi màu
5.
Trời cao đất rộng thênh thang,
Tiếng hò giọng hát ngân vang trên đồng,
Cá tươi gạo trắng nước trong,
Hai mùa lúa chín thơm nồng tình quê
6.
Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa
7.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẽo thơm một hạt đắng cay muôn phần
8.
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
9.
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, bể lặng mới yên tấm lòng
10.
Tháng giêng chân bước đi cày
Tháng hai vãi lúa, ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Tháng mười gặt lúa, ta ăn đầy nhà
11.
Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm
12.
Được mùa chê cơm hẩm.
Mất mùa lẫm cơm thiu
13.
Muốn no thì phải chăm làm.
Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi
14.
Cái ngủ mày ngủ cho say
Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày
Bắt được một giỏ cá đầy
Bán đi mua gạo cho mày nấu ăn
14.
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Quảng Nam đá cục đừng mong anh về
16.
Tôm rằn bóc vỏ bỏ đuôi
Gạo thơm Nàng Quốc em nuôi mẹ già
17.
Hỡi cô gánh nước quang mây,
Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng.
Cây ngô đồng cành cao cành thấp,
Ngọn ngô đồng lá dọc lá ngang.
Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng,
Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng.
Từ ngày anh gặp mặt nàng,
Lòng càng ngao ngán, dạ càng ngẩn ngơ.
18.
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy đầy bát cơm
Lấy rơm đun bếp
Lấy nếp nấu xôi
Lấy vôi ăn trầu
Lấy bậu về ôm
Lấy nơm đơm cá
Lấy rá vo gạo
Lấy dao thái thịt
Lấy liếp làm nhà
Lấy hoa về cúng
19.
Nhà anh có ruộng năm sào
Một bờ ở giữa làm sao cho liền?
– Muốn liền thì phá bờ đi
Mạ non cấy xuống làm chi chẳng liền
20.
Mồng một lưỡi trai, mồng hai lá lúa.
Mồng ba câu liêm, mồng bốn lưỡi liềm
Mồng năm liễm giật, mùng sáu thật trăng…
21.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, thấy mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, thấy bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai
22.
Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một lượt sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ương được đỗ thì trồng ngô khoai
23.
Con cò lặn lội bờ sông
Mẹ đi tưới nước cho bông có đài
Trông trời, trông nước, trông mây
Trông cho lúa chín, hột sây nặng nhành
Trông cho rau muống mau xanh
Để mẹ nấu một bát canh đậm đà
Mát lòng sau bữa rau cà
Cho con mau lớn, việc nhà con lo
24.
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Lúa rụng đầy đồng, gà chẳng cần ăn
25.
Đố ai biết lúa mấy cây
Biết sông mấy khúc biết mây mấy tầng
26.
Trâu ơi ta bảo trâu này,
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.
Cấy cày giữ nghiệp nông gia.
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công!
Bao giờ cây lúa còn bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
27.
Làm ruộng thì ra.
Làm nhà thì tốn
Đối với người dân Việt Nam, hạt gạo là hạt ngọc, là tinh hoa của đất trời, trở thành một nền văn minh của cả một dân tộc, ăn sâu vào nếp sống nếp nghĩ. Các câu ca dao nhằm ca ngợi tầm quan trọng của nông nghiệp, đồng thời khuyên răn con cháu đời sau biết quý trọng những thành tựu của nông nghiệp đã nuôi sống những người dân từ thời xa xưa.
Thảo Nguyên
Từ khóa » Ca Dao Về Ruộng Lúa
-
Tổng Hợp Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa, Hạt Gạo Hay Và đặc Sắc
-
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa Việt Nam | VFO.VN
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa ❤️️ Hay Và Ý Nghĩa Nhất - SCR.VN
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa, Hạt Gạo, Nông Dân Ruộng
-
Tục Ngữ Về "đồng Ruộng" - Ca Dao Mẹ
-
Tục Ngữ Về "cây Lúa" - Ca Dao Mẹ
-
Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa - TangGiap.Net
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa Mới Nhất 7 ...
-
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Văn Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp Phần 1
-
Tổng Hợp Các Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Cây Lúa, Hạt Gạo Hay Và đặc Sắc
-
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Văn Hóa Sản Xuất Nông Nghiệp Phần 2
-
Cây Lúa Trong Ngôn Ngữ Người Việt - Kỳ 2: Ca Dao Tục Ngữ
-
Những Bài Thơ Hay Về Cây Lúa Việt Nam