Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
Có thể bạn quan tâm
1. Tiêm phòng Uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không?
Trong thời gian mang thai, ngoài việc cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và sinh hoạt khoa học thì việc tiêm các mũi vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi cũng rất quan trọng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh uốn ván.
Bệnh uốn ván (còn được gọi là phong đòn gánh) là chứng bệnh làm co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây ra. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao (25 – 90%), đặc biệt là ở phụ nữ Mang thai và trẻ sơ sinh.
Đối với mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập trong lúc sinh nở theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ, vi khuẩn xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Bệnh có thể khiến trẻ bị suy hô hấp, Rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đưa ra kết luận, vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một nghiên cứu khoa học hay một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.
Vắc xin phòng bệnh uốn ván an toàn cho bà bầu, tuy nhiên bà bầu cần phải được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc trước khi tiêm và tuân thủ đúng phác đồ tiêm của từng loại vắc xin.
2. Bà bầu tiêm uốn ván có bị Sốt không?
Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị đau tay, sốt nhẹ… Đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau tiêm vắc xin, bạn không nên quá lo lắng. Nếu bị sốt cao trên 38,5o, bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường nhưng thường trường hợp sốt cao rất ít và tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.
3. Bà bầu tiêm uốn ván về bị mệt phải làm sao?
Khi mang thai, hệ miễn dịch của cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi, dễ có nguy cơ mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và bé phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.
Sau khi tiêm chủng, nếu sốt cao hoặc có các biểu hiện khó chịu, mệt mỏi nhiều, bà bầu nên:
- Đến trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện đã tiêm phòng để bác sĩ kiểm tra;
- Bổ sung dinh dưỡng, ăn đủ chất;
- Uống nhiều nước, có thể uống nước cam hoặc nước chanh để tăng sức đề kháng.
- Nghỉ ngơi và theo dõi 24 giờ sau tiêm chủng.
- Nếu mẹ bầu lần hai tiêm uốn ván thấy xuất hiện các triệu chứng như: chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở… cần khẩn trương đến bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh Sốc phản vệ sau khi tiêm.
4. Chích ngừa uốn ván cho bà bầu bị sưng
Sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, bà bầu có thể gặp phải trường hợp bắp tay bị sưng, mẩn đỏ, nổi cục cứng, đau khi sờ… Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên các mẹ không cần phải lo lắng. Thông thường, chỗ sưng tấy, đỏ, đau nhỏ sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng hoặc kéo dài trong vòng 3 – 4 ngày.
Việc sưng đau sẽ tự khỏi, do đó bạn không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm.
Một “thủ thuật” giúp các mẹ bớt sưng sau khi đi tiêm phòng là khi vừa tiêm xong mẹ xoa nhẹ nhàng xung quanh cho đều khoảng 20 – 30 phút để giúp máu lưu thông, hạn chế sưng tấy.
Trong trường hợp vết tiêm sưng to và kéo dài, đau rát, không có dấu hiệu thuyên giảm thì các mẹ nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.
5. Bà bầu tiêm phòng uốn ván phải kiêng gì?
Sau khi tiêm vắc xin, cần có thời gian từ 2 đến 4 tuần để cơ thể tạo nên kháng thể. Do đó, để vacxin tiêm ngừa đạt hiệu quả cao, bà bầu nên tránh:
- Không nên dùng rượu bia, các chất kích thích;
- Hạn chế vận động mạnh;
- Tránh làm tổn thương hoặc nhiễm trùng vết tiêm;
- Tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ để bạn có được sự bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
6. Bà bầu bị ho, cảm, cúm có tiêm phòng uốn ván được không?
Nhìn chung, bà bầu không nên tiêm vắc xin trong trường hợp có các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vẫn nên tiêm nếu lợi ích bảo vệ của vắc xin lớn hơn nhiều so với nguy cơ phản ứng sau tiêm.
Để tránh các phản ứng sau tiêm, bà bầu nên chọn các trung tâm tiêm chủng chất lượng, uy tín để tiêm chủng và cần được khám sàng lọc đầy đủ trước tiêm.
7. Đang mang thai 35 tuần tiêm uốn ván được không?
Tổng số mũi vắc xin phòng uốn ván bà bầu cần tiêm là 5 mũi.
Nếu chưa từng được tiêm vắc xin uốn ván trước đây, bà bầu cần hoàn thành 2 mũi tiêm trước khi sinh. Mũi 1 nên được tiến hành vào tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 5 của thai kỳ (tránh 3 tháng đầu vì giai đoạn này thai phụ hay mệt do ốm nghén). Mũi thứ 2 tiêm sau mũi đầu tiên tối thiểu 1 tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu 1 tháng.
Nếu sinh con lần 2 thì chỉ cần tiêm một mũi thứ vắc xin uốn ván (mũi uốn ván thứ 3) cách mũi 2 vắc xin uốn ván của lần mang thai trước ít nhất 6 tháng.
Sau khi 2 lần sinh, bà bầu cần tiêm nhắc 2 mũi để tạo miễn dịch uốn ván tốt nhất:
- Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc kỳ có thai lần sau
- Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc kỳ có thai lần sau
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Về Em Bé đạp Nhiều
-
Một Số Phản ứng Có Thể Gặp Khi Tiêm Vắc-xin Uốn Ván Hấp Phụ Cho ...
-
Có Mẹ Nào Tiêm Uốn Ván Về Con đạp Nhiều Hơn Không ạ?
-
Các M ơi.e Thấy Mọi Ngừoi đi Tiêm Uốn Ván Về đều Thấy Bé ít đạp Hơn ...
-
Có Mẹ Nào đi Tiêm Uốn Ván Về Thấy Bé đạp Nhiều Hơn Không ạ. Chiều ...
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Tiêm Uốn Ván Có ảnh Hưởng Gì Không Gì đến Mẹ Và Bé Không?
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Chuẩn Theo Quy định | Medlatec
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Thai Phụ Quan Trọng Như Thế Nào?
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Và Lưu ý Khi Tiêm
-
Sáng Nay đi Tiêm Uốn Ván Mũi đầu Tiên Xong Về Thấy Con ít đạp Với ...
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
22w. Hqua E đi Tiêm Uốn Ván Về Thấy Bé đạp ít Hơn Có Sao Ko ạ
-
Tại Sao Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định