Tiêm Uốn Ván Có ảnh Hưởng Gì Không Gì đến Mẹ Và Bé Không?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Bệnh uốn ván là gì? Có nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
- Tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không?
- Tiêm phòng uốn ván có hại không?
- Tiêm uốn ván phải kiêng gì?
- Lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu và bé
Uốn ván là một trong những bệnh gây tử vong cao ở phụ nữ mang thai và thai nhi. Để bảo vệ sức khỏe của hai mẹ con, phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván. Vậy tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng Youmed tìm hiểu câu hỏi này qua bài viết sau đây.
Bệnh uốn ván là gì? Có nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Bệnh uốn ván
Uốn ván là bệnh cấp tính nguy hiểm nguyên dân là do vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani phát triển tại vết thương sinh ra ngoại độc tố Tetanus exotoxin. Bệnh này có nguy cơ tử vong rất cao.
Các vi khuẩn uốn ván sống trong đất, phân bón (đặc biệt phân ngựa), bụi đường, nhiễm thông qua vết rách, vết cắn của động vật, vết thương dập nát, gãy xương phức tạp, vết thương nhẹ (đinh sắt bị rỉ hoặc gai đâm), tiêm chích bị nhiễm bẩn…
Chất độc do vi khuẩn uốn ván sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng co thắt cơ, đau và các vấn đề về thở.
Thời gian ủ bệnh nằm trong khoảng 3 – 10 ngày nhưng có thể lên đến 3 tuần. thời gain ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Lúc đầu bệnh nhân sẽ có những cơn co cứng cơ và đau dữ dội, bắt đầu từ hàm sau đó tiến tới phần khác của cơ thể và kéo dài vài phút:
- Co cứng cơ nhai
- Co cứng cơ gáy, bụng, lưng, đôi khi co cứng vùng bị thương
- Cong ưỡn người ra sau
- Đối với trẻ bị uốn ván thường có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím, trẻ đói nhưng không bú được nên càng khó, lúc này nếu đè lưỡi ấn xuống thì thấy phải ứng lại. Sau đó trẻ xuất hiện cơn co giật và co cứng, uốn cong người, đầu ngã ra sau, rối loạn tiêu hóa…
Có nên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?
Tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ ở độ tuổi sinh nở là biện pháp quan trọng nhất để phòng bệnh uốn ván sơ sinh cho cả mẹ và con. Vì trong quá trình chuyển dạ sinh đẻ, hoặc trẻ sơ sinh thông qua con đường cắt dây, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu cảu người bệnh và gây bệnh.
Tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không?
Ảnh hưởng bà bầu
Một số trường hợp khi tiêm phòng uốn ván xảy ra các tác dụng phụ như:
Chỗ tiêm có thể buốt, phồng, sưng, sốt nhẹ khi về nhà.
Đây là phản ứng bình thường khi vắc xin được đưa vào cơ thể, nên quá lo lắng. Tình trạng sức khỏe này sẽ tự động khỏi sau 3 – 4 ngày, không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai nhi.
Ảnh hưởng thai nhi
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thực chất là tạo kháng thể cho mẹ, từ đó tránh những nguy cơ lây nhiễm khi chuyển dạ đồng thời hỗ trợ cơ thể bé hạn chế nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Việc tiêm uốn ván trong thai kỷ hoàn toàn không ảnh hưởng đến thai nhi, ngược lại còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Cho đến nay, các tài liệu khoa học chứng minh vắc xin uốn ván hoàn toàn vô hại cho thai nhi. Chưa một trường hợp báo cáo y khoa nào ghi nhận vắc xin phòng ngừa uốn ván làm giảm trí nhớ.
Tiêm phòng uốn ván có hại không?
Tiêm phòng uốn ván có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là hoàn toàn không có hại. Ngược lại còn giúp bà bầu và em bé có sức khỏe tốt.
Ngoài phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh uốn ván mà còn có một số trường hợp cũng dễ bị mắc bệnh như:
- Người làm các công việc trồng trọt, chăn nuôi
- Người dọn vệ sinh cống rãnh, khu chăn nuôi gia súc
- Công nhân công trường
Tiêm uốn ván phải kiêng gì?
Sau khi tiêm vắc xin khoảng 2 – 4 tuần là thời gian để cơ thể tạo nên kháng thể. Để đạt được hiệu quả cao khi tiêm vắc – xin, bà bầu cần tránh:
- Hạn chế hoạt động – vận động mạnh
- Không dùng các chất kích thích, rượu bia
- Không làm tổn thương hoặc nhiễm trùng chỗ tiêm
- Tuân thủ yêu cầu hướng dẫn của bác sĩ.
Lịch tiêm uốn ván cho mẹ bầu và bé
Theo khuyến cáo WHO, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều cần được tiêm phòng uốn ván
Theo CDC khuyến cáo, với phụ nữ đang trong thai kỳ có thể tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mũi tiêm cuối nên tiêm trước khi sinh 1 tháng.
Tổng số lần tiêm uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi.
Cụ thể, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu chưa tiêm hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi có thành phần uốn ván
- Mũi 1: tiêm ngay trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiêm sớm vào lúc có thai lần đầu
- Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm mũi 1 hoặc tiêm trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng
- Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 2 hoặc có thai lần sau
- Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3 hoặc có thai lần sau
- Mũi 5: 1 năm sau khi tiêm mũi 4 hoặc có thai lần sau
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản
- Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Mũi 2: 1 tháng sau khi tiêm lần 1
- Mũi 3: 1 năm sau khi tiêm lần 2
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván cơ bản và một liều nhắc lại
- Mũi 1: tiêm sớm khi có thai lần đầu
- Mũi 2: 1 năm khi tiêm lần 1
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về tác dụng phụ, liều lượng và các tác hại khi tiêm phòng vắc – xin uốn ván. hi vọng bài viết đã giải đáp được câu hỏi “tiêm uốn ván có ảnh hưởng gì không”. Nếu cần thêm thông tin hãy liên lạc với bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ và tư vấn!
Từ khóa » Tiêm Uốn Ván Về Em Bé đạp Nhiều
-
Một Số Phản ứng Có Thể Gặp Khi Tiêm Vắc-xin Uốn Ván Hấp Phụ Cho ...
-
Có Mẹ Nào Tiêm Uốn Ván Về Con đạp Nhiều Hơn Không ạ?
-
Các M ơi.e Thấy Mọi Ngừoi đi Tiêm Uốn Ván Về đều Thấy Bé ít đạp Hơn ...
-
Có Mẹ Nào đi Tiêm Uốn Ván Về Thấy Bé đạp Nhiều Hơn Không ạ. Chiều ...
-
Thời Gian, địa điểm, Giá Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu - VNVC
-
Các Câu Hỏi Thường Gặp - Tiêm Phòng Uốn Ván Thai Kỳ
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Chuẩn Theo Quy định | Medlatec
-
Những Câu Hỏi Thường Gặp Khi Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu
-
Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Thai Phụ Quan Trọng Như Thế Nào?
-
Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Cho Bà Bầu Và Lưu ý Khi Tiêm
-
Sáng Nay đi Tiêm Uốn Ván Mũi đầu Tiên Xong Về Thấy Con ít đạp Với ...
-
BỆNH UỐN VÁN - Cục Y Tế Dự Phòng
-
22w. Hqua E đi Tiêm Uốn Ván Về Thấy Bé đạp ít Hơn Có Sao Ko ạ
-
Tại Sao Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai | Sở Y Tế Nam Định