Những Chuyện Thâm Cung Bí Sử Về Dinh Gia Long Và Dinh Độc Lập

Bằng các tư liệu gốc được xử lý thận trọng, được đối chiếu so sánh ở các góc độ, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã cung cấp nhiều thông tin còn ít biết về Dinh Độc Lập và Dinh Gia Long, nhất là những căn hầm nơi đây.

Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống nhất) và Dinh Gia Long (nay là Bảo tàng TP.HCM) là những dinh thự kiến trúc đồ sộ lưu giữ một phần lịch sử Sài Gòn. Đây cũng là những địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút đông khách trong, ngoài nước ghé thăm. Ngoài ra cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lớn của TP.HCM và đất nước.

Tìm hiểu, khám phá Dinh Độc Lập và Dinh Gia Long, chúng ta có không ít những tư liệu lịch sử có giá trị. Bên cạnh đó còn có những giai thoại, những chuyện được coi là “thâm cung bí sử” khiến cho chúng ta tò mò hơn khi nhắc đến hai dinh thự này, trong đó có những chuyện về những căn hầm bí nơi đây. Những chuyện "thâm cung bí sử" về Dinh Gia Long và Dinh Độc Lập - 1

Trong cuốn Sài Gòn vang bóng, bằng các tư liệu gốc được xử lý thận trọng, được đối chiếu so sánh ở các góc độ, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã cung cấp nhiều thông tin còn ít biết về Dinh Độc Lập và Dinh Gia Long và nhất là những căn hầm bí mật của hai dinh thự này.

Theo Lý Nhân Phan Thứ Lang, Dinh Độc Lập (nay là Hội trường Thống nhất) ban đầu là trụ sở của 2 viên quan cao cấp người Pháp nên nó có tên gọi là Dinh Toàn quyền, Dinh Thống soái. Người Pháp gọi nó là Palais Norodom, tên một vị quốc vương Cao Miên, người đã công nhận nền bảo hộ của Pháp ở Cao Miên năm 1863.

Công trình này do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Hermit thiết kế và được khởi công vào ngày 23/2/1863. Sau 12 năm xây cất, tiêu tốn 4 triệu quan Pháp, nó được khánh thành vào đầu năm 1875.

Ngày 7/9/1954, Ngô Đình Diệm tiếp quản Dinh Norodom và đổi tên thành Dinh Độc Lập.

Ngày 27/2/1962, Dinh bị đánh bom, Ngô Đình Diệm phải dời phủ Tổng thống sang Dinh Gia Long trong khi chờ xây dựng dinh hoàn toàn mới.

Diệm đã giao cho kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vẽ đồ án xây cất dinh mới theo lối tân thời. Công việc xây dựng bắt đầu từ ngày 1/7/1962 thì ngày 1/11/1963, Diệm bị các tướng lĩnh đảo chính. Sau biến cố đó, Dinh tiếp tục được xây dựng và đến ngày 31/10/1966 thì được khánh thành. Sau ngày 30/4/1975, Dinh Độc lập được đổi tên là Hội trường thống nhất.

Những chuyện "thâm cung bí sử" về Dinh Gia Long và Dinh Độc Lập - 2Dinh Gia Long được người Pháp khởi công xây dựng từ năm 1885 đến năm 1890 thì hoàn tất. Thiết kế công trình này là kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. Ban đầu, người ta định lấy nó làm nơi trưng bày các sản phẩm kinh tế thuộc địa, nhưng Thống đốc Le Myre de Vilers đã quyết định biến nó thành nơi ở và làm việc. Vì vậy nó có tên là Dinh Thống đốc.

Dinh tọa lạc trên đường Gouverneur, sau đổi tên là La Grandière. Đến tháng 4/1950 lại đổi tên là đường Gia Long nên người Sài Gòn quen gọi là Dinh Gia Long. Năm 1954, khi lên làm Tổng thống, Ngô Đình Diệm đã nghĩ đến viễn cảnh bị đảo chính nên hạ lệnh cho làm một căn hầm tránh bom kiên cố.

Những chuyện "thâm cung bí sử" về Dinh Gia Long và Dinh Độc Lập - 3

Việc xây dựng hầm Dinh Gia Long ban đầu có kinh phí dự trù là 15 triệu đồng. Trách nhiệm thi công được giao cho Bộ Công Chánh chứ không cho đấu thầu. Căn hầm được thiết lập ở khu vực hậu dinh, chỗ vườn hòa, nằm dọc theo đường Lê Thánh Tôn hiện nay. Hầm được đào sâu dưới mặt đất 4m và choán hết khoảng vườn phía sau dinh. Hầm được xây bằng xi măng cốt thép rất kiên cố. Các loại trọng pháo và bom lên tới 250kg.

Hầm có 4 cửa ra vào, tất cả đều làm bằng sắt đúc nguyên khối. Muốn mở cửa hầm, người ta phải dùng hệ thống bánh lái để xoay. Phía trong còn có chốt sắt lớn.

Phần mặt đất phía trên nắp hầm được ngụy trang bằng những chậu cây cảnh. Hầm cũng có cầu thang thông lên phòng làm việc của ông Diệm. Bất cứ lúc nào, chỉ cần 5 giây khi có tín hiệu báo dộng là ông Diệm có thể chạy đến cầu thang để xuống hầm.

Hầm cũng được trang bị máy phát thanh và người ta cũng định lắp máy điều hòa không khí, máy phát điện riêng, nhưng chưa kịp thực hiện thì xảy ra cuộc đảo chính ngày 1/11/1963.

Lý Nhân Phan Thứ Lang cho biết, lúc này Diệm, Nhu cùng mấy sĩ quan cận vệ đã chạy xuống hầm. Sau đó, 2 người lên xe hơi do Cao Xuân Vỹ lái theo cổng phía đường Pasteur rồi chạy về Chợ Lớn.

Ban đầu, Diệm, Nhu trốn ở nhà bang trưởng Mã Tuyên, sau vào nhà thờ Cha Tam nằm cuối đường Nguyễn Trãi để chờ quân đảo chính đưa về thương thuyết. Tuy nhiên, cả hai đã đều bị sát hại trên đường về Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn.

Sau ngày 1/11/1963, nhiều báo tại Sài Gòn có viết về căn hầm bí mật trong Dinh Gia Long với nhiều điều được thêu dệt. Thậm chí họ còn viết là hầm ăn sâu dưới đất 3m, không kể người mà xe cộ đi lại thoải mái. Rồi căn hầm ăn thông ra tới bờ sông Thủ Thiêm để vào trại hải quân. Nào là có đường hầm ăn thông vào tận Chợ Lớn, tới nhà bang trưởng Mã Tuyên. Vì vậy mà Diệm, Nhu đã tới nhà Mã Tuyên An toàn mà không ai hay biết. Nhiều người nhẹ dạ đã tin nhưng điều trên là có thật.

Những chuyện "thâm cung bí sử" về Dinh Gia Long và Dinh Độc Lập - 4

Cũng theo Lý Nhân Phan Thứ Lang, Dinh Độc lập cũng đào một căn hầm rộng và kiên cố không kém gì hầm trong Dinh Gia Long. Có thang máy từ lầu trên chạy xuống tới hầm, có đầy đủ điện nước, máy điều hòa không khí, nhà bếp.

Người ta còn thiết kế một cầu thang trượt từ phòng làm việc của Tổng thống chạy thẳng xuống hầm. Tuy nhiên, hầm không có lối đi thông ra ngoài như nhiều người vẫn nghĩ. Cửa hầm chỉ rộng vừa đủ để 1 chiếc xe bọc thép chạy vào, rồi người trú ẩn trong hầm bước lên xe đi dâu tùy ý.

Sinh hoạt của người Sài Gòn trăm năm trước qua các bức ký họa của Trường vẽ Gia Định
Sinh hoạt của người Sài Gòn trăm năm trước qua các bức ký họa của Trường vẽ Gia Định

Đám cưới, đám ma, tảo mộ ngày Tết, trang phục, bữa ăn hàng ngày… của cư dân Sài Gòn xưa được ghi lại trong hàng trăm...

Từ khóa » Truyện Thâm Cung Bí Sử Việt Nam