Những đặc điểm Của Tâm Sinh Lý Của Học Sinh Tiểu Học Vnkid Việt Nam

Tâm sinh lý của con luôn là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm kể từ khi bé biết nói, biết đi đến độ tuổi trưởng thành. Việc nắm bắt tâm sinh lý của trẻ sẽ giúp bố mẹ thấu hiểu được những suy nghĩ, mong muốn và cảm xúc của các con. Cùng https://vnkid.vn/ tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học qua những chia sẻ từ chuyên gia trong lĩnh vực này ở bài viết dưới đây nhé. 

  • Bí quyết hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của trẻ em
  • Để trẻ con ở nhà một mình – Những lưu ý cho cha mẹ

Table of Contents

Toggle
  • Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
    • 1. Đặc điểm về mặt cơ thể
    • 2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
    • 3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)
    • 4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
    • 5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
  • Cách dạy dỗ phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học

Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học bao gồm những trẻ em nằm trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, đây là giai đoạn chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu. Và cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển về thể chất, trí tuệ, đặc biệt là nhân cách của trẻ nhỏ. 

Trong độ tuổi này, các bé sẽ có thêm nhiều mối quan hệ trong xã hội, từ đó xuất hiện các cung bậc cảm xúc và tâm lý mới. Do đó, các bậc phụ huynh nên nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học để có phương pháp giáo dục, nuôi dạy con tốt nhất. 

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các bộ phận trong cơ thể bé đang dần hoàn thiện
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các bộ phận trong cơ thể bé đang dần hoàn thiện

Cụ thể những thay đổi về cơ địa, suy nghĩ và đặc điểm nhân cách của học sinh tiểu học như sau:

1. Đặc điểm về mặt cơ thể

Ở độ tuổi này, các bộ phận trên cơ thể của trẻ đang trong quá trình phát triển và dần hoàn thiện:

  • Hệ xương: Còn nhiều mô sụn, xương hông, xương sống, xương tay, xương chân chưa cứng cáp nên dễ bị gãy gập, xong vẹo… Vì thế, khi trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể thao… bố mẹ và thầy cô cần phải chú ý. Đồng thời hướng dẫn các bé cách vui chơi sao cho lành mạnh và đảm bảo an toàn.
  • Hệ cơ: Vì đang trong thời kỳ phát triển nên các trẻ nhỏ rất thích chạy, nhảy, nô đùa… Các bậc phụ huynh nên tạo điều kiện để con vận động khoa học, giúp hệ cơ được dẻo dai, khỏe mạnh hơn.
  • Hệ thần kinh: Trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi, hệ thần kinh cấp cao cũng đang hoàn thiện về mặt chức năng nên tư duy của trẻ sẽ chuyển dần trực quan hành động sang từ duy trừu tượng và tư duy hình tượng. Chính vì thế, các bé cực kỳ hứng thú với những trò chơi đòi hỏi về trí tuệ, tư duy… Bố mẹ hãy dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học này để áp dụng cách giáo dục phù hợp, giúp bé phát triển về trí não.
  • Chiều cao, cân nặng: Cứ mỗi năm, cơ thể của bé sẽ nặng thêm 2kg và chiều cao tăng lên 4cm. Ngoài ra, tim của trẻ đập nhanh từ 89 lần/phút – 90 lần/phút, huyết áp động mạch thấp, mạch máu tương đối ổn định và hệ tuần hoàn chưa hoàn chỉnh.

2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống

Nếu như ở bậc mầm non, hoạt động chủ yếu của trẻ là vui chơi, giải trí thì bước sang tiểu học các bé sẽ chuyển từ hoạt động vận động sang hoạt động học tập. Tuy nhiên, song song với việc học hành thì ở trẻ nhỏ còn diễn ra các hoạt động khác như: hoạt động lao động, hoạt động xã hội (tham gia vào các phong trào của đoàn, đội, trường học…).

Từ 6 đến 11 tuổi là giai đoạn mà trẻ rất thích vui chơi và khám phá 
Từ 6 đến 11 tuổi là giai đoạn mà trẻ rất thích vui chơi và khám phá

Cho dù là ở nhà hay trường học, các bé lúc nào cũng cố gắng để trở thành một người tích cực, giỏi giang và ngoan ngoãn. Cụ thể, các bé rất sẵn lòng phụ giúp bố mẹ, tham gia vào các công việc chung của lớp… 

Còn ở ngoài xã hội, các bé cũng nỗ lực tham gia vào một số hoạt động mang tính chất tập thể. Mục đích của hành vi này là các bé muốn mọi người thừa nhận mình đã trưởng thành, có thể tự lập. 

Dựa vào những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học này, cả bố mẹ lẫn thầy cô nên tạo điều kiện giúp các bé phát huy khả năng tích cực, tấm lòng tương thân tương ái trong gia đình, trường học và ngoài xã hội.

3. Sự phát triển của quá trình nhận thức (sự phát triển trí tuệ)

Khi bước sang độ tuổi học tiểu học, các phẩm chất tư duy ở trẻ sẽ chuyển dần từ tính cụ thể sang tư duy trừu tượng khái phát. Khả năng khái quát hóa phát triển theo độ tuổi, trong đó các bé lớp 4 và lớp 5 thường bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, các hoạt động phân tích, tổng hợp kiến thức của trẻ ở độ tuổi này còn sơ sài và chung chung. 

Khả năng ngôn ngữ, tư duy của trẻ đang được trao dồi theo từng bậc học
Khả năng ngôn ngữ, tư duy của trẻ đang được trao dồi theo từng bậc học

Bên cạnh đó, trí tưởng tượng của trẻ tiểu học cũng đã có sự khác biệt rõ rệt hơn so với lúc còn đi mầm non. Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học này bố mẹ rất dễ nhận ra qua sự thay đổi trong phong cách vẽ tranh, làm văn, khả năng làm thơ… của con. 

Hầu hết các học sinh tiểu học có thể nói một cách thành thạo và biết nhiều từ phức tạp hơn. Khi trẻ vào lớp 1 sẽ bắt đầu xuất hiện ngôn ngữ viết, đọc hiểu. Cho đến lớp 5, trẻ đã có thể viết một cách thành thạo, nhanh chóng về mặt ngữ pháp, chính tả và ngữ âm. 

Nhờ có ngôn ngữ phát triển nên các bé có thể tự đọc, tự học, nhận thức được thế giới xung quanh và tự khám phá thông qua các kênh thông tin khác nhau như: sách vở, tivi, youtube…

Còn về trí nhớ của trẻ trong độ tuổi học sinh tiểu học nghiêng về loại trí nhớ trực quan hơn và trí nhớ từ ngữ – logic. Cụ thể ở giai đoạn từ lớp 1 – lớp 2, trẻ thường ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các đặc điểm để ghi nhớ và chưa biết cách khái quát hóa, xây dựng dàn bài để ghi nhớ bài học.

Khi bước vào lớp 4 – lớp 5, ghi nhớ có ý nghĩa và ghi nhớ từ ngữ tăng cường mạnh hơn, có nghĩa là bé đã biết ghi nhớ có chủ ý. Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng tập trung, sự hấp dẫn của nội dung bài học, mức độ hứng thú, tâm sinh lý…

4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học

Trong số những vấn đề có trong đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, tình cảm, suy nghĩ của trẻ là điều mà các bậc phụ huynh luôn đặc biệt quan tâm. 

Các bé trong lứa tuổi học sinh tiểu học rất dễ khóc và dễ cười
Các bé trong lứa tuổi học sinh tiểu học rất dễ khóc và dễ cười

Ở độ tuổi này, tình cảm của các bé mang tính cụ thể và luôn gắn liền với một sự vật hiện tượng sinh động, bắt mắt, rực rỡ… Lúc này, khả năng kiểm soát cảm xúc của các bé còn rất non nớt, dễ xúc động, dễ nóng giận, nhanh khóc nhanh cười, mọi biểu cảm đều thể hiện hết ra bên ngoài.

Trong quá trình hình thành và phát triển về tình cảm ở của học sinh tiểu học luôn luôn kèm theo sự phát triển năng khiếu: các bé có thể bộc lộ rõ rệt về kỹ năng ca hát, nhảy máu, làm thơ, nghiên cứu khoa học… Khi đó cần phát hiện và bồi dưỡng kịp thời, đúng phương pháp để trẻ có thể phát huy tối đa tài năng thiên bẩm của mình.

5. Sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học

Nét tính cách của học sinh tiểu học đang dần được hình thành nhưng thường ở độ tuổi này các bé còn nhút nhát, rụt rè… nhất là khi thời gian đầu đi học. Thế nhưng, vẫn có không ít trẻ lại sôi nổi, mạnh dạn, không hề sợ thầy cô giáo hay người lạ vào những ngày đầu nhập học.

Thông thường, mất khoảng 5 năm, các tính cách học đường ở trẻ mới dần ổn định và bền vững. Đây cũng là phần tính cách theo trẻ cho đến khi trưởng thành, thậm chí là cả đời. 

Cách dạy dỗ phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học

Cảm giác có sự quan tâm, tôn trọng cá nhân, không bị xâm phạm quá mức về quyền riêng tư là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ trong độ tuổi từ 6 – 11 tuổi. Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý khi bàn về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học hiện nay.

Bố mẹ nên kiên nhẫn, thường xuyên trò chuyện cởi mở cùng con
Bố mẹ nên kiên nhẫn, thường xuyên trò chuyện cởi mở cùng con

Thông thường trong quá trình giáo dục con cái, các bậc phụ huynh sẽ có 4 cách biểu hiện là: độc tài, ngang ngược, yêu thương và nuông chiều. Cụ thể:

  • Độc tài: Có nghĩa là bắt buộc trẻ phải làm theo đúng ý của mình mà không được phản kháng.
  • Nuông chiều: Chính là cách biểu hiện thái quá của lòng thương con, làm theo mọi yêu cầu của trẻ một cách vô điều kiện và dung túng các hành vi sai trái của bé. 
  • Ngược đãi: Là dùng bạo lực về thể chất và bạo lực ngôn ngữ đối với các hành động sai trái của trẻ, thậm chí là ngay cả khi bé không phạm lỗi lầm nào mà chỉ do người lớn đang “giận cá chém thớt” mà thôi.
  • Yêu thương: Có nghĩa bố mẹ chăm sóc, bao bọc trẻ nhưng ở mức độ phù hợp, nếu trẻ phạm sai lầm sẽ phải bị răn đe.

Trong độc tài, nuông chiều, ngược đãi và yêu thương, các chuyên gia nghiên cứu về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học cho biết, cách biểu hiện đúng đắn nhất khi đối diện với trẻ từ 6 – 11 tuổi đó chính là trạng thái yêu thương.

Những gì mà bố mẹ cần là sự kiên nhẫn, tạo môi trường thoải mái, dễ chịu để giao tiếp với tâm hồn còn non nớt của con. Đừng quá nghiêm túc mà thay vào đó hãy học cách mở chuyện hỏi han các bé bằng chính ngôn ngữ mà trẻ hay sử dụng. 

Khi cảm thấy thoải mái, các bé mới dễ bộc lộ những tâm sự, chia sẻ các suy nghĩ mà không hề e dè, giấu giếm do sợ người lớn la rầy, chế nhiễu…

Hãy cho trẻ tham gia vào các lớp học năng khiếu theo khả năng của bé
Hãy cho trẻ tham gia vào các lớp học năng khiếu theo khả năng của bé

Song song đó, các bậc phụ huynh đừng quê cho con tham gia vào những cuộc thi đố vui ở trong và ngoài trường học để bé thỏa sức với đam mê cũng như rèn luyện trí não. Thông qua những cuộc thi thố này, các bé không chỉ học hỏi thêm nhiều điều hay mà con khám phá cơ hội tạo nên phiên bản thành công cho riêng mình.

Đáp ứng các nhu cầu của học sinh tiểu học như cho bé tham gia vào các lớp ca hát, hội hạ, bơi lội, tập võ thuật… cũng là cách giáo dục trẻ trong độ tuổi từ 6 – 11 mà bố mẹ nên lưu ý. Khi bố mẹ để ý, phát hiện năng khiếu của con và kịp thời bồi dưỡng sẽ giúp bé vui vẻ, thích thú, yêu đời hơn do được làm những điều mình thích.

Một khi đã hiểu được những đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, bố mẹ lẫn thầy cô giáo tuyệt đối không nên nóng vội. Nên dùng sự kiên nhẫn, tình yêu thương và những lời dạy bảo nhẹ nhàng để hướng trẻ định hình nên các nhân cách tốt đẹp. Cách hiệu quả nhất đó chính là các bậc phụ huynh hãy là những tấm gương sáng, làm hình mẫu thực tế để bé noi theo. 

Từ 6 – 11 tuổi là độ tuổi còn quá nhỏ nên thường bố mẹ hay giám sát, kè kè bên bé mỗi ngày. Thế nhưng, đây không phải là việc làm đúng đắn, bố mẹ nên cho con cái khoảng thời gian riêng tư để kết giao bạn bè, đi chơi cùng bạn học, tự đi học…

Nếu như bố mẹ lo sợ bé sẽ gặp nguy hiểm do còn nhỏ tuổi thì hãy trang bị con con điện thoại và đồng hồ định vị trẻ em Wonlex. Với chiếc đồng hồ định vị Wonlex, bố mẹ có thể biết chính xác vị trí của con, đặc biệt nghe được âm thanh và xem hình ảnh từ phía bé một cách dễ dàng, bảo mật mà không làm bé khó chịu.

Ngoài ra, khi mang đồng hồ định vị cho trẻ em trên người, các bé có thể nhanh chóng liên hệ với bố mẹ, gọi khẩn cấp SOS trong trường hợp gặp tình huống nguy hiểm. Như vậy, khi đi làm xa, bận rộn với công việc cả ngày, bố mẹ cũng yên tâm, không phải lúc nào cũng nơm nớp lo sợ con bị lạc, bị kẻ xấu dụ dỗ…

Hi vọng với những thông tin hữu ích chia sẻ trong bài viết này đã giúp bố mẹ có thể dễ dàng nắm bắt rõ về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, để từ đó có biện pháp giáo dục con hiệu quả nhất, giúp bé hoàn thiện về cả tinh thần, thể chất, trí tuệ và nhân cách.

Từ khóa » đặc Trưng Của Học Sinh Tiểu Học