Những 'đại Kỵ' Khi ăn Dứa, Biết Mà Tránh Khỏi 'rước Họa Vào Thân'
Có thể bạn quan tâm
Những thực phẩm không nên ăn cùng dứa
Sữa
Quả dứa chứa nhiều axit, cụ thể là axit ascorbic (vitamin C). Trong khi đó, sữa chứa hàm lượng protein dồi dào. Khi ăn riêng lẻ, đây là hai loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, kết hợp sữa với dứa, protein in sẽ phản ứng với axit ascorbic, gây kích ứng với dạ dày và ruột, tạo ra triệu chứng ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau đầu, tiêu chảy. Trường hợp ăn nhiều có thể bị nặng hơn.
Trứng
Tương tự như sữa, trứng cũng chứa nhiều protein. Khi ăn trứng với dứa, protein trong trứng sẽ bị đặc lại, gây khó tiêu, nặng bụng.
Củ cải
Ăn dứa cùng với củ cải sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy việc chuyển đổi flavonoid trong dứa thành axit dihydroxybenzoic và axit ferulic, gây ra ức chế chức năng tuyến giáp và bướu cổ.
Hải sản
Hải sản không nên kết hợp với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như dứa. Nguyên nhân là do hải sản có chứa asen pentavenlent. Khi gặp vitamin C, chất này sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc. Với liều lượng lớn thạch tín có thể gây chết người.
Xoài
Xoài và dứa là những thực phẩm dễ gây dị dứng. Khi ăn chung hai loại quả này với nhau, nguy cơ dị ứng tăng lên gấp đôi, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có cơ địa dị ứng.
Những người không nên ăn dứa
Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường
người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Người bị hen phế quản, viêm mũi họng
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...
Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.
Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa:
Không ăn dứa bị dập, nát
Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.
Không ăn dứa xanh
Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Không ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Không ăn dứa, uống nước ép vào buổi sáng
Buổi sáng sau khi ngủ dậy do dạ dày của bạn đang trống rỗng nên bạn không nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa. Nếu bạn ăn dứa lúc này thành phần vitamin C trong dứa sẽ khiến cho bạn cồn cào ruột gan, dễ gây khó chịu, ngộ độc sức khỏe.
Đồng thời, việc bạn ăn dứa hoặc uông nước ép dứa vào lúc này cũng khiến cho gan thận của bạn hoạt động mệt mỏi hơn. Nếu thường xuyên mắc phải dễ gây sỏi thận, suy gan thận. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe bạn nên
Không ăn dứa vào buổi tối
Buổi tối bạn cũng là một khung giờ bạn không nên uống nước ép dứa. Nguyên nhân là nước ép dứa lợi tiểu, khiến bạn dễ tiểu đêm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngoài ra, nếu bạn uống nước ép dứa vào buổi tối còn tăng gánh nặng cho gan thận dễ gây suy thận cho bạn.
WHO 'lo' khả năng chịu đựng của hệ thống y tế trước COVID-19, Việt Nam tăng người cách ly 26/10/2020 3 thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo lừa như thuốc chữa bệnh 23/10/2020 Nhiều nước tăng kỷ lục ca tử vong vì COVID-19, Việt Nam thêm nhiều người phải cách ly 25/10/2020 Nhiều nước tăng kỷ lục ca tử vong vì COVID-19, Việt Nam thêm nhiều người phải cách ly 25/10/2020 Nhiều nước tăng 'khủng' ca mắc mới, Châu Á thành 'điểm nóng' COVID-19 23/10/2020 Quảng An (tổng hợp)Từ khóa » Dứa Và Mật Ong
-
3 Công Thức Làm Nước ép Dứa Giúp Giải Nhiệt, Giảm Cân - VnExpress
-
8 Tác Dụng Của Dứa Và Mật Ong đối Với Sức Khỏe Của Bạn
-
Nước ép Dứa Và Những Công Dụng Không Thể Ngờ
-
Nước ép Dứa Và Mật Ong Thức Uống Của Sự Hoàn Hảo
-
Cách Làm Nước ép Dứa Mật Ong
-
Thêm Mật Ong Vào Thức Uống Này, Giải độc Cơ Thể, Khỏe Xương Khớp
-
Cách Làm DỨA NGÂM MẬT ONG Giảm Cân, Chắc Khỏe Xương Khớp...
-
3 Cách Làm Nước ép Dứa đơn Giản Bất Ngờ Cho Nàng Muốn Giảm Cân
-
7 Cách Làm Nước Ép Dứa Mát Lạnh, Giải Nhiệt Mùa Hè Hiệu Quả
-
Nước ép Dứa Có Giảm Ho? | Vinmec
-
8 Lý Do Nên Uống Nước Dứa Vào Mỗi Sáng
-
7 Cách Làm Sinh Tố Dứa (thơm) Chua Ngọt Thanh Mát đẹp Da Giữ Dáng
-
Nước ép Dứa Có Tác Dụng điều Trị Cơn Ho Không?