Những Dấu Hiệu Cảnh Báo đường Ruột 'có Vấn đề', Thậm Chí Là Ung Thư
Có thể bạn quan tâm
Từ 5 - 7 giờ sáng là phạm vi hoạt động của kinh mạch ruột già. Thời điểm này là lúc mọi người mới ngủ dậy nên thường đi vệ sinh để "xả" chất độc sau một đêm. Việc đi đại tiện trơn tru vào buổi sáng cũng là một hành vi tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đường ruột gặp vấn đề thì bạn sẽ có 4 triệu chứng sau đây vào buổi sáng.
Xì hơi
Xì hơi là một hành vi bình thường và chúng ta có thể xì hơi từ 10-15 lần mỗi ngày. Thế nhưng, có những người lại xì hơi tới hàng chục lần vào buổi sáng thì điều này lại ngầm cảnh báo đường ruột của bạn không ổn định.
Hành vi này vào buổi sáng có thể do bạn bị táo bón, khó tiêu, ngoài ra còn có thể bị viêm ruột xuất huyết, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kết kích thích, thậm chí ung thư ruột giai đoạn cuối sẽ gây xì hơi nhiều. Những người thường xuyên xì hơi vào buổi sáng có thể kiểm tra sức khỏe đường ruột của mình, đồng thời nhớ đừng nhịn xì hơi, nếu không sẽ gây hại rất lớn cho đường ruột.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Cả táo bón và tiêu chảy đều là những hành vi không tốt cho đường ruột. Táo bón là do đường ruột thiếu nước, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến tuổi tác và thói quen ăn uống. Tiêu chảy mãn tính có thể do bệnh đường ruột, viêm nhiễm, khó tiêu...
Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy cho thấy chức năng đường ruột có vấn đề và cần được chú ý để đi khám ngay.
Đi đại tiện bất thường
Phân bình thường có màu vàng và mềm như chuối nhưng nếu có những hiện tượng khác thì không bình thường chút nào. Điển hình là phân ra loãng (có thể do khối u chèn ép hoặc các bệnh khác), phân không đều (tiêu chảy loãng, táo bón vón cục...), màu sắc bất thường (phân đen, phân có máu... có thể do đường tiêu hóa), chảy máu hoặc ung thư ruột, ung thư dạ dày)... khi xuất hiện các triệu chứng này, hãy chú ý đến sức khỏe đường ruột.
Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị kịp thời và để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
Hôi miệng
Có rất nhiều người bị hôi miệng vào sáng sớm, nguyên nhân có thể là do hay tức giận, khó tiêu trong bụng, hoặc lý do về răng miệng… Khi mắc các bệnh về đường ruột cũng có thể bị hôi miệng.
Hôi miệng là do các chất độc trong dạ dày và ruột không thể bài tiết bình thường mà thải ra ngoài theo đường miệng. Đây là một biểu hiện cần chú ý mà bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân.
Ngoài ra còn một số dấu hiệu sau cảnh báo đường ruột của bạn đang 'có vấn đề'
Một số tác nhân của cuộc sống hiện đại như mức độ stress cao, ngủ quá ít, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn và có chứa nhiều đường, cùng với việc sử dụng kháng sinh không đúng dẫn đến làm hỏng hệ vi sinh vật đường ruột. Đồng thời gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ, hơn nữa còn làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và thậm chí có thể là nguyên nhân tiến triển bệnh ung thư.
Bụng chướng
Rối loạn dạ dày bao gồm đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy và ợ chua đều có thể được xem như dấu hiệu của một đường ruột kém. Vi sinh đường ruột cân bằng sẽ ít gặp khó khăn hơn khi tiêu thụ thức ăn và loại bỏ chất thải.
Chế độ ăn nhiều đường
Sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, có hàm lượng đường cao có nguy cơ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, gây nên sự mất cân bằng. Từ đó, tăng cảm giác thèm ăn đường. Lượng đường tinh luyện cao, bao gồm siro ngô có hàm lượng fructose cao sẽ liên quan đến gia tăng chứng viêm, tiền đề của một số bệnh hoặc thậm chí có thể ung thư.
Thay đổi trọng lượng không mong muốn
Cân nặng thay đổi mà không thay đổi chế độ ăn hoặc thói quen luyện tập được xem như dấu hiệu của đường ruột không khỏe. Khi đó, gây nên sự mất cân bằng vi sinh đường ruột và có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng như điều chỉnh hàm lượng đường trong máu và lưu trữ chất béo cơ thể. Giảm cân có thể do vi khuẩn ruột non phát triển quá mức, nhưng ngược lại tăng cân lại do kháng insulin hoặc cảm giảm thèm ăn quá mức được gây ra bởi việc giảm hấp thu chất dinh dưỡng.
Rối loạn giấc ngủ
Đường ruột không khỏe mạnh có thể góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc ngủ không ngon, và do đó dẫn đến mệt mỏi mãn tính. Phần lớn các hormon bao gồm serotonin, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ, được sản xuất trong ruột. Vì vậy, tổn thương đường ruột có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe toàn bộ. Thêm vào đó, một số rối loạn giấc ngủ cũng có liên quan đến nguy cơ đau cơ xơ hóa.
Kích ứng da
Ruột bị tổn thương có thể liên quan đến các bệnh về da như bệnh chàm. Khi viêm ruột xảy ra có thể làm tăng tiết protein ra ngoài cơ thể, dẫn đến kích ứng da.
Điều kiện tự miễn dịch
Các nhà nghiên cứu ngày nay liên tục tìm ra bằng chứng mới về tác động của ruột đối với hệ thống miễn dịch. Người ta cho rằng đường ruột không khỏe có thể được xem như yếu tố nguy cơ tăng chứng viêm hệ thống đồng thời thay đổi hoạt động của hệ miễn dịch, dẫn đến các bệnh tự miễn dịch.
Không dung nạp thực phẩm
Không dung nạp thực phẩm có thể do khó tiêu hóa một số loại thực phẩm. Không dung nạp thực phẩm có thể do chất lượng kém của vi khuẩn trong ruột, dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn kích thích và gây ra các triệu chứng khó chịu liên quan đến tiêu hoá như đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn.
Luôn cảm thấy mệt mỏi
Nếu hệ tiêu hóa bị suy yếu do chế độ ăn kém, nó sẽ gây stress cho hệ miễn dịch. Nếu ruột chứa quá nhiều vi khuẩn xấu và không được cân bằng với vi khuẩn tốt, hệ miễn dịch liên tục bị ức chế và cuối cùng là trở nên yếu hơn. Vì vậy, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hãy chú ý đến việc cải thiện sức khỏe đường ruột trước tiên.
Hơi thở hôi
Khi nấm men, nhiễm trùng hoặc vi khuẩn xấu xuất hiện nhiều trong hệ tiêu hóa, bạn có thể bị hơi thở hôi và kèm theo vị chua trong miệng. Hơi thở hôi là một dấu hiệu dễ nhận biết cho thấy hệ tiêu hóa có vấn đề.
Táo bón
Khi đường ruột khỏe mạnh, bạn sẽ đi ngoài thường xuyên không đau. Táo bón là dấu hiệu đường tiêu hóa có vấn đề. Nếu chất thải không được loại bỏ ra khỏi cơ thể, nó có thể bị tồn đọng và giải phóng độc tố có hại trong ruột. Bạn cần xem lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để khắc phục tình trạng này.
Ngủ kém
Giấc ngủ cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe đường ruột. Nếu thức dậy trong đêm, đặc biệt là vào những thời điểm giống nhau, đây có thể là dấu hiệu không tốt và bạn cần kiểm tra.
Rối loạn da khó lành
Bạn đã từng nghe nói đến các mụn trên mặt có liên quan tới hệ tiêu hóa. Da cũng là một cơ quan. Nó là sự biểu hiện bên ngoài của phổi, và nếu bên trong có vấn đề, bạn có thể nhận thấy bất thường trên da mặt. Cơ thể sẽ sinh bệnh và các mụn trên mặt, đặc biệt ở vùng má là một chỉ báo lớn cho thấy đường ruột của bạn cần hỗ trợ.
Dễ lo lắng hoặc nổi cáu
Lo lắng, chán nản hay nổi cáu là dấu hiệu cho thấy cơ quan hệ tiêu hoá đang ốm.
Bộ não có liên quan trực tiếp đến sức khỏe tiêu hóa của bạn. Vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy lo lắng, chán nản, hay cáu kỉnh, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ quan này đang bị ốm. Có hàng triệu tế bào thần kinh trong thành ruột tạo nên hệ thống thần kinh ruột (ENS). Vi khuẩn tốt trong ruột sẽ tác động tích cực đến tâm trí.
Bị nhiễm trùng thường xuyên
Nhiễm trùng thường xuyên cũng là dấu hiệu sức khỏe hệ tiêu hóa bị giảm sút. Khi hệ miễn dịch bị tác động và “bận” chống lại vi khuẩn xấu, chúng ta dễ bị các nhiễm trùng.
Các phương pháp giúp cho đường ruột khỏe mạnh
Giảm mức độ stress
Mức độ stress cao ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm cả đường ruột. Một số hoạt động như thiền, đi bộ, dành thời gian cho bạn bè, người thân, sử dụng tinh dầu, giảm lượng caffein, tập yoga... có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng.
Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc và đủ chất lượng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường ruột.
Ăn chậm
Nhai kỹ thức ăn và ăn chậm có thể giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp giảm triệu chứng khó chịu về tiêu hóa đồng thời giúp duy trì sức khỏe của đường ruột.
Giữ đủ nước
Các nghiên cứu đã chứng minh uống nhiều nước có tác dụng có lợi cho niêm mạc ruột, cũng như cân bằng vi khuẩn tốt trong ruột. Cung cấp đủ nước cho cơ thể để thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh.
Uống prebiotic hoặc probiotic
Bổ sung prebiotic hoặc probiotic vào chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe đường ruột. Prebiotics cung cấp “thức ăn” có nghĩa là thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, trong khi probiotics là vi khuẩn sống có lợi. Những người có triệu chứng liên quan đến viêm ruột hoặc ruột yếu không nên dùng men vi sinh. Các chất bổ sung probiotic và prebiotics đều có lợi cho sức khỏe đường ruột tuy nhiên không phải lúc nào hai chất này cũng được lựa chọn để bổ sung. Trong trường hợp cần bổ sung hai chất này bạn nên tham vấn bác sĩ.
Quảng An (tổng hợp)Từ khóa » đêm Xì Hơi
-
Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Phải Làm Sao để Khắc Phục
-
Tại Sao Bạn Cứ Xì Hơi? - Vinmec
-
Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Đánh Rắm Nhiều Phải Làm Sao?
-
3 Dấu Hiệu Bất Thường Của 'xì Hơi' Cảnh Báo Sức Khỏe Có Vấn đề
-
Ngày “xì Hơi” Hàng Chục Lần Có Phải Là Bệnh? - Hànộimới
-
Ợ Hơi Và Xì Hơi Nhiều: Cảnh Báo Các Bệnh Về đường Tiêu Hóa
-
Đau Bụng Quặn, Thường Xuyên Xì Hơi Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Xì Hơi Nhiều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Bệnh Lý, Hướng Dẫn Chăm ...
-
Tại Sao Tôi đi Ngủ Lại 'xì Hơi' To Và Nhiều? - AloBacsi
-
Xì Hơi Nói Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? | VIAM
-
Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Bình Thường Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bụng Sôi Xì Hơi Nhiều - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Sôi Bụng, Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Favina Hospital
-
Hắt Xì Hơi điềm Báo
-
Top 15 đêm Xì Hơi
-
Hiện Tượng Hắt Xì Xảy Ra Liên Tục Có đáng Lo Hay Không? - Medlatec