Trẻ Sơ Sinh Xì Hơi Nhiều Có Bình Thường Không? - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh trẻ em
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều có bình thường không? 30/06/2021 - 00:20 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTham vấn bác sĩ Bác sĩ CKIINguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI1900 55 88 92Đặt lịch khámSau khi bú mẹ, thỉnh thoảng bé sẽ ợ hơi hoặc xì hơi. Điều này giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn sau khi ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết: bé chỉ nên xì hơi không quá 10 lần/ ngày, nếu trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, phát ra tiếng lớn và có mùi khó chịu thì có thể bé đang có một trong các vấn đề như: táo bón, đầy hơi… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé.
1. Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần cho thấy vấn đề gì?
Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, bởi vậy bé dễ dàng bị đầy bụng, khó tiêu, ngủ không ngon… khi có tác động không tốt nào đó.
Bên cạnh đó, trẻ em ở giai đoạn này nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và ngủ đủ giấc sẽ không thể phát triển một cách khỏe mạnh. Không chỉ vậy, bị đầy bụng, khó tiêu kéo dài cũng không tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của bé.
Chính vì vậy, nếu mẹ thấy bé xì hơi hơn nhiều bất thường, có những lúc xì hơi ra tiếng to và có mùi khó chịu chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé đang có vấn đề. Mẹ cần tìm cách xử trí nhanh chóng để giúp bé cảm thấy dễ chịu và tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều?
Việc bé bị xì hơi nhiều có khá nhiều nguyên nhân:
Trong 0 – 6 tháng tuổi, bé cần được bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc bổ sung thêm sữa công thức và được cho uống bằng bình có núm vú. Trong quá trình bú, bé có thể hít không khí vào bụng gây ọc ạch hoặc đầy hơi.
Nếu trong thực đơn của mẹ có nhiều thực phẩm khó tiêu như: trà, cà phê, sô-cô-la, các loại hạt, đậu đỗ… thì khi bé bú, các chất có trong những thực phẩm này sẽ theo dòng sữa mẹ và được bé bú vào. Hệ tiêu hóa non nớt của bé sẽ khó khăn khi phải tiếp nhận những chất này gây đầy bụng, khó tiêu, xì hơi.
Với những bé uống sữa công thức, nếu bé không hợp sữa hoặc tỉ lệ pha không đúng, bé cũng có thể sẽ gặp phải tình huống này.
3. Cách phòng việc đầy hơi, khó tiêu cho bé
Trên thực tế, cách tốt nhất để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều là tránh cho bé bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ hãy chú ý những vấn đề như:
– Cho bé bú đúng tư thế: Luôn luôn để bé bú trong tư thế thoải mái nhất và chắc chắn rằng đầu của bé cao hơn so với phần dạ dày để khi bé bú và hít không khí vào bụng, bé sẽ dễ dàng ợ khí thừa ra ngoài.
– Giúp bé ợ hơi: Sau khi bé bú no, mẹ hãy giúp bé ợ hơi ra ngoài bằng cách bế đứng và để bé áp sát vào ngực, vai của mình, sau đó vỗ nhẹ phần lưng của bé.
– Mẹ nên lưu ý không ăn nhiều các thức ăn khó tiêu, thực phẩm cay, dầu mỡ… trong thời gian đang cho con bú. Nếu bé có dấu hiệu bị khó tiêu, mẹ hãy điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình để cải thiện tình trạng của bé.
– Nếu bé bị đầy hơi và khó tiêu, mẹ hãy giúp bé xì hơi ra ngoài bằng cách:
+ Mát xa nhẹ nhàng vùng bụng của bé theo chiều kim đồng hồ.
+ Giúp bé thực hiện động tác đạp xe đạp, giúp kích thích nhu động ruột dễ xì hơi hơn.
Mẹ lưu ý không tự ý cho bé uống các loại men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những tác hại ngoài ý muốn. Nếu tình trạng khó tiêu ở bé vẫn tiếp diễn và các phương pháp ở trên không giúp bé thoải mái hơn, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và được điều trị dứt điểm. Chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ thăm khám được các mẹ tin tưởng lựa chọn. Đội ngũ bác sĩ giỏi nhiều năm kinh nghiệm, luôn yêu trẻ sẽ giúp mẹ giải quyết những nỗi lo về sức khỏe của bé một cách an toàn và hiệu quả nhất. Đặc biệt bệnh viện còn có khu vui chơi dành cho trẻ ngay trước phòng khám Nhi, được các bé rất yêu thích, giúp bé bớt sợ mỗi khi đi khám.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: trẻ sơ sinh Bài viết liên quanTrẻ sơ sinh sinh ra không khóc thì cần xử lý như thế nào?
Tiếng khóc chào đời của trẻ là điều vô cùng thiêng liêng cũng như mang nhiều ý nghĩa...
Điểm danh các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Trước 6 tháng tuổi, sức đề kháng của trẻ sơ sinh phụ thuộc phần lớn kháng thể mà...
Trẻ sơ sinh không đi ngoài 2 ngày có sao không?
Việc chăm sóc các bé sơ sinh là mối quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là...
Giải đáp: Mỗi ngày trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sữa?
Mỗi ngày trẻ sơ sinh cần bao nhiêu sữa (sữa mẹ, sữa công thức) là đủ? là câu hỏi...
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp do vi khuẩn có...
Cách chữa bệnh lang ben ở trẻ sơ sinh
Lang ben ở trẻ sơ sinh là một bệnh ngoài da do nấm Malassezia gây ra. Khi bị...
Dấu hiệu và cách điều trị trẻ bị dính thắng lưỡi
Trẻ bị đau bụng nên ăn gì và không nên ăn những thực phẩm nào?
Có nên nhỏ nước muối sinh lý hàng ngày cho trẻ?
Chữa bệnh viêm mũi ở trẻ em khó chịu vùng mũi
Chữa viêm tai giữa trẻ em như thế nào?
Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi 11 món đơn giản
Suy dinh dưỡng và thấp còi là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của…Tư vấn: Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 nguy hiểm không
Trẻ sốt xuất huyết ngày thứ 5 chưa khỏi khiến phụ huynh rất lo lắng. Không ít người…Phương pháp để chẩn đoán suy dinh dưỡng trẻ em hiện nay
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển…Gợi ý về thực đơn cho trẻ 3 tuổi bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng ở trẻ em, là một vấn đề đáng lo ngại của nhiều phụ huynh. Tình trạng…Cảnh báo: Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh, hiếm nhưng cực nguy hiểm
Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được cho là hiếm gặp, tuy nhiên vẫn có tỉ lệ…Giải đáp vấn đề trẻ suy dinh dưỡng là thiếu chất gì
Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » đêm Xì Hơi
-
Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Phải Làm Sao để Khắc Phục
-
Tại Sao Bạn Cứ Xì Hơi? - Vinmec
-
Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Đánh Rắm Nhiều Phải Làm Sao?
-
3 Dấu Hiệu Bất Thường Của 'xì Hơi' Cảnh Báo Sức Khỏe Có Vấn đề
-
Ngày “xì Hơi” Hàng Chục Lần Có Phải Là Bệnh? - Hànộimới
-
Ợ Hơi Và Xì Hơi Nhiều: Cảnh Báo Các Bệnh Về đường Tiêu Hóa
-
Đau Bụng Quặn, Thường Xuyên Xì Hơi Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Xì Hơi Nhiều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Bệnh Lý, Hướng Dẫn Chăm ...
-
Tại Sao Tôi đi Ngủ Lại 'xì Hơi' To Và Nhiều? - AloBacsi
-
Xì Hơi Nói Gì Về Sức Khỏe Của Bạn? | VIAM
-
Bụng Sôi Xì Hơi Nhiều - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Những Dấu Hiệu Cảnh Báo đường Ruột 'có Vấn đề', Thậm Chí Là Ung Thư
-
Sôi Bụng, Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Favina Hospital
-
Hắt Xì Hơi điềm Báo
-
Top 15 đêm Xì Hơi
-
Hiện Tượng Hắt Xì Xảy Ra Liên Tục Có đáng Lo Hay Không? - Medlatec