Những Dấu Hiệu Cơ Bản Của Tập Thể - Tâm Lý Chính Trị

Những dấu hiệu cơ bản của tập thể

Các nhóm bạn bè là nhóm những người gắn bó với nhau bởi sự phù hợp nào đó về tâm lý. Họ quý mến nhau và thích gắn bó với nhau. Các nhóm lợi ích được tạo nên bởi những cá nhân có thể không phải là thành viên của cùng một đơn vị, tổ chức, được liên kết lại bởi lợi ích chung của họ trong một vấn đề nào đó. Một loại nhóm không chính thức đặc biệt là nhóm tham chiếu. Nhóm tham chiếu thực hiện hai chức năng quan trọng, đó là chức năng thừa nhận xã hội và so sánh xã hội – những chức năng quan trọng giúp mỗi cá nhân trong tổ chức xác định được thái độ và hành vi của mình đúng hay sai, hình thành nên những giá trị, chuẩn mực của nhóm. Tập thể là gì? Nhóm là một khái niệm rộng hơn tập thé. Tập thể trước hết là một nhóm người nhưng không phải bất cứ nhóm nào cũng được coi là một tập thể. Khái niệm “tập thể” được dùng để chỉ một nhóm ở một trình độ phát triển nhất định. Tập thể là một khái niệm của tâm lý học Xô Viết dùng để chỉ một nhóm chính thức có trình độ phát triển cao. Đặc trưng cơ bản của tập thể là sự thống nhất vé định hướng giá trị, là hoạt động chung có ý nghĩa xã hội cao. Tập thể là một nhóm người có tổ chức, phối hợp với nhau một cách chặt chẽ trong hoạt động vì một mục đích chung. Sự tổn tại và phát triển của tập thể dựa trên cơ sở thỏa mãn và kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung (lợi ích tập thể và lợi ích xã hội). Những dấu hiệu cơ bản của tập thể Như vậy, tập thể có những dấu hiệu cơ bản sau đây: - Là một nhóm người cùng nhau tiến hành hoạt động chung (có động cơ, mục đích, nhiệm vụ hoạt động chung). - Có tổ chức chặt chẽ: có cơ quan quản lý, có kỷ luật, đòi hỏi trách nhiệm đối với từng cá nhân. -Có sự quan tâm tới lợi ích của từng cá nhân và lợi ích chung (tập thể và xã hội). Tập thể có thể chia thành những loại như sau: tập thể cơ sở, tập thể bậc hai và tập thể chính. - Tập thể cơ sở (còn gọi là tập thể sơ cấp): là tập thể nhỏ nhất trong đó không còn có sự phân chia chính thức nào khác. Ví dụ: một ban của xã, phường, một tổ trong một lớp học, tổ bộ môn trong một khoa của một trường đại học… Nó là một bộ phận cấu thành của một tập thể chung. Trong tập thể cơ sở mọi người giao tiếp với nhau một cách trực tiếp, thường xuyên, hiểu rõ về nhau. - Tập thể bậc hai: là bộ phân của cơ quan, tổ chức. Vídụ: khoa ở các trường đại học, các phòng, ban trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước… - Tập thể chính (còn gọi là tập thể thứ cấp): là một phạm trù rộng hơn, bởi vì trong tập thể này các mục đích và các quan hệ giữa các thành viên dựa trên ý nghĩa xã hội sâu xa hơn và xuất phát từ những nhiệm vụ xã hội. Các cơ quan hành chính, tổ chức lớn, các trường đại học, viên nghiên cứu… đều là các tập thể chính. Đọc thêm tại: http://tamlychinhtri.blogspot.com/2015/07/cac-loai-hinh-to-chuc-khac-nhau.html Từ khóa tìm kiếm nhiều: hoạt động quản lý Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

Bài viết mới nhất

  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp gián tiếp
  • Giao tiếp vật chất và giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ
  • Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người
  • Hoạt động quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
  • Vai trò của giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước
  • Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của các quyết định quản lý
  • Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ quan
  • Sự lây truyền tâm lý và dư luận tập thể
  • Hoạt động quản lý là hoạt động gián tiếp

Tất cả bài viết

  • ▼  2015 (49)
    • ▼  tháng 7 (49)
      • Một số đặc điểm tâm lý trong giao tiếp công vụ
      • Vai trò của giao tiếp trong quản lý hành chính nhà...
      • Khái quát vai trò của giao tiếp trong công vụ
      • Đặc trưng và khái niệm cụ thể của giao tiếp
      • Một số phương pháp phân loại giao tiếp
      • Giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp gián tiếp
      • Giao tiếp vật chất và giao tiếp bằng tín hiệu phi ...
      • Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con n...
      • Chức năng định hướng hoạt động của giao tiếp
      • Vai trò của giao tiếp
      • Những lợi ích của giao tiếp đem lại
      • Khái niệm của giao tiếp
      • Những biện pháp giải quyết xung đột
      • Xung đột trong phòng tạp chí
      • Xung đột tâm lý giữa cá nhân và tập thể:
      • Xung đột tâm lý – Xung đột giữa các cá nhân
      • Bầu không khí tâm lý trong tập thể các tổ chức, cơ...
      • Sự lây truyền tâm lý và dư luận tập thể
      • Giai đoạn phát triển thứ 2 và thứ 3 của tập thể
      • Giai đoạn phát triển thứ nhất của tập thể
      • Những dấu hiệu cơ bản của tập thể
      • Các loại hình tổ chức khác nhau
      • Các yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý cán bộ, công chức
      • Những biểu hiện tâm lý trong các tổ chức, cơ quan ...
      • Một số kiểu khí chất của con người
      • Mối quan hệ giữa các yếu tố trong sự hỉnh thành và...
      • Những nghiên cứu về khí chất
      • Khái quát về tính cách
      • Khái quát về năng lực
      • Nguồn gốc của sự tích cực cá nhân
      • Hứng thú, khuynh hướng, lý tưởng và thế giới quan
      • Nhu cầu luôn tồn tại ở những hình thức khác nhau
      • Các thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách
      • Cần kiểm tra với tư cách kiểm soát việc thực hiện
      • Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện
      • Đặc điểm hoạt động tổ chức thực hiện quyết định củ...
      • Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của các quyết đ...
      • Những khía cạnh tâm lý khi ban hành quyết định
      • Những chú ý trong hoạt động nhận thức
      • Các giai đoạn cơ bản của chu trình quản lý
      • Cơ cấu hoạt động của người quản lý, lãnh đạo
      • Đặc điểm của những người quản lý
      • Hoạt động quản lý là hoạt động căng thẳng
      • Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động có tính sá...
      • Hoạt động quản lý là hoạt động gián tiếp
      • Nghệ thuật lãnh đạo quản lý
      • Hoạt động quản lý vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
      • Tính phức tạp của hoạt động quản lý
      • Khái quát đặc điểm của hoạt động quản lý

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Nhóm Và Tập Thể