NHỮNG DẤU HIỆU UNG THƯ DẠ DÀY DỄ GÂY NHẦM LẪN
Có thể bạn quan tâm
Ung thư dạ dày là một trong 4 căn bệnh ung thư phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ người mắc bệnh tử vong cao do phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Vậy ung thư dạ dày là gì? Làm thế nào để phát hiện và điều trị kịp thời nhằm tăng khả năng điều trị thành công? Cùng tìm hiểu qua bài viết được tư vấn chuyên môn từ Ths.BS.CKI Nguyễn Vũ Quang - Bác sĩ Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là hiện tượng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường đột biến, mất kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết.
Quá trình phát triển ung thư dạ dày diễn ra qua 5 giai đoạn, ứng với mỗi giai đoạn lại có những mức độ xâm lấn khác nhau của tế bào ung thư, cụ thể như sau:
- Giai đoạn 0: Ung thư dạ dày được hình thành từ một nhóm tế bào bất thường (tế bào ung thư) trong lớp niêm mạc của dạ dày (lớp đầu tiên).
- Giai đoạn I: Nhóm tế bào bất thường đã xâm lấn xuống các lớp khác của dạ dày (lớp thứ 2 và lớp thứ 3), làm thay đổi cấu trúc của thành dạ dày. Ở giai đoạn này có thể đã xuất hiện tình trạng di căn các tế bào ung thư sang các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã xâm lấn vào các lớp sâu hơn của dạ dày và có thể đã tiến triển di căn vào các hạch bạch huyết lân cận.
- Giai đoạn III: Tế bào ung thư có thể đã xâm lấn đến tất cả các lớp của dạ dày và di căn đến các cơ quan gần đó như lá lách hoặc đại tràng.
- Giai đoạn IV: Trong giai đoạn cuối này, ung thư dạ dày tiến triển di căn đến các cơ quan khác như gan, phổi hoặc não, gây nguy cơ tử vong cao.
Làm thế nào để biết bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày?
Các dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không điển hình và dễ gây nhầm lẫn do có biểu hiện tương đồng với các bệnh lý lành tính khác của dạ dày thường gặp. Các dấu hiệu có thể bao gồm:
Giai đoạn đầu:
- Khó nuốt, khó tiêu;
- Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Ăn mất ngon
Giai đoạn tiến triển, có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng và rõ ràng hơn như:
- Sút cân không rõ nguyên nhân;
- Đau bụng, đặc biệt là vùng trên rốn;
- Mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn khó tiêu;
- Đi ngoài phân đen hoặc phân lẫn máu;
- Sờ thấy u ở bụng;
- Ợ chua thường xuyên; Đầy hơi liên tục;
Tất cả các triệu chứng trên có thể do các nguyên nhân khác ngoài ung thư dạ dày. Vì vậy, khám sức khỏe và tầm soát bệnh lý dạ dày là điều cần được thực hiện định kỳ.
Ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày?
- Tuổi cao (> 50 tuổi).
- Di truyền: Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa...
- Bệnh lý:
- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính, nhiễm HP.
- Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài…
- Lối sống:
- Người có thói quen ăn uống nhiều đồ muối, đồ nướng, thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
- Người thường xuyên hút thuốc lá và uống rượu bia.
Chẩn đoán ung thư dạ dày như thế nào?
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện vì không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, muốn phát hiện ung thư dạ dày sớm, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và áp dụng các biện pháp chẩn đoán.
Biện pháp chẩn đoán ung thư dạ dày thường được áp dụng bao gồm:
Nội soi dạ dày
Phương pháp thăm khám trực tiếp thực quản, dạ dày và tá tràng nhờ vào một ống soi mềm nhỏ, đường kính khoảng 1cm đưa vào qua đường miệng. Qua hình ảnh trên máy nội soi, bác sĩ thấy được các bất thường đang xảy ra bên trong ống tiêu hóa. Từ đó, đưa ra chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị thích hợp. Trong trường hợp phát hiện các tổn thương và/ hoặc các khối u nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.
Hiện nay một số phương pháp nội soi tiêu hóa hiện đại như:
- Nội soi dạ dày ống mềm
- Nội soi viên nang nội soi
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn là địa chỉ uy tín, đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại giúp người bệnh có thể thăm khám và tầm soát sớm các bệnh về tiêu hóa. Bệnh viện hiện có đầy đủ các dịch vụ về nội soi tiêu hóa tùy vào nhu cầu của quý khách hàng.
Trong đó các dịch vụ nội soi không đau, an toàn cho người bệnh luôn được bệnh viện quan tâm và đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại:
- Trang bị hệ thống máy nội soi Olympus với công nghệ nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI hiện đại hiện nay giúp quan sát cấu trúc mạch máu và bề mặt của niêm mạc. Không gây cảm giác đau, khó chịu cho người bệnh.
- Nội soi tiêu hoá viên nang: Người bệnh có thể nội soi toàn bộ hệ thống đường tiêu hoá không đau, không mê, không biến chứng bằng viên nang. Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ nuốt viên nang có chứa một thiết bị camera rất nhỏ. Sau khi nuốt vào, viên nang sẽ di chuyển lần lượt xuống thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. Camera trong viên nang có thể chụp liên tục 3 hình trong 1 giây và truyền qua máy hiển thị để bác sĩ quan sát và chẩn đoán tình trạng bệnh. Trong quá trình nội soi người bệnh vẫn làm việc, sinh hoạt bình thường.
Sinh thiết dạ dày
Đây là kỹ thuật lấy mô từ các vị trí khác nhau của dạ dày, sau đó được xử lý và cắt mỏng để soi dưới kính hiển vi để chẩn đoán ung thư, thường được thực hiện trong quá trình nội soi dạ dày.
Xét nghiệm máu
Đối với ung thư dạ dày, xét nghiệm máu có thể chỉ ra marker CA 72-4 (marker điển hình của ung thư dạ dày). Nếu chỉ số xét nghiệm CA 72-4 tăng cao đột biến, bạn cần tiến hành kiểm tra sâu hơn để có kết luận chính xác về bệnh lý.
Chẩn đoán hình ảnh
Bác sĩ có thể cần bổ sung các chẩn đoán hình ảnh cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày thông qua vài phương pháp sau:
- Chụp X-quang dạ dày.
- Chụp CT và/ hoặc MRI, PET-CT.
- Siêu âm ổ bụng.
Ung thư dạ dày có điều trị được không?
Bác sĩ Quang cho biết, đối với ung thư giai đoạn rất sớm khu trú tại chỗ, có thể cắt khối u qua nội soi dạ dày bằng phương pháp cắt niêm (EMR) hoặc cắt dưới niêm (ESD), các giai đoạn tiếp theo, ung thư dạ dày có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cùng với các hạch bạch huyết gần đó với tỷ lệ thành công rất cao. Ngược lại ở giai đoạn cuối, khi các tế bào ung thư dạ dày đã di căn vào các cơ quan khác trong cơ thể thì cơ hội sống của người bệnh rất thấp, bác sĩ phải kết hợp nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị.
Các phương pháp điều trị áp dụng cho người bệnh ở từng giai đoạn tiến triển ung thư dạ dày như sau:
- Giai đoạn 0: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cùng với các hạch bạch huyết gần đó và thường có thể chữa dứt điểm bệnh.
- Giai đoạn I: Cũng như giai đoạn 0, giải pháp được sử dụng cho giai đoạn I là phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các hạch bạch huyết lân cận. Ngoài ra, hóa trị hoặc xạ trị có thể được sử dụng phối hợp trước và sau khi phẫu thuật với mục đích lần thu nhỏ khối u và tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại.
- Giai đoạn II: Phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày cũng như các hạch bạch huyết gần đó vẫn là phương pháp điều trị chính. Trước và sau khi phẫu thuật, phương pháp hóa trị hoặc xạ trị cũng được sử dụng để điều trị phối hợp.
- Giai đoạn III: Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị thường được sử dụng cho giai đoạn này. Ở giai đoạn này, ung thư dạ dày vẫn còn cơ hội chữa khỏi. Trong trường hợp không thể chữa khỏi, phương pháp điều trị vẫn có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp tùy vào mức độ đáp ứng của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Việc điều trị rất khó khăn, nhưng bác sĩ có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng bệnh và giảm bớt các triệu chứng bệnh.
Phòng ngừa ung thư dạ dày như thế nào?
- Chế độ ăn uống:
- Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế ăn nhiều các thực phẩm như dưa muối, cà muối, đồ ăn lên men, thịt hun khói, đồ nướng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều muối.
- Không hút thuốc lá, uống rượu, bia hoặc các chất kích thích.
- Duy trì chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao và nghỉ ngơi khoa học.
- Cần thăm khám sớm và điều trị triệt để các bệnh về dạ dày.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư dạ dày sớm đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ.
Mặc dù độ tuổi thường gặp ung thư dạ dày là từ 50 tuổi trở lên, tuy nhiên bệnh lý đang có xu hướng trẻ hóa và phổ biến cả ở những người trẻ tuổi. Do đó, mọi người nên nâng cao việc phòng ngừa và tầm soát ung thư dạ dày từ sớm để tránh những rủi ro đáng tiếc do căn bệnh nguy hiểm này gây ra.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn
Từ khóa » độ Tuổi Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày
-
Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ra Ung Thư Dạ Dày | Vinmec
-
Ung Thư Dạ Dày: Ai, độ Tuổi Nào Cần Tầm Soát để Phát Hiện Sớm?
-
Ung Thư Dạ Dày: Ai, độ Tuổi Nào Cần Tầm ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những đối Tượng Nào Nên Thực Hiện Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày
-
Ung Thư Dạ Dày ở độ Tuổi Nào Phổ Biến Nhất? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Độ Tuổi Nên Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày, đại Trực Tràng - VnExpress
-
Ung Thư Dạ Dày Thường Gặp ở độ Tuổi Nào? - Thuốc Dân Tộc
-
Ung Thư Dạ Dày: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Bệnh Ung Thư Dạ Dày? - CIH
-
Ung Thư Dạ Dày được Tầm Soát Như Thế Nào? - Bệnh Viện K
-
Ung Thư Dạ Dày Và Những điều Bạn Cần Biết để Phòng Ngừa, Tầm ...
-
Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Ung Thư đại Trực Tràng?
-
Những Dấu Hiệu Này Khiến Bạn Nghĩ Ngay đến Ung Thư Dạ Dày
-
Ung Thư Dạ Dày Và Những điều Cần Biết - Bệnh Viện Hồng Ngọc