Ung Thư Dạ Dày Và Những điều Bạn Cần Biết để Phòng Ngừa, Tầm ...
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Ung thư dạ dày và những điều bạn cần biết để phòng ngừa, tầm soát phát hiện sớm
16/09/2020 | 16:45 PM
|Ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17 ngàn ca mắc mới và hơn 15 ngàn trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Việc tiến hành sàng lọc và phát hiện sớm ung thư mang lại hiệu quả tích cực bởi ung thư dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì vẫn có khả năng điều trị thành công.
news-relateTại Việt Nam hiện nay tỉ lệ phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn còn cao, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kém, kinh phí điều trị lớn. Ung thư dạ dày giai đoạn sớm được định nghĩa là mức độ xâm lấn ung thư dạ dày chưa vượt qua lớp hạ niêm mạc. Ở giai đoạn này có tiên lượng tốt hơn nhiều so với ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển (90% sống thêm 5 năm)
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây:
KHÁM TẦM SOÁT UNG THƯ DẠ DÀY TẠI BỆNH VIỆN K ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Đây là vấn đề nhiêu người dân quan tâm, hãy cùng tìm hiểu về quá trình khám tầm soát căn bệnh này giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị trước khi đến khám tại Bệnh viện nhé!
Bước 1: Các bác sỹ sẽ thực hiện khám lâm sàng, tư vấn giải thích cho người bệnh.
Đây là bước đầu tiên, cũng là bước quan trọng trong khám tầm soát ung thư dạ dày.
Bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cụ thể về tuổi, tình trạng sức khỏe, bệnh sử cá nhân và gia đình nếu có, các triệu chứng biểu hiện bệnh nghi ngờ gặp phải như đau bụng, khó tiêu, ợ chua … nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Sau đó sẽ tiến hành khám lâm sàng phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Bước 2: Nội soi dạ dày
Chúng tôi áp dụng quy trình nội soi sàng lọc có hệ thống (systemic screening), đảm bảo quan sát toàn bộ niêm mạc dạ dày theo hướng dẫn của các chuyên gia Nhật Bản, cho phép quan sát được các thay đổi nhỏ của niêm mạc dạ dày và tiến hành sinh thiết qua nội soi để có chẩn đoán mô bệnh học, qua đó cho phép chẩn đoán các ung thư dạ dày tại chỗ hoặc xâm lấn. Ngoài ra các tổn thương tiền ung thư cũng có thể thấy được trên nội soi như: viêm teo, loét, polyp hoặc các tổn thương dạng tăng sản biểu mô tuyến. Sinh thiết các tổn thương nghi ngờ cũng có thể phát hiện các tổn thương tiền ung thư trên mô bệnh học như viêm teo, tăng sản, dị sản, loạn sản…Ngoài ra, nội soi cũng là một trong yếu tố để sau đó bác sỹ có thể đánh giá tình trạng có hay không có nhiễm Helocobacter Pylori, một trong số những yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, giúp cho việc điều trị dự phòng.
Cùng với đó việc trang bị hệ thống NBI băng tần hẹp và máy nội soi khuếch đại, các bác sỹ có thể đánh giá ngay khi nội soi về kích thước, về hình thái, cấu trúc bề mặt, mạch máu của tổn thương, và có thể đưa tới những quyết định sớm cho bệnh nhân như có sinh thiết, xử lý tổn thương ngay trong nội soi hay không? Với ưu điểm nổi trội, có thể quan sát được mọi tổn thương dù là nhỏ nhất, số lượng ảnh chụp là 30 - 50 ảnh thay vì 3 - 5 ảnh như trước đây, nhiều khi chưa có triệu chứng đau nhưng đã có tổn thương, và đã được phát hiện sớm có thể can thiệp qua nội soi mà không cần can thiệp về phẫu thuật.
Tại Bệnh viện K, người bệnh có thể được tư vấn để thực hiện nội soi thông thường hay nội soi có gây mê. Nếu lựa chọn nội soi gây mê thì người bệnh được đưa vào trạng thái tiền mê trước khi nội soi nên hoàn toàn không có cảm giác khó chịu, quá trình nội soi diễn ra êm ái, nhanh chóng chỉ như bạn vừa trải qua 1 giấc ngủ ngắn và sau khi nội soi người bệnh nghỉ ngơi trong thời gian ngắn là trở về trạng thái bình thường.
Bước 3: Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Ngoài nội soi, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Hơn nữa qua đó có thể đánh giá tình hình của bệnh nếu ung thư bắt đầu di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể như: gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc…
Bước 4: Sinh thiết
Phương pháp này có thể được tiến hành ngay khi nội soi ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành giải phẫu bệnh. Sinh thiết là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không.
Bước 5: Bác sỹ kết luận bệnh học và tư vấn điều trị
NHỮNG NGƯỜI CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC BỆNH UNG THƯ DẠ DÀY
- Hút thuốc lá: là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng. Tại bệnh viện K hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.
- Nam giới tuổi trên 40: Trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Nam giới có tỉ lệ cao khoảng hơn gấp đôi so với phụ nữ mắc ung thư dạ dày.
- Thói quen ăn uống mặn, đồ nướng, chiên ..: những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm, muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.
- Những người mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa: ung thư dạ dạy thường gặp ở người đã có bệnh dạ dày từ trước, như tiền sử đã từng bị phẫu thuật dạ dày, đau, viêm loét dạ dày lâu năm, bệnh nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori).
- Di truyền: Nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày thì bạn cũng nên chú ý hơn đến sức khỏe của mình vầ tầm soát định kỳ.
- Ngoài ra những người tăng sản hoặc polyp tuyến dạ dày, thiếu máu nghi ngờ ác tính, dị sản ruột tại dạ dày cũng nên lưu ý đến căn bệnh này.
CÁC DẤU HIỆU BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA, CẢNH BÁO UNG THƯ DẠ DÀY
- Đầy tức bụng: Lúc đầu, triệu chứng đau rất giống với trong loét dạ dày (đau liên quan tới bữa ăn, giảm khi dùng các thuốc điều trị loét).
- Chán ăn: Mất cảm giác thèm ăn chắc chắn là một điều cần hết sức chú ý. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện này không đơn thuần chỉ là tiết lộ bạn đang gặp rắc rối với vị giác, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Sut cân chưa rõ nguyên nhân, mệt mỏi: Sút nhiều cân trong thời gian ngắn, kèm theo cảm giác luôn no, chán ăn buồn nôn, mệt mỏi thì đó có thể là cảnh báo ung thư dạ dày.
- Nôn ra máu: khi nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày.
- Ợ chua, đầy bụng sau khi ăn: người bị ung thư dạ dày khi ăn xong có cảm giác tức bụng, đầy bụng và buồn nôn... Ợ nóng là một triệu chứng phức tạp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư (thường liên quan đến đau bụng hoặc đau vùng thượng vị) hoặc là yếu tố nguy cơ ung thư. Những người bị chứng ợ nóng có thể bị loét dạ dày tá tràng, có nghĩa là họ có nhiều axit trong dạ dày, điều này khiến họ có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn.
- Đi ngoài phân màu bất thường: nếu bạn xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen hoặc trong phân thường xuyên có máu, việc này lặp lại thường xuyên thì rất có thể bạn đã mắc ung thư dạ dày.
PHÒNG NGỪA UNG THƯ DẠ DÀY HIỆU QUẢ
- Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.
- Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
- Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.
- Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
- Tầm soát phát hiện sớm căn bệnh này bởi ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Nguồn: Bệnh viện K
- Tweet
Tin liên quan
- Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam
- Bác sĩ Quảng Bình nảy sáng kiến tích trữ nước sạch để phục vụ bệnh nhân trong lũ lụt
- Bệnh viện đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thí điểm xử lý nước nhiễm mặn thành nước sạch
- Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
- Hơn 100.000 kết quả quét mã QR đánh giá chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi 'Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp'
- Nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM
- Triển khai hiệu quả Công điện số 25/CĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tếThông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tếChiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệpCông khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khaiCông khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầuThông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » độ Tuổi Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày
-
Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ra Ung Thư Dạ Dày | Vinmec
-
Ung Thư Dạ Dày: Ai, độ Tuổi Nào Cần Tầm Soát để Phát Hiện Sớm?
-
Ung Thư Dạ Dày: Ai, độ Tuổi Nào Cần Tầm ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Những đối Tượng Nào Nên Thực Hiện Xét Nghiệm Ung Thư Dạ Dày
-
Ung Thư Dạ Dày ở độ Tuổi Nào Phổ Biến Nhất? - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Độ Tuổi Nên Tầm Soát Ung Thư Dạ Dày, đại Trực Tràng - VnExpress
-
Ung Thư Dạ Dày Thường Gặp ở độ Tuổi Nào? - Thuốc Dân Tộc
-
Ung Thư Dạ Dày: Dấu Hiệu Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Bệnh Ung Thư Dạ Dày? - CIH
-
Ung Thư Dạ Dày được Tầm Soát Như Thế Nào? - Bệnh Viện K
-
Độ Tuổi Nào Nên Tầm Soát Ung Thư đại Trực Tràng?
-
Những Dấu Hiệu Này Khiến Bạn Nghĩ Ngay đến Ung Thư Dạ Dày
-
NHỮNG DẤU HIỆU UNG THƯ DẠ DÀY DỄ GÂY NHẦM LẪN
-
Ung Thư Dạ Dày Và Những điều Cần Biết - Bệnh Viện Hồng Ngọc