Những Dấu Tích Mờ Nhạt Về Phượng Hoàng Trung đô

Thứ Năm, 12/12/2024
  • Tiếng Việt
  • English
  • French
Bảo tàng Lịch sử Quốc giaBảo tàng Lịch sử Quốc gia

Vietnam National Museum of History

Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Lời giới thiệu
    • Hình thành phát triển
    • Bộ máy tổ chức
    • Sơ đồ tổ chức
    • Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
      • Công tác trưng bày
        • Trưng bày thường xuyên
        • Trưng bày chuyên đề
        • Trưng bày ngoài trời
        • Trưng bày lưu động
      • Công tác nghiên cứu khoa học và xuất bản
      • Công tác đào tạo
      • Công tác nghiên cứu, sưu tầm
      • Công tác quản lý hiện vật
      • Công tác bảo quản
      • Công tác giáo dục, công chúng
      • Công tác truyền thông
      • Công tác Tư liệu, thư viện
      • Công tác Đối ngoại
      • Công tác Kỹ thuật
      • Công tác Bảo vệ
  • Tin tức
    • Hoạt động bảo tàng
    • CLB Em yêu lịch sử
    • Tin trong nước
    • Tin nước ngoài
  • Trưng bày
    • Trưng bày thường xuyên
    • Trưng bày chuyên đề
      • Chuyên đề sẽ diễn ra
      • Chuyên đề đang diễn ra
      • Chuyên đề đã diễn ra
    • Tham quan 3D
  • Nghiên cứu
    • Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
    • Theo dòng lịch sử
    • Nhân vật lịch sử
    • Thông tin khoa học
    • Khảo cổ học
      • Khảo cổ học Việt nam
      • Khảo cổ học Nước ngoài
    • Chuyên khảo
    • Ấn phẩm
      • Ấn phẩm
      • Thông báo khoa học
  • Dự án BTLSQG
    • Thông tin chung
    • Tiến độ dự án
    • Dự án khác
  • Thông tin hữu ích
    • Đến với Bảo tàng
    • Giờ mở cửa
    • Vé và lệ phí
    • Tham quan
    • Nội quy
  • Hỗ trợ
    • CLB Em yêu Lịch sử
    • CLB Tình nguyện viên
    • CLB Những người bạn BT
    • Tài trợ
    • Dịch vụ
    • Museum shop
    • Tiện ích

Những dấu tích mờ nhạt về Phượng Hoàng Trung đô

  1. Trang chủ
  2. Nghiên cứu
  3. Kiến thức Lịch sử - Văn hóa
26/06/2012 08:58 2364 Điểm: 0/5 (0 đánh giá)Đến nay, tuy những dấu tích còn lại không nhiều, nhưng nhờ những tư liệu tìm được có thể giúp hình dung phần nào về kinh đô dang dở này. Trải qua mưa nắng thời gian và sự phá hoại của con người (nhất là dưới triều Nguyễn), Phượng Hoàng Trung đô chỉ còn dấu tích mờ nhạt ở phía Nam TP Vinh, Nghệ An.
Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết.
Đền thờ vua Quang Trung trên núi Quyết.
Trong khoảng những năm 1940, học giả Hoàng Xuân Hãn đã từng đến khảo sát toà thành này và mô tả: "Ngày nay khoảng giữa núi Quyết và núi Mèo còn thấy dấu tích một toà thành cũ hình gần tam giác. Dấu thành và đường hào đang còn rõ. Cửa Tiền ở phía Nam. Núi Mèo (Kỳ Lân) làm nền cho đồn gác, thành phía Nam chắp vào núi ấy. Mặt đông bắc lấy núi Quyết (Phượng Hoàng) làm thành. Địa thế thành rất dễ giữ. Phía trước có sông Cồn Mộc và sông Lam, phía bên có núi Quyết đều là hào và thành thiên nhiên. Ở giữa thành còn dấu thành trong và nền nhà. Nhất là có nền cao ba bậc ở phía Bắc mà ngày sau, đời Nguyễn dùng làm nền Xã Tắc, đó là chỗ Quang Trung ngự triều trong khi tạm nghỉ ở Nghệ An" (trích La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Tập 2, tr.1050). Quy mô thành không lớn, chưa xứng tầm với một kinh đô, như Hoàng Xuân Hãn đã nhận xét: "Thành Phượng Hoàng nhỏ, thành nam chỉ dài 300m, bức thành tây dài 450m và các nền cao thì ngang dọc cũng chỉ chừng 20m mà thôi" (Sđd, tr. 1050). Khảo tả của Hoàng Xuân Hãn là tương đối chính xác nhưng chưa cụ thể. May thay, chúng ta còn được thấy bức ảnh hàng không (ảnh chụp từ trên máy bay) thành Phượng Hoàng Trung đô chụp từ những năm 1930. Bức ảnh này được đưa vào tác phẩm An Tĩnh cổ lục (Ảnh mang số hiệu XCIII) của Le Breton, một học giả người Pháp. Trong cuốn sách trên, Le Breton gọi thành này là thành Rú Mèo và không nói rõ nguồn gốc.
Bản đồ Phượng Hoàng Trung đô do Phan Duy Kha lập lại từ ảnh chụp trên máy bay.
Bản đồ Phượng Hoàng Trung đô do Phan Duy Kha lập lại từ ảnh chụp trên máy bay.
Nhờ bức ảnh này, chúng ta hình dung được cụ thể quy mô vị trí của thành Phượng Hoàng vì các bức tường thành còn thể hiện rất rõ. Thành phía đông bắc chạy sát theo chân núi Quyết (Phượng Hoàng). Phía Nam thành cắt ngang qua núi Mèo (Kỳ Lân), có lẽ lợi dụng núi Mèo làm đồn gác, như Hoàng Xuân Hãn phỏng đoán, cũng có thể đặt cột cờ trên núi này (vì nó ở phía Nam). Thành phía Tây cắt qua cánh đồng bằng phẳng, kẻ thành một đường thẳng tắp lên sát núi Mũi Rồng (một nhánh của núi Quyết). Bên ngoài tường thành là hào. Hào phía Tây và phía Nam còn thể hiện rất rõ. Tòa thành gần như hình tam giác. Đỉnh phía bắc có đền Rồng, phía nam Đền Rồng là thành Nội. Giữa thành nội là Lầu Rồng ba tầng (xem bản đồ). Khu vực này nay là Lâm viên núi Quyết, thuộc địa phận phường Trung Đô, TP Vinh. Phượng Hoàng Trung đô dang dở một cách đáng tiếc, như chính sự dang dở của triều đại Tây Sơn vậy! Phan Duy Khabee.net.vnChia sẻ:

Bài nổi bật

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 2 và hết)

  • 12/07/2019 08:46
  • 6674

Nền độc lập dân tộc tồn tại không được bao lâu, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, chúng nổ súng đánh chiếm Nam Bộ sau đó mở rộng ra cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Khát vọng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước di nguyện cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc Người “đi xa” (Phần 1)

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Thành cổ Nam bộ: Dấu tích thành Gia Định

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Trung tâm Lưu trữ quốc gia I ngày ấy trong tôi...

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ trong trái tim nhân loại

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bác Hồ nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên bằng “Thuốc đắng dã tật”

Bài viết khác

Thánh đức thần công: Tấm bia lớn nhất nước

Thánh đức thần công: Tấm bia lớn nhất nước

  • 24/06/2012 21:22
  • 2569

Trong 7 khu lăng tẩm của 13 đời vua triều Nguyễn ở Huế, lăng Tự Đức có vị trí gần kinh đô nhất, được coi là thơ mộng, lãng mạn như chính chủ nhân nó, mặc dù lăng được xây trong hoàn cảnh lịch sử đất nước khó khăn với nhiều biến cố phức tạp.

Phượng Hoàng Trung đô dở dang như sự nghiệp nhà Tây Sơn

Phượng Hoàng Trung đô dở dang như sự nghiệp nhà Tây Sơn

Sững sờ với những bức lịch độc đáo thời cổ đại

Sững sờ với những bức lịch độc đáo thời cổ đại

Bích họa bí ẩn trên núi tả hình phạt thảm khốc của nhà Lê?

Bích họa bí ẩn trên núi tả hình phạt thảm khốc của nhà Lê?

Những hình ảnh hiếm về cu li kéo xe ở Việt Nam

Những hình ảnh hiếm về "cu li" kéo xe ở Việt Nam

Phượng Hoàng Trung đô và khát vọng dang dở của Quang Trung

Phượng Hoàng Trung đô và khát vọng dang dở của Quang Trung

Vua Lý Thái Tông nối ngôi khi anh em tranh giành kịch liệt?

Vua Lý Thái Tông nối ngôi khi anh em tranh giành kịch liệt?

Họ Khúc dấy nghiệp (905 - 938): Thời kỳ tự chủ

Họ Khúc dấy nghiệp (905 - 938): Thời kỳ tự chủ

Chuyện ít biết về dòng họ bị ép tòng vong theo Lê Chiêu Thống

Chuyện ít biết về dòng họ bị ép tòng vong theo Lê Chiêu Thống

Chùm ảnh: Thành nhà Hồ Thanh Hóa – tòa kinh thành xây bằng đá, di sản văn hóa thế giới.

Chùm ảnh: Thành nhà Hồ Thanh Hóa – tòa kinh thành xây bằng đá, di sản văn hóa thế giới.

Từ khóa » Giới Thiệu Di Tích Phượng Hoàng Trung đô