Những điểm Thay đổi Trong Phác đồ Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn Của ...
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Những điểm thay đổi trong phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì 2015 04:08 PM 08/02/2017 Từ năm 1966, dựa trên những dữ liệu báo cáo lâm sàng, Hiệp hội tim mạch học Hoa Kỳ đã nghiên cứu để đưa ra khuyến cáo về cấp cứu ngừng tuần hoàn ở người lớn, trẻ em, cũng như trẻ sơ sinh. Trong vòng 50 năm qua, nhờ có các khuyến cáo này, chất lượng cấp cứu ngừng tuần hoàn trong và ngoài bệnh viện đã được cải thiện, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân. Cứ 5 năm 1 lần, khuyến cáo về cấp cứu ngừng tuần hoàn và các cấp cứu tim mạch lại được xem xét lại, bổ sung, khuyến cáo năm 2015 được công bố trên tạp chí Circulation tháng 11 năm 2015 đã bổ sung một số điểm mới so với phiên bản gần nhất năm 2010. Những điểm thay đổi căn bản trong cấp cứu ngừng tuần hoàn: 1. Phải ngay lập tức gọi cấp cứu khi gặp người ngừng tuần hoàn (có thể sử dụng các thiết bị di động mà không cần thiết phải rời khỏi bệnh nhân). 2. Cần phải được trang bị máy chống rung ở những cụm dân cư hay cộng đồng có nhiều người có nguy cơ ngừng tuần hoàn cao. 3. Phải bắt đầu cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay lập tức khi bệnh nhân không thở hay có những dấu hiệu thở bất thường (thở ngáp cá). 4. Hướng dẫn cấp cứu ngừng tuần hoàn từ xa có vai trò quan trọng (qua điện thoại). 5. Thứ tự cấp cứu là CAB, nếu chỉ có 01 người cấp cứu ban đầu, bắt đầu ép tim trước khi thổi ngạt để giảm thiểu thời gian bệnh nhân không được hỗ trợ tuần hoàn, tỉ lệ ép tim/ thổi ngạt là 30/2. 6. Ép tim có chất lượng cao khi đạt được tần số và tốc độ đúng, để lồng ngực nở lại hoàn toàn trước khi bắt đầu ép nhịp tiếp theo, hạn chế tối đa thời gian nghỉ giữa các lần ép, tránh thông khí quá mức. 7. Tần số ép tim khuyến cáo từ 100 – 120 lần/ phút. 8. Độ sâu khi ép tim khuyến cáo ít nhất là 5cm, nhưng không vượt quá 6cm. Trong phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản, khuyến cáo 2015 nhấn mạnh việc tiến hành sớm và đúng kĩ thuật ép tim. Sau khi gọi trợ giúp phải ngay lập tức tiến hành ép tim. Nếu chưa được đào tạo, hoặc không biết cách thực hiện đúng kĩ thuật thổi ngạt, chỉ ép tim đơn thuần (chest compress only). Nếu đã được đào tạo và biết cách thổi ngạt đúng, vẫn phải bắt đầu bằng ép tim 30 nhịp trước, sau đó thổi ngạt 2 lần. Quá trình ép tim phải được tiến hành liên tục tới khi có chuyên viên y tế hoặc có máy sốc điện tự động (AED: automatic external defibrillator). Tần số ép tim được tính bằng tổng số nhịp ép chia cho tổng thời gian thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn (bằng tổng thời gian ép + thời gian dừng lại để thổi ngạt, đổi người, bắt mạch, hay sốc điện). Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tần số ép tim cao đi kèm với tỉ lệ sống cao hơn và hạn chế được các biến chứng về mặt thần kinh. Nếu tiến hành ép tim chậm, và thời gian nghỉ ép nhiều, thì tần số ép tim giảm xuống. Từ năm 2010, Hội tim mạch học Hoa Kỳ đã khuyến cáo tần số ép tim ít nhất 100 lần/ phút và năm 2015 Hội bổ xung thêm giới hạn trên của tần số ép tim dưới 120 lần/ phút. Khuyến cáo này được đưa ra dựa trên một nghiên cứu lớn cho thấy ép tim với tần số quá nhanh, trên 140 lần/ phút, thường đi kèm với việc không có đủ thời gian để lồng ngực nở lại hoàn toàn, và tăng thời gian gián đoạn trong ép tim, vì thế gây ra nhiều nguy cơ hơn là lợi ích. Về độ sâu khi tiến hành ép tim, khác với khuyến cáo 2010 chỉ đưa ra giới hạn dưới (ít nhất đạt độ sâu 5cm đối với người lớn), khuyến cáo 2015 có đưa ra thêm giới hạn trên, không nên ép quá 6 cm. Độ sâu ép tim trong cấp cứu ngừng tuần hoàn là hết sức quan trọng, vì nó quyết định hiệu quả tưới máu vành và tưới máu não. Điểm thay đổi của khuyến cáo 2015 được đưa ra trên cơ sở một nghiên cứu cho thấy, nếu ép quá sâu (trên 6 cm) sẽ làm tăng tỉ lệ biến chứng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là dựa trên cỡ mẫu nhỏ, các biến chứng đưa ra không nghiêm trọng. Thêm nữa, trên thực tế lâm sàng, rất khó xác định được độ sâu cụ thể của động tác ép tim. Các nghiên cứu hồi cứu cũng cho thấy, thường là chúng ta ép tim không đạt được độ sâu khuyến cáo. Vì vậy, vẫn khuyến cáo ép mạnh “push hard”. Thay đổi trong phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn nâng cao : 1. Dùng vasopressin kết hợp với adrenalin không làm thay đổi hiệu quả cũng như tổng liều adrenalin cần dùng trong cấp cứu ngừng tuần hoàn, vì vậy khuyến cáo 2015 đã đưa vasopressin ra khỏi phác đồ. 2. Có thể sử dụng EtCO2 ở những bệnh nhân đã đặt ống nội khí quản như một chỉ số đánh giá hiệu quả cấp cứu ngừng tuần hoàn. Nếu EtCO¬2 sau cấp cứu 20 phút thấp dưới 10mmHg, đó là một trong các tiêu chuẩn để xem xét ngừng cấp cứu. 3. Corticoid có thể có lợi khi sử dụng kết hợp với vasopressin và adrenalin trong điều trị ngừng tuần hoàn trong bệnh viện. Tuy nhiên không khuyến cáo sử dụng corticoid thường quy vì chưa chứng minh được hiệu quả qua các nghiên cứu theo dõi sau ngừng tuần hoàn. 4. Các phương tiện ép tim ngoài cơ thể có thể kéo dài thời gian sống để điều trị các nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn hoặc chuẩn bị đặt ECMO hay ghép tim cho các bệnh nhân không còn khả năng hồi phục. 5. Với những bệnh nhân ngừng tim với loại nhịp không sốc được nên dùng adrenalin sớm. 6. Việc sử dụng lidocain thường quy không được khuyến cáo. Tuy nhiên, bắt đầu hoặc tiếp tục sử dụng lidocain có thể được cân nhắc sau những trường hợp ngừng tim do rung thất hay nhanh thất. 7. Sử dụng β-blockers: có thể xem xét sử dụng β-blocker theo đường uống hay tiêm ở những bệnh nhân có ngừng tuần hoàn do rung thất hay nhanh thất. Sử dụng β-blocker trong cấp cứu ngừng tuần hoàn được đề xuất do một nghiên cứu cho thấy, có mối liên hệ giữa tỉ lệ sống cao hơn với những bệnh nhân sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc thường quy vì có thể gây rối loạn huyết động, làm nặng thêm tình trạng suy tim cấp tính, hay gây nhịp chậm. Việc dùng β-blocker phải được bác sĩ lâm sàng xem xét trên từng bệnh nhân cụ thể. Các điểm thay đổi trong điều trị sau ngừng tuần hoàn: 1. Nên chụp mạch vành càng sớm càng tốt cho các bệnh nhân có ST chênh lên hoặc không có ST chênh nhưng có huyết động hay điện tim không ổn định mà hướng nhiều đến nguyên nhân tai biến mạch vành. 2. Hạ nhiệt độ chỉ huy đã được chứng minh là mức nhiệt độ từ 34 độ C – 36 độ C có thể chấp nhận được. 3. Sau giai đoạn hạ thân nhiệt, bệnh nhân có thể sốt. Việc hạ sốt không có tác dụng có hại vẫn nên được thực hiện. 4. Xác định nguyên nhân và điều trị tụt huyết áp được khuyến cáo trong giai đoạn sớm sau khi ngừng tuần hoàn. Duy trì huyết áp tâm thu trên 90mmHg, và huyết áp trung bình trên 65mmHg. Việc xác định huyết áp tối ưu là tùy thuộc vào từng bệnh nhân. 5. Đối với bệnh nhân hạ thân nhiệt chỉ huy, tiên lượng được xác định sau 72g từ khi kết thúc hạ nhiệt độ, với bệnh nhân không hạ thân nhiệt chỉ huy, tiên lượng xác định sau 72g sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn. 6. Tất cả các bệnh nhân chết não sau khi ngừng tuần hoàn đều có thể cho tạng. Tài liệu tham khảo: American Heart Association “2015 Guidelines for CPR & ECC” Circulation, November 3, 2015, Volume 132, Issue 18 suppl 2. BS. Trần Đức Hưng Khoa Gây mê Hồi sức – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻTin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Tốc độ ép Tim Là Bao Nhiêu
-
Lưu ý Khi ép Tim, Thổi Ngạt | Vinmec
-
Hồi Sinh Tim Phổi (CPR) ở Người Lớn - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ép Tim, Thổi Ngạt Cần đúng Cách
-
Cấp Cứu Ngừng Tim Phổi Cơ Bản - Health Việt Nam
-
Cấp Cứu Ngưng Tim Ngưng Thở ở Trẻ Em Và Người Lớn đúng Trình Tự
-
Cách Hô Hấp Nhân Tạo Và Xoa Bóp Tim Ngoài Lồng Ngực: Ai Cũng Cần ...
-
Bài 1 Cấp Cứu Ngừng Tuần Hoàn - Hô Hấp
-
QUY TRÌNH KỸ THUẬT ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC
-
Hướng Dẫn Xử Trí Ngưng Tim, Ngưng Thở Ngoài Bệnh Viện
-
Cấp Cứu Tim Mạch: Hồi Sinh Tim Phổi Cơ Bản ở Người Lớn | BvNTP
-
[PDF] CẬP NHẬT HỒI SINH TIM PHỔI &CẤP CỨU TIM MẠCH
-
Bác Sĩ Hướng Dẫn Xử Trí Ngưng Tim, Ngưng Thở Ngoài Bệnh Viện
-
Hồi Sức Tim Phổi - Family Medical Practice
-
Hồi Sinh Tim Phổi Cơ Bản - Bệnh Viện Nhân Dân 115
-
Các Bước Sơ Cứu Cho Nạn Nhân Bị đuối Nước - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
[PDF] BÀI 1 HỒI SINH TIM PHỔI CƠ BẢN TS. Ngô Đình Trung
-
CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT - Bệnh Viện Quân Y 7A
-
Cấp Cứu Cơ Bản Ngừng Tuần Hoàn ở Bệnh Nhân Covid-19
-
[PDF] CHO HỒI SINH TIM PHỔI (CPR) VÀ CHĂM SÓC TIM MẠCH KHẨN ...