Những điều Bạn Cần Biết Khi Làm Hồ Sơ Nghiệm Thu Vật Liệu đầu Vào.

Những điều bạn cần biết khi làm hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào.

Các căn cứ pháp lý về nghiệm thu vật liệu đầu vào

Nghiệm thu vật liệu đầu vào là một trong những khâu cơ bản và quan trọng trong quá trình xây dựng. Vậy việc nghiệm thu được quy định ra sao? Hồ sơ như thế nào? Bài viết dưới đây của nghiệm thu xây dựng sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.

Các căn cứ pháp lý về nghiệm thu vật liệu đầu vào:

Để phục vụ cho công tác nghiệm thu vật liệu đầu vào các bạn có thể tham khảo các văn bản pháp lý sau:

- Luật xây dựng Số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;

- Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng;

- Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định Số: 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

- Thông tư Số: 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan khác;

- Chỉ dẫn kỹ thuật;

- Hợp đồng thi công xây lắp.

Một bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào đầy đủ bao gồm:

Một bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào đầy đủ

Để có một bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào đầy đủ các bạn phải chuẩn bị các biên bản, tài liệu như sau:

- Bảng trình duyệt vật tư + catalog, thông số kỹ thuật, nhãn hàng chi tiết vật tư trình duyệt + mẫu vật tư ( nếu có ) - CĐT, TVGS phê duyệt vật tư và đối chiếu theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng;

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu;

- Biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng;

- Tài liệu đính kèm:

+ Biên bản giao nhận hàng hóa

+ Giấy chứng nhận xuất xứ: Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - viết tắt là CO hay C/O) là một loại tài liệu, chứng từ được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia/địa điểm xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nào đó;

+ Giấy chứng nhận chất lượng: Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality - viết tắt là CQ hay C/Q) là một loại tài liệu được cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà sản xuất sản phẩm cấp nhằm chứng nhận rằng hàng hóa được xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn tại nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế;

+ Phiếu đóng gói (packing list);

+ Vận đơn đường biển (bill of loading);

+ Hóa đơn (Invoice);

+ Biên bản lấy mẫu thí nghiệm;

+ Các kết quả thí nghiệm;

+ Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.

- Lưu ý khi nghiệm thu vật liệu: Các bạn nên chú ý để nghiệm thu vật liệu đầy đủ bởi vì chúng ta thường thiếu vật liệu nghiệm thu do không xác định được công tác đó có phải nghiệm thu vật liệu hay không? tần xuất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đó là bao nhiêu, tiêu chuẩn nào quy định?.

Để giải quyết vấn đề đó nếu bạn sử dụng Phần mềm Quản lý chất lượng 360 thì phần mềm sẽ Tự động phân tích biên bản nghiệm thu vật liệu hiện trường và đầu vào theo đúng quy định, tiêu chuẩn hiện hành cho các bạn.

Có thể bạn quan tâm:

►Tải phần mềm viết nhật ký tự động miễn phí vĩnh viễn

► Hướng dẫn cách lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công, thanh quyết toán

► Hướng dẫn lập hồ sơ dự toán, đấu thầu

►Hướng dẫn các nội dung cho bạn nào làm về Quản lý dự án

Từ khóa » Nghiệm Thu Vật Tư đầu Vào