Những điều Bạn Cần Biết Về Các Bệnh Sán Dây

Sán dây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của tôi và gia đình?

Có hai loại bệnh ở người gây ra do nhiễm sán dây: sán dây và ấu trùng sán lợn.

Sán dây là bệnh nhiễm trùng ở ruột sau khi ăn thịt bị nhiễm bệnh còn sống hoặc chưa được nấu chín. Một vài loại sán gây ra bệnh sán dây như sán dây lợn và sán dây bò. Bệnh sán dây có thể gây ra các triệu chứng nhẹ và không đặc hiệu, bao gồm đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón khi sán dây phát triển trong ruột.

Trong khi đó bệnh ấu trùng sán lợn ở người xuất hiện khi ăn phải trứng của sán dây lợn. Trứng sán được thải qua phân của người bị sán dây lợn, có thể gây ô nhiễm đất và nước. Từ đó, ô nhiễm đất hoặc nước có thể làm cho thực phẩm (chủ yếu là rau) phơi nhiễm với trứng sán. Ấu trùng sán lợn có khả năng gây tác động đáng kể đến sức khỏe của con người. Ấu trùng sán lợn có thể phát triển ở cơ, da, mắt và hệ thần kinh trung ương. Khi các nang ấu trùng sán lợn phát triển trong não, gây ra bệnh ấu trùng sán lợn ở não. Các triệu chứng có thể là đau đầu dữ dội, mù lòa, co giật hoặc động kinh.

Nếu tôi bị mắc bệnh sán dây do ăn thịt, tôi có nên ngừng ăn thịt không? Tôi có thể làm gì khác để bảo vệ gia đình và bản thân khỏi sán dây và ấu trùng sán lợn?

Để tránh bệnh sán dây, bạn không nên ngừng ăn thịt. Tuy nhiên, bạn phải chắc chắn rằng thịt được nấu chín; tránh ăn thịt sống. Ngoài ra, WHO cũng khuyến nghị năm chìa khóa để thực phẩm an toàn hơn:

  • Giữ thực phẩm sạch sẽ

  • Tách riêng thực phẩm sống và thực phẩm đã nấu chín

  • Nấu chín kỹ (thịt lợn hoặc thịt bò nên được nấu ở nhiệt độ ít nhất là 70 độ C)

  • Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn

  • Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn

Thực hành vệ sinh đúng cách - bao gồm chà rửa tay, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh - rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm sán dây.

Nếu có người trong gia đình bắt đầu có triệu chứng bệnh sán dây hoặc ấu trùng sán lợn, tôi nên làm gì?

Sán dây có thể được điều trị bằng thuốc tẩy giun như praziquantel, niclosamide và albendazole, và cần một liệu trình điều trị ngắn. Nếu người trong gia đình bạn có bất kỳ triệu chứng kể trên của bệnh sán lợn sau khi ăn thịt sống hoặc thịt nấu chưa chín, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn phù hợp.

Đối với bệnh ấu trùng sán lợn, thời gian từ khi con người ăn phải trứng sán đến khi xuất hiện các triệu chứng là khác nhau. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán bệnh này là một thách thức. Bất kỳ ai khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn nêu trên đều cần hỏi ý kiến ​​bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bệnh ấu trùng sán lợn đòi hỏi một quá trình điều trị lâu dài, các liệu pháp hỗ trợ và cả phẫu thuật trong một số trường hợp.

Những bệnh này có phổ biến ở Việt Nam không?

Bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn phổ biến ở nhiều nước ở châu Á, kể cả Việt Nam, nhất là ở những nơi gia đình có thói quen nuôi lợn sân sau nhưng điều kiện vệ sinh cơ bản vẫn còn kém. Những bệnh này cũng thường gặp ở Châu Phi và Mỹ Latinh.

Từ khóa » Nơi Kí Sinh Của Sán Dây