Những điều Bạn Nên Biết Về Estrogen | BvNTP

Các loại estrogen

Có nhiều loại estrogen khác nhau:

Estrone

Loại estrogen này có trong cơ thể sau khi mãn kinh. Đây là một dạng estrogen yếu hơn và có thể chuyển đổi thành các dạng estrogen khác khi cần thiết.

Estradiol

Cả nam giới và phụ nữ đều sản xuất estradiol. Đây là loại estrogen phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Estradiol quá nhiều có thể dẫn đến mụn trứng cá, mất ham muốn tình dục, loãng xương và trầm cảm. Lượng estradiol rất cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung và vú. Tuy nhiên, lượng thấp estradiol có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tim mạch.

Estriol

Estriol tăng lên trong suốt thai kỳ để giúp tử cung phát triển và chuẩn bị cơ thể cho cuộc chuyển dạ. Estriol đạt đỉnh ngay trước khi sinh.

Chức năng

Estrogen cho phép các cơ quan sau hoạt động:

Buồng trứng: Estrogen giúp kích thích sự phát triển của các nang trứng.

Âm đạo: Estrogen duy trì độ dày của thành âm đạo và giúp bôi trơn.

Tử cung: Estrogen tăng cường và duy trì lớp màng nhầy lót tử cung. Nó cũng điều chỉnh dòng chảy và độ dày của dịch tiết tử cung.

Vú: Cơ thể sử dụng estrogen trong việc hình thành các mô vú. Hormone này cũng giúp ngừng tiết sữa sau khi cai sữa.

Mức độ Estrogen

Lượng estrogen khác nhau với mỗi người. Chúng cũng dao động trong chu kỳ kinh nguyệt và trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Sự dao động này đôi khi có thể tạo ra các dấu hiệu như thay đổi tâm trạng trước khi có kinh nguyệt hoặc bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng estrogen bao gồm:

  • Thai kỳ, kết thúc thai kỳ, cho con bú
  • Dậy thì
  • Mãn kinh
  • Tuổi già
  • Thừa cân và béo phì
  • Ăn kiêng cực đoan hay bệnh chán ăn tâm thần
  • Tập thể dục hay luyện tập gắng sức
  • Sử dụng các loại thuốc gồm steroids, ampicilling, thuốc chứa estrogen, phenothiazines, và tetracyclines
  • Một số dị tật bẩm sinh như hội chứng Turner
  • Cao huyết áp
  • Đái tháo đường
  • Suy buồng trứng sớm
  • Suy tuyến yên
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • U buồng trứng hoặc tuyến thượng thận
  • Sự mất cân bằng estrogen
  • Mất cân bằng estrogen dẫn đến:
  • Kinh nguyệt không đều hay vô kinh
  • Thiểu kinh hoặc cường kinh
  • Triệu chứng tiền mãn kinh hay mãn kinh nặng hơn
  • Nóng bừng, đổ mồ hôi về đêm, hoặc cả hai
  • Khối u không ung thư ở vú và tử cung
  • Thay đổi tâm trạng và khó ngủ
  • Tăng cân, chủ yếu ở hông, đùi và eo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Khô âm đạo và teo âm đạo
  • Mệt mỏi
  • Tâm trạng thất thường
  • Chán nản, giận dữ
  • Da khô
  • Một số triệu chứng trên rất phổ biến ở giai đoạn mãn kinh.
  • Một số bệnh di truyền và bệnh khác có thể dẫn đến lượng estrogen tăng cao ở nam giới, dẫn đến:
  • Vô sinh
  • Rối loạn cương dương
  • Vú to
  • Nam giới có nồng độ estrogen thấp có thể bị béo bụng và giảm ham muốn.

Nguồn gốc và lợi ích của Estrogen

Nếu một người có lượng estrogen thấp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hay chất bổ sung.

Các sản phẩm estrogen bao gồm:

  • Estrogen tổng hợp
  • Estrogen sinh học
  • Premarin, chứa estrogens từ nước tiểu của ngựa cái mang thai

Liệu pháp Estrogen

Liệu pháp estrogen có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mãn kinh là một phần của liệu pháp hormone mà mọi người thường gọi là liệu pháp hormone thay thế.

Phương pháp điều trị có thể chỉ gồm duy nhất estrogen (liệu pháp thay thế estrogen – ERT), hay có thể kết hợp cả estrogen và progestin – một loại progesterone tổng hợp.

Điều trị nội tiết có sẵn dưới dạng viên uống, xịt mũi, miếng dán, gel bôi da, tiêm, kem bôi âm đạo hay dạng vòng.

liệu pháp Estrogen

Phương pháp này có thể kiểm soát:

  • Bốc hỏa
  • Khô âm đạo
  • Đau khi quan hệ
  • Thay đổi tâm trạng
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Lo lắng
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương mà vốn dĩ sẽ tăng khi bước vào giai đoạn mãn kinh.
  • Tác dụng phụ bao gồm:
  • Đầy hơi
  • Đau vú
  • Đau đầu
  • Chuột rút ở chân
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn
  • Ra huyết âm đạo
  • Ứ dịch dẫn đến phù nề

Một số liệu pháp hormone có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ, cục máu đông, ung thư tiết niệu và vú. Bác sĩ nên khuyên bệnh nhân về liệu pháp estrogen phù hợp với họ.

Ngoài các triệu chứng mãn kinh, liệu pháp estrogen còn giúp điều trị:

  • Suy buồng trứng sớm
  • Các vấn đề buồng trứng khác
  • Một số loại mụn trứng cá
  • Một số trường hợp ung thư tuyến tiền liệt
  • Dậy thì muộn, ví dụ trong hội chứng Turner

Lượng estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ và sự tiến triển của một số loại ung thư vú. Một số hormone chặn hoạt động của estrogen để làm chậm hoặc ngăn sự phát triển ung thư.

Liệu pháp hormone không phải dùng được cho tất cả mọi người. Tiền căn gia đình ung thư vú hay có vấn đề tuyến giáp có thể không dùng được hormone. Nếu bạn không chắc chắn thì nên nói với bác sĩ.

Chuyển giới

Bác sĩ có thể kê estrogen trong liệu pháp cho người muốn chuyển thành nữ giới. Người này cũng cần thuốc kháng androgen.

Estrogen giúp phát triển các đặc tính sinh dục thứ phát nữ giới như vú và giảm phân bố lông tóc kiểu hình nam giới.

Liệu pháp estrogen là một phần của phương pháp điều trị rộng hơn. Chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ tư vấn quá trình điều trị tốt nhất cho từng cá nhân.

Ngừa thai

Thuốc viên ngừa thai chứa cả estrogen tổng hợp và progestin hay chỉ chứa progestin.

Một số loại ngừa thai bằng cách làm cho lượng hormone không dao động trong suốt cả tháng, từ đó ngăn sự rụng trứng.

Chúng cũng làm dày chất nhầy ở cổ tử cung nên tinh trùng không thể gặp trứng.

Lợi ích khác gồm làm giảm các triệu chứng tiền mãn kinh và giảm độ nặng mụn trứng cá liên quan hormone.

Thuốc ngừa thai có thể giảm nguy cơ:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Cục máu đông
  • Thuyên tắc phổi
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau đầu
  • Ra huyết bất thường
  • Thay đổi cân nặng
  • Đau và sưng vú

Thuốc uống ngừa thai có nhiều nguy cơ cho phụ nữ hút thuốc hay trên 35 tuổi. Sử dụng lâu dài có thể tăng nguy cơ ung thư vú.

Thực phẩm chứa estrogen

Một số thực phẩm chứa phytoestrogen, là chất có nguồn gốc thực vật giống với estrogen.

Một số nghiên cứu cho thấy chất này có thể ảnh hưởng đến lượng estrogen trong cơ thể. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng chứng minh điều này.

Thực phẩm chứa phytoestrogen bao gồm:

  • Rau họ cải
  • Đậu nành và một số thực phẩm chứ protein đậu nành
  • Quả mọng
  • Các loại hạt và ngũ cốc
  • Trái cây
  • Rượu

Một số người tin rằng thực phẩm chứa phytoestrogen cố thể giúp kiểm soát bốc hỏa và các triệu chứng mãn kinh khác, nhưng điều này không có cơ sở khoa học.

Supplements

Một số loại thảo dược và chất bổ sung chứa phytoestrogen có thể giúp điều chỉnh estrogen và điều trị các dấu hiệu mãn kinh.

Ví dụ như:

  • Cây thiên ma (black cohosh)
  • Cỏ ba lá đỏ
  • Tinh chất mầm đậu nành (soy isoflavones)

Tuy nhiên, không rõ chính xác làm thế nào các hợp chất này ảnh hưởng đến hoạt động liên quan đến estrogen và estrogen trong cơ thể, và không có đủ bằng chứng để xác nhận rằng chúng an toàn và hiệu quả, đặc biệt là về lâu dài. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu cần nghiên cứu thêm.

Ngoài ra, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không quy định thảo dược và chất bổ sung không phải thuốc. Do đó, không thể biết chính xác sản phẩm chứa gì.

Mọi người nên thảo luận với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung hoặc thuốc nào.

Xem thêm: Phytoestrogen là gì? Lợi ích và thực phẩm có chứa Phytoestrogen

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Các Loại Estrogen