Những Thông Tin Cần Biết Về Thuốc Có Chứa Estrogen
Đặt lịch hẹn
Estrogen
Estrogen
Đặt lịch
Estrogen là hormone tự nhiên trong cơ thể phụ nữ và nam giới. Thành phần này có thể được tổng hợp nhằm điều trị các vấn đề sức khỏe như dự phòng và điều trị loãng xương do thiếu hụt Estrogen, làm giảm các triệu chứng vận mạch do mãn kinh, teo âm đạo và âm hộ,…
- Tên thuốc: Estrogen
- Phân nhóm: Hoc-mon, nội tiết tố
- Dạng bào chế: Viên nén, viên nang, thuốc đặt, gel,…
Những thông tin cần biết về Estrogen
1. Tác dụng
Estrogen là hormone tự nhiên trong cơ thể phụ nữ và nam giới. Estrone (E1), estradiol (E2), estriol (E3) là ba loại Estrogen tự nhiên phổ biến nhất.
Đối với nữ giới, Estrogen là hormone chịu trách nhiệm về sự phát triển của cơ quan tình dục và sinh sản. Hormone này được sản xuất từ tuyến thượng thận, buồng trứng và các mô mỡ. Khi mang thai, Estrogen đóng vai trò sản xuất sữa.
Ở nam giới, Estrogen được sản xuất bởi vỏ thượng thận, trong mô mỡ và một lượng nhỏ ở trong tinh hoàn. Hormone nam – Testosterone cũng được chuyển đổi thành Estrogen. Khi cơ thể sản sinh quá nhiều Estrogen, nam giới có xu hướng nữ tính hơn bình thường.
Estrogen thường được sử dụng để điều trị và cải thiện các vấn đề do thiếu hụt Estrogen gây ra. Ngoài ra, hormone này cũng được sử dụng để điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Tham khảo thêm: Viên đặt phụ khoa Orolys – Tác dụng và cách dùng
2. Chỉ định
Estrogen được sử dụng để điều trị các tình trạng sau:
- Dự phòng và điều trị loãng xương do thiếu hụt Estrogen
- Chứng giảm Estrogen huyết ở phụ nữ
- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh mạch vành ở phụ nữ mãn kinh
- Teo âm đạo và âm hộ
- Làm giảm các triệu chứng vận mạch do mãn kinh
- Bệnh thiểu năng sinh dục nữ
- Chảy máu tử cung bất thường
- Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt
- Suy buồng trứng nguyên phát
Estrogen còn được sử dụng trong nhiều trường hợp khác. Nếu bạn có ý định dùng thuốc với mục đích khác, vui lòng tham vấn bác sĩ chuyên khoa.
3. Chống chỉ định
Chống chỉ định Estrogen với những trường hợp sau:
- Nghi ngờ hoặc đã xác định có ung thư vú
- Nghi ngờ hoặc đã xác định có ung thư phụ thuộc Estrogen
- Xuất huyết cơ quan sinh dục bất thường
- Bệnh huyết khối tắc mạch
- Đang có thai
- Tiền sử đau tim, đột quỵ hoặc có cục máu đông
- Mẫn cảm với Estrogen
Bên cạnh đó, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu gặp phải các vấn đề sức khỏe sau:
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Hen suyễn
- Bệnh tim
- Bệnh gan hoặc thận
- Phù mạch di truyền
- Lạc nội mạc tử cung
- Lupus
- Tăng canxi huyết
- Đau nửa đầu
- Bệnh túi mật
- Tiểu đường
- Hút thuốc
Dựa vào mức độ của các vấn đề mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể cho phép bạn sử dụng Estrogen hoặc thay thế bằng một liệu pháp khác.
4. Dạng bào chế – hàm lượng
Estrogen có những dạng bào chế và hàm lượng sau:
- Viên nén: 1mg, 2mg
- Viên nang: 0.3mg, 0.625mg, 1.25mg
- Miếng dán: 0.025mg, 0.05mg, 0.1mg, 1.5mg
- Gel: 0.1%/1gm, 0.06%/5gm
Một số dạng bào chế và hàm lượng của Estrogen có thể không được đề cập trong bài viết.
Có thể bạn chưa biết: Albothyl là thuốc gì? Được chỉ định trong các trường hợp nào?
5. Cách dùng – liều lượng
Cách sử dụng Estrogen tùy thuộc vào dạng bào chế. Cần sử dụng đúng cách để thuốc phát huy tác dụng tối đa.
- Viên uống: Dùng trực tiếp với nước lọc, nên nuốt trọn viên thuốc khi uống.
- Thuốc đặt: Đặt viên thuốc vào âm đạo vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thuốc tiêm: Được tiêm trực tiếp qua tĩnh mạch.
- Gel: Thoa nhẹ nhàng lên vùng da bên ngoài của cơ quan cần điều trị.
- Miếng dán: Dán trực tiếp lên vùng da bên ngoài.
Bài viết chỉ cung cấp liều dùng của một số dạng bào chế và hàm lượng nhất định. Nếu sử dụng dạng bào chế và hàm lượng khác, bạn cần trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều dùng cụ thể.
Liều dùng thông thường khi điều trị triệu chứng vận mạch do mãn kinh
- Dùng 0.45mg/ ngày
- Tăng liều lên 1.25mg/ ngày (nếu cần thiết)
- Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ
Liều dùng thông thường khi điều trị thiểu năng sinh dục ở nữ
- Dùng 0.3 – 0.625mg/ ngày
- Sau 6 – 12 tháng, có thể điều chỉnh lại liều
- Có thể điều trị kết hợp với progestin
Liều dùng thông thường khi điều trị teo âm đạo và âm hộ
- Dùng 0.3mg/ ngày
- Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ
Liều dùng thông thường khi hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tiền liệt
- Dùng 1.25 – 2.5mg/ ngày
- Chia thành 3 liều bằng nhau
Liều dùng thông thường khi phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục
- Dùng 1.25mg/ ngày
- Điều chỉnh liều phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ thể
Liều dùng thông thường khi điều trị suy buồng trứng nguyên phát
- Dùng 1.25mg/ ngày
- Điều chỉnh liều phù hợp với khả năng đáp ứng của cơ thể
Liều dùng thông thường khi phòng ngừa loãng xương sau mãn kinh
- Dùng 0.3mg/ ngày
- Điều chỉnh liều dựa vào mật độ khoáng xương và khả năng đáp ứng của cơ thể
Estrogen không dành cho trẻ em. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc cho trẻ.
Tham khảo thêm: Thuốc đặt phụ khoa Sadetabs: Những điều cần biết khi sử dụng
6. Bảo quản
Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn in trên bao bì. Cần hạn chế đặt thuốc ở nơi ẩm thấp, ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao. Trẻ có thể nuốt phải thuốc, do đó bạn cần đặt thuốc ngoài tầm tay của trẻ nhỏ.
Trước khi dùng, cần xem hạn sử dụng của thuốc. Nếu thuốc quá hạn, bạn không nên tiếp tục sử dụng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Estrogen
1. Thận trọng
Bạn cần trình bày tiền sử bệnh lý, dị ứng của bản thân và gia đình để bác sĩ xem xét việc điều trị bằng Estrogen. Ngoài ra cần kiểm soát chặt chẽ các yếu tố như huyết áp, bụng, vú, các cơ quan vùng chậu,… trong thời gian dùng thuốc.
Bệnh nhân u cơ trơn tử cung từ trước có thể tăng kích thước khối u khi sử dụng Estrogen. Đối với bệnh nhân còn tử cung sử dụng Estrogen, cần theo dõi ít nhất 1 lần/ năm về tăng sản/ ung thư nội mạc tử cung.
Một vài trường hợp có thể có các biểu hiện do kích thích quá mức của Estrogen như đau ngực, xuất huyết tử cung thường xuyên,… Với triệu chứng xuất huyết tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để loại trừ những vấn đề ác tính. Khi không tìm thấy bệnh lý tiềm ẩn, bác sĩ có thể giảm liều hoặc giảm chu kỳ sử dụng Estrogen.
Cần ngưng dùng Estrogen ít nhất 4 tuần trước khi phẫu thuật.
Estrogen có thể giữ nước bên trong cơ thể. Do đó bệnh nhân hen suyễn, đau nửa đầu, động kinh, rối loạn chức năng thận,… phải theo dõi các biến chứng chặt chẽ.
Bệnh nhân mãn kinh có thể có kinh nguyệt trở lại khi sử dụng Estrogen. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng sinh sản trở lại.
Bệnh nhân suy gan có khả năng chuyển hóa kém với Estrogen. Do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc với nhóm đối tượng này.
Sử dụng Estrogen trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục của thai nhi nam, nữ, tăng nguy cơ bị hạch âm đạo, ung thư âm đạo và loạn sản tế bào sưng ở cổ tử cung,…
Estrogen chỉ được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú trong trường hợp cần thiết. Để đảm bảo an toàn, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngưng cho trẻ bú trong thời gian điều trị.
Sử dụng Estrogen đơn lẻ mà không bổ sung progestogen ở những người còn tử cung có thể làm tăng nguy cơ tăng sản nội mạc tử cung.
Tìm hiểu: Thuốc Verniqueen có tác dụng gì?
2. Tác dụng phụ
Bổ sung Estrogen có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm:
Hệ tiết niệu – sinh dục:
- Xuất huyết giữa chu kỳ
- Mất kinh nguyệt
- Rối loạn kinh nguyệt
Tuyến vú:
- Đau
- Tiết dịch
- Có xu hướng phát triển lớn hơn
Mắt:
- Không dung nạp kính tiếp xúc
- Làm thay đổi độ cong giác mạc
Da:
- Sạm da
- Nám da
- Nổi ban
- Rụng lông tóc
Hệ thần kinh trung ương:
- Nhức đầu
- Chóng mặt
- Đau nửa đầu
- Co giật
Ngoài ra, bạn có thể tăng hoặc giảm cân bất thường khi sử dụng Estrogen. Khi thấy tác dụng ngoại ý xuất hiện, cần thông báo để bác sĩ điều chỉnh liều dùng kịp thời.
Trong trường hợp bạn gặp phải phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị ngưng thuốc và thay thế bằng loại thuốc khác.
3. Tương tác thuốc
Hoạt động của hormone Estrogen có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của các loại thuốc khác. Tình trạng này khiến tác dụng điều trị của các loại thuốc bị suy giảm hoặc gây ra những tình huống rủi ro.
Để giảm thiểu nguy cơ do tương tác gây ra, bạn cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng – bao gồm cả thuốc bôi, thảo dược và vitamin. Nếu có tương tác phát sinh, bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh để ngăn ngừa hiện tượng này.
Estrogen có thể tương tác với một số loại thuốc sau:
- Cimetidine
- Aamiodarone
- Thuốc kháng nấm Itraconazole và Ketoconazole
- Carbamazepine
- Erythromycin
- Fluvoxamine
- Thuốc điều trị HIV và hội chứng suy giảm miễn dịch
- Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp
- Rifampicin
- Verapamil
- Barbiturate
Tùy vào mức độ tương tác mà bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc yêu cầu bạn ngưng sử dụng một trong hai loại thuốc.
Estrogen dùng kết hợp với Rifampicin và Barbiturate có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó bác sĩ thường không cho phép bệnh nhân sử dụng kết hợp những loại thuốc này.
4. Xử ký khi dùng thiếu hoặc quá liều
Khi dùng thiếu một liều, bạn có thể xử lý bằng cách bổ sung ngay liều đã quên. Nếu sát thời điểm dùng liều sau, bạn có thể giãn khoảng cách giữa 2 liều (khoảng cách giữa 2 liều ít nhất 4 giờ).
Sử dụng Estrogen quá liều không gây ra các biểu hiện lâm sàng. Tuy nhiên tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đã dùng thuốc quá liều được yêu cầu.
Có thể bạn quan tâm
- Safaria là thuốc gì?
- Thuốc Regelle điều trị bệnh gì?
Từ khóa » Các Loại Estrogen
-
Estrogen Là Gì Và Có Vai Trò Gì? | Vinmec
-
Nồng độ Estrogen Theo Từng độ Tuổi | Vinmec
-
Tác Dụng Của Estrogen đối Với Cơ Thể Là Gì? Tìm Hiểu để Sống Khỏe ...
-
Estrogen – Wikipedia Tiếng Việt
-
Estrogen Là Gì Và Vai Trò Với Sức Khỏe Như Thế Nào?
-
Những điều Bạn Nên Biết Về Estrogen | BvNTP
-
Review Top 21+ Thuốc Bổ Sung Estrogen Cho Phụ Nữ Tốt Nhất 2022
-
Estrogen Là Gì? Estrogen Có Vai Trò Gì?
-
Estrogen Là Gì – Chị Em Cần Hiểu đúng để Mãi Trẻ Khỏe đẹp
-
Estrogen Là Gì? Tác Dụng Của Estrogen đối Với Phụ Nữ
-
Những điều Cần Biết Về Estrogen Và Vai Trò Của Nó Trong Cơ Thể
-
Thuốc Estrogen Là Gì? Loại Thuốc Bổ Sung Estrogen Nào Hiệu Quả?
-
Estrogen, Không Phải Cứ Thiếu Là Bù - Tin Tổng Hợp