Những điều Cần Biết Khi ăn Gỏi Sứa Biển
Có thể bạn quan tâm
Sứa là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Sứa còn sống chứa nhiều độc tố và khi chạm phải, con người sẽ bị dị ứng.
Độc tố của sứa biển, thường tập trung ở các xúc tu, chúng sử dụng các tế bào châm được gọi là nematocyst. Các tế bào này đều rất nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tu, được sử dụng khi sứa bắt mồi và tự bảo vệ.
Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân có thể bị ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu...
Ngộ độc sứa biển nguy hại tính mạng
Thể nhẹ
Khi bị sứa cắn, các độc tố này sẽ ngấm qua da người xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhẹ, nạn nhân chỉ có phản ứng ngoài da, tại chỗ nổi rát, mẩn đỏ và ngứa nhiều, toàn thân sẽ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên không nên quá lo lắng trong trường hợp này.
Thể tối cấp
Tai biến xảy ra tức thì sau khi độc tố của sứa biển xâm nhập vào máu nạn nhân. Nạn nhân nôn nao, nhức đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở nhanh, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt.
Nạn nhân đi vào trạng thái lơ mơ, nhiều khi co giật, có thể hôn mê cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ.
Thể cấp hay bán cấp
Sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay, bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng, nổi mày đay toàn thân, phù quineke ở mắt, môi, mặt, thanh quản nên ngạt thở, mạch nhanh, yếu.
Tim đập nhanh đều, huyết áp hạ thấp, ho khan, khó thở khò khè. Thanh quản phù gây khó thở. Nạn nhân buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mắt, chảy nước mũi, vã mồ hôi. Đây là biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa ngay vào bệnh viện chống sốc.
Sứa biển rất mát và bổ nhưng nếu là sứa tươi thì cần phải qua chế biến đúng cách, nếu không các độc tố trong sứa có thẩy gây ngộ độc, nguy hại tới tính mạng người ăn. Ảnh: minh họa
Để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân không sử dụng sứa biển tươi chưa qua chế biến làm thức ăn, làm gỏi ăn sống,
Đặc biệt không sử dụng sứa (kể cả sứa đã qua chế biến) làm thức ăn cho trẻ em. Chỉ sử dụng sứa biển đã qua chế biến đúng cách.
Quá trình chế biến sứa tươi phải được ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn, khi nào thịt sứa chuyển sang mầu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt thì mới đem sử dụng để chế biến làm thức ăn.
Ngoài ra, khi bạn ăn sứa đã được ép khô, loại này thường được bán nhiều trong các cửa hàng hay siêu thị, tốt hơn hết bạn cũng nên rửa thật sạch trước khi chế biến. Cách làm này có thể giúp hạn chế những hóa chất được dùng trong quá trình sơ chế sứa, tốt cho sức khỏe hơn.
Từ khóa » Dị ứng Gỏi Sứa
-
Sứa Biển – Món Ngon Nhưng Dễ Gây Dị ứng Và Ngộ độc
-
Dị ứng Khi ăn Sứa Biển – Điều Trị Sớm để Tránh Biến Chứng
-
Dị ứng Do Sứa Biển - Báo Thanh Niên
-
Ăn Sứa Bị Ngứa Phải Làm Sao? - Sức Khỏe Là Số 1
-
Cách Chữa Dị ứng Sứa Biển Không Nên Bỏ Qua - Mề Đay Mẩn Ngứa
-
Dị ứng Sứa Biển Chia Sẻ Những Phương Pháp điều Trị
-
Cẩn Thận Khi ăn Sứa Biển để Tránh Bị Ngộ độc - Báo Tuổi Trẻ
-
Ăn Hải Sản đúng Cách để Không Bị Dị ứng Và Ngộ độc - Hen Phế Quản
-
Cách Chữa Dị ứng Sứa Lửa? - Tạp Chí Sức Khỏe Cộng Đồng
-
Dị ứng Sứa Biển - Tel: 098.826.5523 - 098.300.6186 ( Lê Lụa) - CIINS
-
Những Người Tuyệt đối Không Nên ăn Sứa Biển
-
Mẹo đơn Giản Chống Ngộ độc Sứa Biển - Báo Quảng Ninh điện Tử
-
Sứa Biển ăn Có Bị Ngứa Không? Cách Chế Biến Sứa Tránh Gây Ngộ độc
-
Sứa Biển Và Những Công Dụng Tuyệt Vời đối Với Sức Khỏe