Những điều Cần Biết Khi Tai Chảy Dịch Vàng | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân
Một số nguyên nhân có thể khiến Tai chảy dịch vàng bao gồm:
Nước vào tai
Chất dịch màu vàng thường là hỗn hợp của ráy tai và chất lỏng (chẳng hạn như nước, xảy ra khi bạn đi bơi lặn hoặc khi tắm rửa. Điều này có thể gây khó chịu nhưng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại trong hầu hết các trường hợp. Tuy nhiên, cần chú ý khi có sự xuất hiện các triệu chứng khác hoặc tình trạng tiết dịch kéo dài một vài ngày.
Viêm tai ngoài
Viêm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng tai do các tác nhân vi sinh vật. Thường xảy ra khi có nước đọng trong ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm sinh sôi và gây viêm nhiễm.
Đây là vấn đề sức khoẻ thường gặp ở người trải qua một thời gian dài trong nước.
Theo Trung tâm kiểm soát bênh tật Hoa Kỳ (CDC), viêm tai ngoài có thể xảy ra ở mọi người, nhưng thường gặp ở trẻ em hơn.
Các dấu hiệu khác bao gồm:
- Giảm thính lực
- Sưng đỏ tai
- Ngứa tai
- Đau tai
- Sốt
Chấn thương
Bệnh viện Nhi đồng ở Seattle (Mỹ) lưu ý rằng chấn thương đầu hoặc dùng móng tay ngoáy tai có thể gây ra vết thương hở ở khu vực ống tai cũng khiến nó dễ bị nhiễm trùng hơn. Sử dụng các vật dụng như tăm bông để ngoáy tai cũng có thể gây tổn thương, dẫn đến chảy dịch trong tai.
Các dấu hiệu của chấn thương bao gồm: Chảy máu tai, sưng đỏ hoặc đau vùng tai, hoặc thay đổi thính lực thậm chỉ mất thính lực.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa có thể gây ra chảy dịch. Trung tâm kiểm soát bênh tật Hoa Kỳ (CDC) chỉ ra rằng nhiễm trùng tai giữa rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Một số nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng tai giữa phổ biến nhất là trong độ tuổi từ 6–24 tháng.
Nhiễm trùng xảy ra khi vi sinh vật sản sinh tự do trong tai. Nhiễm trùng tai giữa có thể làm tích tụ chất lỏng phía sau màng nhĩ. Nếu chất lỏng tích tụ nhiều đến mức tạo áp lực đầy màng nhĩ ra ngoài có thể dẫn đến màng nhĩ bị rách dẫn và chảy dịch.
Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:
- Mất thăng bằng
- Giảm thính lực
- Đau tai
- Khó ngủ
- Sốt cao
- Đau đầu
Thủng màng nhĩ
Tổn thương trong ống tai hoặc màng nhĩ có thể gây thủng màng nhĩ. Màng nhĩ là màng mỏng ngăn cách ống tai ngoài và tai giữa.
Các nguyên nhân gây thủng màng nhĩ bao gồm :
- Dị vật vào tai: tăm hoặc tăm bông
- Tiếng ồn lớn như tiếng nổ hoặc âm dội mạnh từ loa
- Thay đổi áp suất, chẳng hạn như lặn sâu dưới nước
- Tổn thương và chấn thương ở đầu hoặc tai
- Chấn thương nghiêm trọng như gãy xương sọ
Chẩn đoán
Để chẩn đoán nguyên nhân khiến tai chảy dịch vàng, đầu tiên bác sĩ sẽ khám tai để tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương ở tai ngoài, ống tai và kiểm tra xem màng nhĩ có bị thủng hay không.
Nếu nhận thấy bất kỳ vật lạ nào trong tai, có thể rửa ống tai để làm sạch hoặc thực hiện thêm một số xét nghiệm và các thủ thuật khác để loại bỏ dị vật.
Trong một số trường hợp, bác sĩ lấy mẫu dịch tiết ra để xét nghiệm nhằm tìm nguyên nhân như vi sinh vật gây viêm nhiễm.
Điều trị
Các phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây chảy ra dịch.
Trong một số trường hợp, không cần phải điều trị. Theo CDC, có thể không cần kê đơn thuốc kháng sinh khi tai bị nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể tự chống lại nhiễm trùng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hoặc kéo dài hơn 2-3 ngày có thể phải kê thuốc kháng sinh .
Nhiều trường hợp chấn thương tai cũng tự lành mà không cần can thiệp y khoa. Còn trường hợp nghiêm trọng mà dị vật vẫn mắc kẹt trong tai, có thể phải phẫu thuật để lấy dị vật ra.
Màng nhĩ bị thủng thường sẽ tự lành trong vòng vài tuần đến 2 tháng mà không cần điều trị. Nếu không tự lành, cần phẫu thuật Tympanoplasty để tái tạo lại màng nhĩ.
Cách điều trị tại nhà
Một số trường hợp tiết dịch vàng từ tai không cần đến cơ sở y tế, phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp giảm thương tổn.
Nhìn chung, nghỉ ngơi và uống nhiều nước giúp cơ thể tự sửa chữa và phục hồi. Thuốc chống viêm non-steroid (NSAID) không kê đơn cũng có thể giúp giảm đau và viêm trong quá trình hồi phục.
Một số nước rửa tai (không kê đơn) giúp loại bỏ ráy tai hoặc các mảnh vụn khác khỏi tai để hồi phục. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng ngừa
Mặc dù không thể ngăn ngừa hết các nguyên nhân gây chảy mủ tai, nhưng một số mẹo có thể giúp bảo vệ tai khỏi bị thương tổn bao gồm:
- Tránh dùng tăm bông, bút hoặc kẹp tóc ngoáy sâu trong tai
- Lau khô tai sau khi tắm hoặc bơi
- Nghiêng đầu sang mỗi bên sau khi tắm hoặc bơi để nước chảy ra
- Cẩn thận khi thay đổi áp suất như lặn với bình dưỡng khí hoặc khi bay
- Đeo nút tai để ngăn tiếng ồn lớn như máy móc xây dựng hoặc loa lớn tại buổi hòa nhạc
- Sử dụng thuốc nhỏ tai (không kê đơn) để giúp làm sạch tai sau khi bơi.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Như đã nói, tai chảy dịch vàng thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi có triệu chứng sau nên đến gặp bác sĩ.
Các triệu chứng bao gồm :
- Tiết dịch kéo dài vài ngày
- Dịch kèm máu
- Dịch kèm mủ trắng
- Dịch có mùi hôi
- Đau dữ dội
- Triệu chứng khác kèm theo như sốt và đau đầu
- Mất hoặc thay đổi thính giác
- Sưng trong ống tai
- Dịch chảy ra sau chấn thương
Tóm tắt:
Trong nhiều trường hợp, tai chảy dịch vàng đơn giản chỉ là dấu hiệu của lượng nhiều ráy tai hòa lẫn với nước hoặc mồ hôi và rơi ra khỏi tai.
Tai chảy dịch vàng kèm các triệu chứng sau nên đi khám bác sĩ như có máu, giảm thính lực, đau hoặc viêm nhiễm.
Màng nhĩ bị thủng và nhiễm trùng cần được điều trị khi tiết ra dịch nhiều. Nên đến Bác sĩ để được chẩn đoán và loai trừ các trường hợp nghiêm trọng và giúp ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Xem thêm: Những nguyên nhân gây ngứa tai?
Tìm hiểu về: Viêm tai giữa mạn tính
Nghe BS tư vấn nhiều hơn tại đây (Clip)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Chọc Thủng Màng Nhĩ Có Chảy Máu Không
-
Thủng Màng Nhĩ Có Chảy Máu Nhiều Không Và Khắc Phục Ra Sao?
-
Thủng Màng Nhĩ Do Chấn Thương - Rối Loạn Về Tai Mũi Họng
-
Các Dấu Hiệu Thủng Màng Nhĩ - Vinmec
-
Thủng Màng Nhĩ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Phòng Ngừa
-
Thủng Màng Nhĩ Có Chảy Máu Nhiều Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Thủng Màng Nhĩ Do Chấn Thương Có Nguy Hiểm Không?
-
Chảy Máu Tai Có Nguy Hiểm Không? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Bị Thủng Màng Nhĩ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Thủng Màng Nhĩ Có Nguy Hiểm Không? | Pacific Cross Việt Nam
-
Thủng Màng Nhĩ ở Trẻ Em Có Phải Là điều đáng Lo? - Hello Bacsi
-
Thủng Màng Nhĩ ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Thủng Màng Nhĩ ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Và đáng Lo Không?
-
Thủng Màng Nhĩ
-
Trẻ Em Bị Thủng Màng Nhĩ Có Lành được Không? Điều Trị Như Thế Nào?