Thủng Màng Nhĩ Có Nguy Hiểm Không? | Pacific Cross Việt Nam

Nội dung bài viết / Table of Contents

Toggle
  • Thủng màng nhĩ là tình trạng gì?
  • Dấu hiệu thủng màng nhĩ bạn cần lưu ý:
    • Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
  • Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thủng màng nhĩ?
  • Những ai thường bị thủng màng nhĩ?
  • Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị thủng màng nhĩ?
  • Điều trị thủng màng nhĩ
    • Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán
    • Những phương pháp nào dùng để điều trị
  • Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng thủng màng nhĩ?

This post is also available in: English

Thủng màng nhĩ thường là do biến chứng của viêm tai giữa hoặc do các nguyên nhân gây chấn thương tai. Tình trạng này có thể ảnh hưởng trầm trọng đến thính lực và gây khó chịu do ù tai. Điều trị tình trạng chấn thương màng nghĩ là điều trị phối hợp các nguyên nhân gây thủng và vá lại màng nhĩ nếu vết rách trầm trọng.

Thủng màng nhĩ có nguy hiểm hay không?

Thủng màng nhĩ có nguy hiểm hay không?

Thủng màng nhĩ là tình trạng gì?

Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màng mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ được cấu tạo bởi mô tương tự như da.

Màng nhĩ có hai chức năng quan trọng là cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não, bảo vệ tai giữa ngăn chặn vi khuẩn cũng như nước và vật thể lạ bên ngoài.

Thông thường, tai giữa là vô trùng nhưng khi bị lủng màng nhĩ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai giữa và gây nhiễm trùng, tình trạng đó gọi là viêm tai giữa.

Dấu hiệu thủng màng nhĩ bạn cần lưu ý:

Thủng màng nhĩ có chảy máu không? Những dấu hiệu nào cho biết màng nhĩ đã bị rách? là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Khi màng nhĩ bị rách, cơ thể sẽ lập tức xuất hiện các biểu hiện nhận biết tình trạng này. Một số dấu hiệu nhận biết:

  • Đau tai nhưng hết nhanh chóng;
  • Chảy mủ có màu trong hoặc chảy máu tai;
  • Nghe kém;
  • Ù tai;
  • Chóng mặt;
  • Buồn nôn hoặc nôn do chóng mặt.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu thủng màng nhĩ hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thủng màng nhĩ?

Các nguyên nhân gây thủng màng nhĩ phổ biến nhất, bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa). Nhiễm trùng tai giữa thường dẫn đến sự tích tụ của các chất dịch bên trong tai giữa. Áp lực từ những chất dịch này có thể gây ra tình trạng trên;
  • Chấn thương khí áp. Chấn thương khí áp là áp lực đè lên màng nhĩ khi áp suất không khí trong tai giữa và áp suất không khí ngoài môi trường mất cân bằng. Nếu áp lực cao thì màng nhĩ có thể bị thủng. Chấn thương khí áp thường được gây ra bởi sự thay đổi áp suất không khí có liên quan đến việc đi máy bay. Các tình huống có thể gây ra những thay đổi đột ngột về áp suất bao gồm lặn biển, bị đánh trực tiếp vào tai và tác động của túi khí ô tô;
  • Âm thanh hay vụ nổ lớn (chấn thương âm thanh). Âm thanh từ một vụ nổ lớn hoặc đạn bắn là một sóng âm năng lượng cao, có thể làm rách màng nhĩ;
  • Dị vật trong tai. Dị vật nhỏ chẳng hạn như tăm bông hoặc kẹp tóc có thể đâm thủng hoặc làm rách màng nhĩ;
  • Chấn thương đầu nghiêm trọng. Chấn thương nghiêm trọng chẳng hạn như vỡ xương sọ có thể làm hỏng cấu trúc tai giữa và tai trong bao gồm cả màng nhĩ.
Thủng màng nhĩ là tình trạng có thể xảy đến với bất kỳ ai

Thủng màng nhĩ là tình trạng có thể xảy đến với bất kỳ ai

Những ai thường bị thủng màng nhĩ?

Thủng màng nhĩ có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị thủng màng nhĩ?

Trẻ em thường dễ gặp tình trạng này hơn. Vì đôi khi trẻ em có thể làm thủng màng nhĩ của mình bằng các vật dụng như que nhọn hay đồ chơi.

Điều trị thủng màng nhĩ

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán

Bác sĩ sẽ soi tai bằng một dụng cụ có ánh sáng. Trong phần lớn trường hợp, nếu tai có một lỗ thủng hay vết rách màng nhĩ thì bác sĩ sẽ có thể nhìn thấy được.

Thỉnh thoảng, ráy tai hoặc dịch quá nhiều có thể gây cản trở tầm nhìn của bác sĩ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể làm sạch ống tai hoặc kê toa thuốc nhỏ tai để bạn làm sạch tai.

Đôi khi, bác sĩ sẽ gắn bóng cao su vào đèn soi tai và thổi khí vào tai. Nếu màng nhĩ không bị thủng, quả bóng sẽ di chuyển khi bị không khí tác động vào. Nếu màng nhĩ đã bị thủng thì quả bóng sẽ không di chuyển.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra thính giác của bạn để xác định tác động của tình trạng này đến thính giác bằng cách sử dụng một âm thoa để kiểm tra.

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra thính lực bằng cách cho bạn sử dụng tai nghe để nghe một số âm thanh. Hầu hết tình trạng mất thính lực do chấn thương màng nhĩ chỉ là tạm thời. Thính lực sẽ trở lại bình thường sau khi màng nhĩ hồi phục.

Những phương pháp nào dùng để điều trị

“Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?” là thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, các biến chứng của việc rách màng nhĩ sẽ phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương.

Vậy bị thủng màng nhĩ có lành được không? Tình trạng này không phải lúc nào cũng cần phải điều trị vì màng nhĩ có thể tự lành trong một vài tuần hoặc vài tháng với điều kiện tai được giữ khô và không bị nhiễm trùng.

Nếu bạn có triệu chứng đau hay khó chịu thì có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen và lưu ý là không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.

Bạn cũng có thể giảm đau ở tai bằng cách đặt một miếng vải ấm vào bên bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu màng nhĩ bị thủng do nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng trong thời gian hồi phục.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng thủng màng nhĩ?

Bạn sẽ có thể kiểm soát tình trạng này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Khi đi bơi hoặc tắm vòi sen, làm việc hoặc ở nơi có tiếng ồn lớn, hãy bịt tai bằng nút chặn tai bảo vệ hoặc mũ che tai;
  • Giữ cho tai khô nếu bị thương để tránh nhiễm trùng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Một trong các nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng này ở trẻ em và người trưởng thành là viêm tai giữa. Bạn có thể phòng ngừa viêm tai giữa bằng cách không tắm ở nơi có nguồn nước không sạch, chọn lựa hồ bơi có hệ thống khử trùng hoạt động thường xuyên và nên sử dụng nút bảo vệ tai chắn nước khi bơi lội.

Ngoài ra, bảo vệ tai khỏi những tiếng ồn lớn cũng là cách giữ gìn sức khỏe thính giác nói chung và bảo vệ màng nhĩ nói riêng.

Pacific Cross Việt Nam chuyên cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch. Dịch vụ của chúng tôi có nhiều sự lựa chọn, phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân, gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ, tư vấn tận tâm để đảm bảo rằng bạn tìm được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.

Bạn có thể quan tâm chủ đề:

  • Du lịch nước ngoài với trẻ sơ sinh – những điều cần lưu ý
  • 7 lý do bạn nên mua bảo hiểm du lịch quốc tế
  • Các tiêu chí lựa chọn gói bảo hiểm sức khỏe

Nguồn tham khảo:

  • Perforated eardrum. 

http://www.webmd.com/pain-management/ruptured-eardrum-symptoms-and-treatments#2.

  • Perforated eardrum.

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ruptured-eardrum/manage/ptc-20266032.

  • Perforated eardrum.

http://www.nhs.uk/Conditions/Perforated-eardrum/Pages/Introduction.aspx .

Từ khóa » Chọc Thủng Màng Nhĩ Có Chảy Máu Không