Những điều Cần Biết Về Bệnh Chắp Lẹo - FAMILY HOSPITAL
Có thể bạn quan tâm
1. Lẹo là gì? – Lẹo là chứng viêm cấp tính do nhiễm trùng ở mi mắt gây nên bởi tụ cầu khuẩn. Lẹo thường xuất hiện sát bờ mi khiến mi mắt sưng đỏ, ngứa và đau nhức. Tại chỗ đau có khối mủ đỏ sưng lên giống như mụn nhọt hay u nhỏ. – Lẹo sẽ xẹp sau khi vỡ mủ nhưng về sau có thể tái xuất hiện ở vị trí khác trên mắt. – Có hai loại lẹo: + Lẹo ngoài mi mắt: Lẹo mọc bên ngoài bờ mi, hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến bã quanh chân lông mi (tuyến Zeis) + Lẹo trong mi mắt: Lẹo mọc bên trong bờ mi. Hầu hết do nhiễm trùng từ tuyến tiết bã nhờn ra mi mắt (tuyến Meibomian).
2. Chắp là gì? Chắp là chứng sưng phù trên mi mắt. Khác với lẹo hình thành do viêm nhiễm, chắp hình thành do tắc nghẽn tuyến dầu trên mi mắt. Chỗ bị chắp nếu sưng quá to có thể khiến mắt bị mờ. Thông thường, chắp sưng trên mắt từ 2 – 8 tuần, ít khi có trường hợp lâu hơn. Chắp dễ bị nhầm với lẹo, nhưng chắp thường sưng to hơn lẹo và ít đau hơn nhiều, thậm chí không đau.
3. Các triệu chứng thường gặp khi bị lẹo là gì? – Thường tạo thành nốt sưng đỏ và đau vừa phải ở giữa mi mắt. – Có cảm giác cộm như có sạn trong mắt. – Nhạy cảm với ánh sáng. – Chảy nước mắt và rỉ dịch.
4. Các triệu chứng thường gặp khi bị chắp là gì? – Chắp sưng to hơn lẹo nhưng thường ít đau và có thể là không đau. – Đôi khi chắp có thể sưng to đến mức trông như một khối u lớn che hết tầm nhìn của mắt.
5. Nếu không điều trị chắp và lẹo sẽ để lại các biến chứng gì? Chắp và lẹo khi vỡ mủ sẽ gây sẹo xấu trên mi mắt và gây viêm sang mi mắt và hốc mắt.
6. Điều trị chắp/ lẹo như thế nào? – Nội khoa: Kháng sinh, kháng viêm toàn thân và tại chỗ khi đang trong tình trạng viêm cấp, ít mủ hoặc tình trạng viêm lan tỏa. – Ngoại khoa: Tiến hành xẻ chắp lẹo khi giảm hoặc hết viêm, tụ mủ nhiều.
7. Thời gian điều trị chắp/ lẹo là bao lâu? – Nội khoa: Từ 7 – 10 ngày. – Ngoại khoa: Từ 3 – 5 ngày.
8. Phòng ngừa chắp/ lẹo bằng cách nào? – Điều trị viêm bờ mi, khô mắt. – Chườm nóng: Dùng khăn sạch hoặc bông tẩy trang nhúng vào nước ấm hoặc nước muối ấm và masage bờ mi. Đặt lên mi mắt khoảng 10 – 15 phút, mỗi ngày 2 đến 3 lần. Độ ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm tắc nghẽn ở tuyến dầu trên mi mắt. – Rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào vùng mắt. – Không dụi mắt. – Đeo kính mát khi ra đường, dọn dẹp nhà cửa hoặc lao động. – Tránh đến nơi ô nhiễm không khí nặng. – Không trang điểm vùng mi mắt, nếu trang điểm cần tẩy trang sạch sẽ hằng ngày, thay mascara ít nhất 6 tháng/ lần. – Khăn mặt đồ trang điểm cần được dùng riêng để giữ vệ sinh. – Tránh ăn đồ cay nóng, bánh ngọt, nước ngọt có gas… – Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, C, E…
9. Những điều cần biết trước khi điều trị là gì? Chắp và lẹo là các chứng viêm sưng không lây nhiễm thường gặp ở mi mắt, nếu không điều trị sẽ để lại những biến chứng nặng nề.
10. Những điều cần biết trong khi điều trị là gì? Điều trị chắp/ lẹo cần phải tuân thủ theo dặn dò của bác sĩ, dùng thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn.
11. Những điều cần biết sau khi điều trị là gì? Chắp/ lẹo điều trị xong có thể tái phát lại nhưng ở vị trí khác do ở mắt có hơn 40 tuyến bờ mi, nếu bít tắc ở vị trí nào sẽ gây lẹo ở vị trí đó. Vì vậy để phòng ngừa bệnh cần phải vệ sinh mi mắt sạch sẽ, không dụi mắt, chườm ấm mi mắt buổi tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt giai đoạn đầu khi mới xuất hiện triệu chứng của chắp/ lẹo nên tích cực chườm ấm.
12. Thủ thuật xẻ chắp/ lẹo được thực hiện như thế nào? Bệnh nhân cần lưu ý gì trước trong và sau xẻ chắp/ lẹo? – Trước thủ thuật: + Bệnh nhân được nhỏ tê và trước khi xẻ bác sĩ sẽ tiêm tê tại chỗ nên không có cảm giác đau đớn khi thực hiện thủ thuật. – Trong thủ thuật: + Trong quá trình bác sĩ thực hiện thủ thuật, đặc biệt là khi gây tê không được tự ý di chuyển đầu và tay lên vùng mắt. – Sau thủ thuật: + Bệnh nhân sẽ đau nhẹ vùng xẻ ở mắt sau khi xẻ 15 phút. Bệnh nhân được tra thuốc mỡ kháng sinh và băng ép mắt trong vòng 2 tiếng, sau đó có thể bỏ băng che và sinh hoạt bình thường. + Giữ mắt sạch và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. + Không dụi mắt. + Tái khám sau 5 ngày hoặc sớm hơn nếu mắt sưng đau nhiều hoặc chảy máu để được bác sĩ kiểm tra xử lý.
Từ khóa » Chích Lẹo Mắt Có để Lại Sẹo Không
-
Chích Lẹo Mắt Có để Lại Sẹo Không, AloBacsi?
-
Lẹo Mắt Có để Lại Sẹo Không?
-
Bị Lẹo Mắt Có De Lại Sẹo Không?
-
Phải Làm Gì Khi Lẹo Mắt Bị Chai? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị.
-
Vết Chích Chắp Mắt Bên Ngoài Có để Lại Sẹo? - AloBacsi
-
Điều Trị Chắp Lẹo - Bệnh Viện Mắt Trung ương
-
Top 15 Chích Lẹo Mắt Có để Lại Sẹo Không
-
Lưu ý Cách Chăm Sóc Mắt Khi Bị Chắp Và Lẹo
-
Lẹo Mắt Bị Chai, Phải Làm Sao? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bí Quyết Chữa Bị Lên Lẹo ở Mắt Không để Lại Sẹo Nhanh Khỏi Nhất
-
Bị Lên Chắp Và Lẹo ở Mắt: Áp Dụng Những Cách Sau để Không Bị Sẹo ...
-
Bệnh Chắp - Lẹo Mắt - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Lẹo Mắt Có Tự Khỏi Không? Bao Giờ Mới Hết? - Eskar
-
Cách Chữa Lẹo Mắt Thần Tốc Tại Nhà Không để Lại Sẹo